More

    Cảm nhận về ‘Văn Hóa Hip Hop’ (rap)

    Đối với bất kỳ ai trong số các bạn đang theo dõi các bài viết trên Gangs World, chắc có lẽ cũng nhận ra tôi đã từng viết rất nhiều về các ảnh hưởng của Hip Hop trên các khía cạnh khác nhau trong văn hóa đại chúng. Và hôm nay, lại một lần nữa tôi xin tiếp tục loạt bài viết này.

    Để bắt đầu, tôi đang có một vấn đề bức xúc mà tôi đã suy nghĩ về nó, nên có lẽ về content bài này sẽ cùng chủ đề với loạt bài viết trước. Nhưng lần này tôi sẽ nhấn mạnh nhiều hơn.

    Là một người luôn quan sát, theo đuổi chủ nghĩa Hip Hop thuần túy nhất. Thứ tôi muốn nhắc đến ở đây những ngày mà Public Enemy dưới sự dẫn dắt của Chuck D bùng nổ trên sân khấu, với ca từ khiến cho giới trẻ phải ‘sực tỉnh’ và nhận ra những tệ nạn đang kiểm soát cá xã hội, nơi họ đang sống.
    Tôi đang nói về những ngày tỏa sáng của Boogie Down Productions nơi KRS-One giành được danh hiệu “teacha”. KRS đã tạo nên những buổi dạy lịch sử thực sự thông qua mỗi tác phẩm của mình, những cuộc chiến giành quyền lợi sắc tộc cho người da màu.
    Còn với Native Tongue thì khuyến khích trẻ em hãy luôn là chính mình, và hãy tự khám phá ra con đường mà họ nên đi. Thậm chí ngay cả những nhóm “tai tiếng” hơn như NWA hay The Geto Boys, họ đã tạo nên những con track mang bản chất chính trị, với những bài như “Fuck The Police”, “Fuck A War”, và chắc chắn hiện nay nó liên quan đến cuộc sống của mỗi người hơn bao giờ hết.

    Những sản phẩm từ những tổ chức tôi liệt kê phía trên đã cung cấp cho người nghe sự hiểu biết về hoàn cảnh hiện tại, và lịch sử người da màu cùng các chủng tộc khác

    Và điều tuyệt vời nhất họ đã làm được chính là vào thập niên 80s, 90s, rất nhiều thanh thiếu niên da trắng đã xuất hiện tại show diễn của “Public Enemy” và quẩy hết mình như những người da đen.
    Bạn có có vì sao nó lại đặc biệt không? Vì khoảng thời gian đó Rap/Hip Hop chưa hề được công nhận, nhất là ở những người da trắng. Nhưng P.E đã làm được điều đó, một sự kết nối vô cùng rộng lớn, bằng ca từ của họ

    Public Enemy biểu diễn vào năm 2000

    Nếu ai đã xem đến đây thì xin đừng hiểu nhầm ý tôi. Tôi không nói rằng mọi ca khúc Hip Hop phải mang nặng màu sắc, bản chất chính trị, hay những ca từ phải tích cực. Đôi khi tôi cũng rất thích những câu chuyện quá khứ đầy bạo lực của Pimpin, và lyrics ám ảnh đầy ma mị của 2 Live Crew.

    Trong bài này tôi cũng không hề có ý định dè bỉu, hay mỉa mai những rappers mainstream, nếu các bạn theo dõi Gangs World đủ lâu chắc chắn bạn đã xem qua bài viết tôi nói rằng mainstream chính là con đường nhanh nhất để mang Hip Hop đến cho giới trẻ. Còn điều tôi muốn nhấn mạnh ở bài viết này là hiện tại “đa số” các ca khúc nhạc rap đều chỉ xoay quanh những chủ đề về tiệc tùng, tệ nạn, bạo lực, giết người, và điều tôi cảm thấy khó chịu nhất là xem thường phụ nữ.

    Thật sự tôi luôn ghét phải thừa nhận thực tế rằng rap đang là thứ âm nhạc giải trí hàng đầu và đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhất. Nhưng hầu hết nhạc rap mainstream hiện nay đều quảng bá cho hình ảnh, thông điệp vô cùng tiêu cực, và âm nhạc tích cực thì lại không có ánh sáng trên sân khấu.

    Điển hình như rất nhiều năm về trước, đài truyền hình BET đã cấm phát sóng những video âm nhạc của Little Brother, Public Enemy và De La Soul với lý do không phù hợp với giới trẻ. Lúc được điều này trên internet, tôi liền có suy nghĩ, cái quái gì đang xảy ra vậy?. Album thứ 3 của P.E với tựa đề Fear Of A Black Planet (Nỗi sợ hãi của hành tinh Đen), với ca khúc “Who Stole The Soul?”(Ai đã lấy cắp linh hồn), Public Enemy đã nổ lực phản đối những kẻ đã và đang ăn cắp, thay đổi nền văn hóa của người Mỹ gốc Phi. Vì sao họ lại cấm phát sóng những ca khúc này? Phải chăng chính họ là người đã cướp đi linh hồn của Hip Hop?

    Vậy Hip Hop là gì? Bạn có bao giờ tự hỏi chính mình chưa? Đây chắc hẳn là một câu hỏi mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều hoài nghi. Vì sao? Chỉ đơn giản vì nó vô hình, không có tính đối tượng. Chẳng ai có thể nhìn vào văn hóa và nói rằng “tôi biết nó là gì”, hay nói chính xác hơn bạn không thể ăn một miếng Pizza rồi lại tự bảo mình là một chuyên gia về văn hóa Ý. Không phải bạn tham dự một show nhạc rap thì bạn đã là Hip Hop, hay bạn cầm cây micro và đọc vài câu rap thì bạn đã là Hip Hop, ở đây để biết về nó thì tôi nghĩ chúng ta cần phải cảm nhận bằng trái tim lẫn khối óc

    Ôi nghe sao có vẻ hơi khó khăn, cồng kềnh, rắc rối quá nhỉ? Nhưng thật sự nó hơi bị đơn giản đấy, với quan điểm của tôi, bạn không cần phải gồng mình để tỏ ra cool ngầu, tỏ ra swag, hay tỏ ra bạn như là một thanh niên Mỹ Đen thì bạn mới là Hip Hop. Hãy khiến nó đơn giản, dễ thở và thoải mái nhất đối với bạn (xin lỗi vì line này có thể sẽ đụng chạm một số bạn thật sự đang theo đuổi style này)

    Bên cạnh đó, tôi cũng đã từng thấy vô số bình luận, cho rằng: “Hip Hop được sinh ra từ tiệc tùng, từ những cuộc chơi của người da Đen. Chẳng lẽ đó không phải là real Hip Hop?”
    Hoặc như thế này: “Hip Hop là sự tự do, những rapper chuyên rap về tiền, thuốc, và gái đó là do đấy là những việc họ thấy hàng ngày, và họ kể những câu chuyện về nó, rap về nó, real rap”

    Vâng, những cái các bạn nói không hề sai. Nhưng những điều như vậy không thể trở thành một phần của cái gọi là “văn hóa” được. Các bạn có hiểu 2 từ văn hóa không? Là một khía cạnh phi vật chất của xã hội, là những tư tưởng có giá trị được đúc kết rồi tạo thành.
    Về nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa, nó được bắt nguồn từ tiếng Latin, “Cultus” mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là trồng người, “sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người”. Theo nhà triết học người Anh Thomas Hobbes: “Lao động cho đất gọi là sự gieo trồng, còn dạy dỗ trẻ em chúng ta sẽ gọi là gieo trồng tinh thần”. Vậy những thứ mà các bạn vừa nêu ở trên liện nó có phải là một phần của văn hóa? Với tôi, với cá nhân tôi những điều bạn đã nói phía trên chắc chắn là nhạc Rap, một thể loại nhạc không hơn không kém, còn nếu bạn nói nó đó là Hip Hop thì tôi không dám chắc.

    Còn việc Hip Hop đầu tiên được sinh ra từ những bữa tiệc của người Mỹ, da Đen? Tôi sẽ giải thích. Chúng ta đều biết rằng ngày sinh nhật của Hip Hop, ngày đầu tiên của Hip Hop chính là buổi tiệc sinh nhật của em gái DJ Kool Herc, ngày 11 tháng 8 năm 1973. Vâng, đó vẫn là một ngày đáng nhớ trong lịch sử Hip Hop, nhưng đối với ‘Amen Ra của Hip Hop‘, ‘cha đỡ đầu’ của một nền văn hóa, leader của Universal Zulu Nation, một DJ, MC, và cũng là một producer, “Afrika Bambaataa”, ông lại tuyên bố ngày sinh nhật của Hip Hop chính xác hơn là một ngày khác?
    Tại vì sao lại như vậy? Theo như Bambaataa giải thích:

    “Chà, sinh nhật của Hip Hop. Chắc chắn bữa tiệc Hip Hop đầu tiên là của DJ Kool Herc, vào năm 1973, nhưng thời điểm đó nó không hề có tên gọi Hip Hop, nó không hề có một cái tên nào cả. Cho đến ngày 12 tháng 11 năm 1974, là khi chúng tôi quyết định gọi toàn bộ những bộ điều này là Hip Hop. Với tôi, Hip Hop thậm chí còn đi xa hơn thế, nghĩa là ngoài những yếu tố như b-boy, b-girls, MCs, graffiti artist, DJs, thì yếu tố thứ năm chính thứ tạo nên sự đặc biệt cho nền văn hóa này. “Knowledge, culture và overstandin”. Theo: nardwuar.com (buổi trò chuyện của Nardwuar và Afrika Bambaataa)

    Afrika Bambaataa

    Để hiểu rõ hơn về câu nói trên của AB, DMC, thành viên từ bộ 3 huyền thoại RUN-DMC từng nói trong một buổi phỏng vấn rằng:

    “Khi bạo lực gia tăng, Hip Hop được tạo ra vì mọi người đang tự chém giết nhau, hàng ngày, hàng giờ, những cuộc chiến vô nghĩa không bao giờ có hồi kết. Để rồi lúc đó, Zulu Nation phải hét lên ‘hãy dừng lại đi nào mọi người’. Và đó chính là khi Hip Hop được sinh ra”

    Để nói thêm về thứ làm nên điều tuyệt vời cho Hip Hop, chúng ta có thể nhắc đến Conscious Hip Hop. Một trường phái của Rap/Hip Hop với những thông điệp để làm thức tỉnh người khác, nó tương tự như giáo dục, giáo dục từ trong tâm trí, họ tạo nên tri thức cho người nghe, khiến họ luôn phải đặt câu hỏi đâu là đúng và đâu là sai. Những nghệ sĩ Conscious, ca từ của họ đậm chất thơ ca và còn thiên cả về triết học. Và dĩ nhiên khi nhắc đến triết học thì sẽ khó tiếp cận những người nghe nhạc trẻ tuổi, khó nghe ở đây là cách họ truyền đạt, họ sẽ không đi thẳng vào vấn đề, mà ở đây là họ mổ xẻ, đặt câu hỏi trước những vấn đề xã hội, để rồi khiến người thưởng nhạc phải tự suy nghĩ và tự cho mình câu trả lời. Chính vì điều đó, đáng buồn hơn hết họ luôn thua cuộc trong hầu hết các bảng xếp hạng so với những nghệ sĩ mang màu nhạc tiệc tùng.

    Thậm chí vài năm về trước từng có những label mang danh “righteous underground” như Rawkus và Def Jux, nhưng do giới hạn người nghe nên cuối cùng những tổ chức như thế này cũng không thể duy trì được quá lâu, một sự mất mát đối với hầu hết những người yêu thể loại này, điều này đã khiến việc tiếp cận Conscious Rap ở giới trẻ càng ngày càng hạn chế nay lại càng khó hơn rất nhiều.


    Chốt ở đây, tôi không dám khẳng định văn hóa HipHop là phải this phải that như thế nào? Tôi không thể biết, và tôi không ép bất cứ ai phải nghe theo. NHƯNG, có một điều tôi biết rằng, VĂN HÓA, là được tạo nên bởi sự tích cực cho tinh thần, và tư duy người nghe. Tất cả, tất cả đều phải do các bạn tự suy nghĩ và cảm nhận

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây