More

    Bài nhạc ấn tượng: “The Story Of O.J” – Jay Z

    “The Story Of O.J”, ca khúc được rút ra từ tuyệt phẩm ‘4:44’ của Jay-Z, và cũng là một trong những bài hát gây ra nhiều tranh cãi nhất của anh, dựa vào phần MV và những gì anh phản ánh trong lời nhạc.

    Trước hết, tiêu đề bài nhạc là ám chỉ O.J Simpson, một cầu thủ NFL da màu với sự nghiệp lẫy lừng trước khi bị dính vào nghi án rằng anh đã hạ sát vợ cũ là Nicole Brown Simpson và bạn trai cô là Ron Goldman. Đây là một trong những phiên tòa được chú ý rất lớn, phần lớn nhờ vào tên tuổi của O.J và những vấn đề liên quan đến màu da được đưa vào phiên tòa.

    Bài hát có phần beat sử dụng sample từ bài ‘Four Women’ của danh ca Nina Simone, kể về những khó khăn trong cuộc sống mà bốn người phụ nữ da màu với tông màu da khác nhau. Phần sample này cũng sẽ gây ấn tượng mạnh với người nghe, khi mà producer No I.D đã cắt những tiếng piano và từng phân đoạn của Nina Simone để tạo nên một âm thanh ám ảnh và ma mị, đồng thời tôn lên chủ đề chính của bài hát lần này, màu da, sự phân biệt đối xử.

    Ở đoạn hook, Jay-Z cho rằng, dù bạn là có một người da màu với làn da màu nhạt hay đậm, sống thật hay giải dối, giàu có hay nghèo nàn, làm việc ngoài đồng hay trong nhà thì vẫn sẽ bị phân biệt đối xử bởi xã hội. Đó cũng là cách mà họ “dán nhãn” lên những người da màu và đặt cho họ một cái mác thay vì những gì họ làm được cho xã hội. Ở phần Interlude cũng có một câu nói thú vị: “I’m not black, I’m O.J”. Trong phiên tòa đã kể trên, có vẻ O.J đã nói câu này để thể hiện rằng anh muốn được xét xử như những người bình thường, không chỉ vì màu da của anh, và sau đó là câu nói “Okay” nhạt nhòa, thể hiện rằng người da màu sẽ luôn bị đối xử vì màu da, mặc cho những gì họ nói và làm.

    Qua verse 1, Hov bắt đầu liệt kê hai loại người da màu thường thấy ở thời kỳ nô lệ. Một là những người làm việc trong nhà, thân cận với người chủ da trắng của họ, còn những người phải làm việc ngoài đồng, nhặt bông thì căm ghét người chủ và luôn muốn trốn thoát. Jay-Z tự tách mình ra khỏi những người có tư duy của nô lệ da màu làm việc trong nhà, anh muốn là một hustler nơi góc phố (quá khứ của anh). Jay-Z tiếp tục nhắc đến việc anh khuyên những tay dealer thay vì chết ở đầu đường xó chợ thì dùng tiền đó để mua lại khu phố. Jay-Z trở nên thành công vì anh có đầu óc của một doanh nhân. Anh nói rằng anh đã từng dùng tiền để mua xe, thứ sẽ giảm dần giá trị theo thời gian. Đáng ra anh có thể mua DUMBO aka Down Under the Manhattan Bridge Overpass, một khu phố ở Brooklyn. Jay-Z thấy mình cả tin và ngu ngốc vì đã không dành số tiền đó để đầu tư vào bất động sản và thu lợi nhuận.

    Tiếp đó, Jay-Z kháy nhẹ các thói quen vứt tiền ở vũ trường và động tác cầm xấp tiền đặt lên tai mà ta thường thấy các rapper làm để flex, thay vào đó, hãy dùng tiền để đầu tư, đó là cách mà người Do Thái thành công trong những thương vụ, vì họ nắm được dòng chảy của đồng tiền. Từ khi trở nên thành công, Jay-Z hiếm có bài hát nào mà không nhắc đến tranh vẽ, và The Story Of O.J cũng không ngoại lê. Anh flex về việc những bức tranh mà mình mua càng tăng giá theo thời gian. Đồng thời, Jay-Z còn tâng bốc rằng mình đang bán lại một gia tài âm nhạc triệu đô với giá 9.99 đô (có thể là đang nhắc đến giá đăng ký của Tidal). Jay-Z cảm nhận rằng luôn có một sự mất kết nối giữa anh với những rapper trẻ ở cách họ sử dụng tiền và hustle.

    Lắng nghe “The Story of O.J” tại đây:

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây