Trang chủ Deep Cut Cùng nhau ngắm nhìn lại “To Pimp A Butterfly” của Kendrick Lamar...

Cùng nhau ngắm nhìn lại “To Pimp A Butterfly” của Kendrick Lamar (phần I)

0

Vào ngày 16 tháng 03 năm 2015, Kendrick Lamar đã cho ra mắt một trong những album Rap/Hip-Hop được coi là có tầm ảnh hưởng cũng như xuất sắc nhất mọi thời đại mang tên “TO PIMP A BUTTERFLY” sau 05 năm chuẩn bị.

Album này là sự hòa quyện của Hip-Hop vào rất nhiều dòng nhạc bao gồm Jazz, Blues, Funk, Rock, etc. cùng lượng kiến thức khổng lồ từ mọi lĩnh vực và hôm nay tôi sẽ phân tích từng track trong album này để mọi người hiểu được những gì K-Dot truyền tải.

© The Vinyl Factory, Kendrick Lamar, To Pimp A Butterfly record sleeve, Photography Michael Wilkin

Bài viết này có sử dụng tư liệu từ loạt bài phân tích của Dissect Podcast & Genius và bài viết của Thu Minh & page Ngyn cũng như những bài viết trước trong group. Đây là một album rất nhiều lớp nghĩa và thực sự khá khó để phân tích toàn bộ nên nếu có gì thiếu sót mọi người thông cảm & bổ sung cho tôi nhé.

I-THE CATERPILLAR/CON SÂU BƯỚM:

Phần đầu tiên của album là góc nhìn của Kendrick Lamar dưới dạng của một “chú bướm” đã trưởng thành và thoát khỏi cái kén Compton, nhìn lại những con “sâu bướm” hay ở đây là những người từ Compton, khi họ tự tay phá hủy ‘cái kén’ hay chính là Compton, môi trường sống của chính bản thân họ.

Sau khi nhìn thấy cách mà thế giới hắt hủi “sâu bướm” nhưng lại khen ngợi “chú bướm” K-Dot, họ bắt đầu tìm cách trục lợi từ anh và không chỉ mình họ muốn điều đó mà cả giới âm nhạc cùng chính quyền cũng muốn ‘vắt sữa’ K-Dot.

  • Track 01 – Wesley’s Theory (feat. George Clinton & Thundercat):

“When I get signed, homie, Imma act a fool
Hit the dance floor, strobe lights in the room
Snatch your little secretary bitch for the homies
Blue-eyed devil with a fat-ass monkey
Imma buy a brand new Caddy on vogues
Chunk the hood up, two times, deuce-four”

Trong verse 01, Kendrick Lamar đưa ra bối cảnh của album, đó là sau thành công của ‘good kid, m.A.Ad city’, thứ giúp anh trở nên nổi tiếng và trở thành chú bướm. Anh đã chỉ trích sự ích kỉ của những người da màu nổi tiếng khi họ chỉ biết hưởng thụ chứ không hề quay lại giúp đỡ các khu ổ chuột, nơi mà họ đã lớn lên.

Đây cũng là một cạm bẫy mà nhiều người mắc phải khi được kí hợp đồng họ thường quên hết những mục tiêu đặt ra khi còn chưa nổi tiếng, mà thay vì đó chạy theo những ham muốn và bị trục lợi bởi chính những công ty họ đã kí hợp đồng.

‘What you want you? A house or a car?
Forty acres and a mule, a piano, a guitar?
Anything, see, my name is Uncle Sam, I’m your dog
Motherfucker, you can live at the mall’

Trong verse 02, K-Dot giới thiệu một trong những phản diện chính của album, đó là Uncle Sam hay sau đó là Lucy/Lucifer. Uncle Sam xuất hiện trong tấm poster nổi tiếng của James Montgomery Flagg năm 1917 mang tên I WANT YOU và album này Uncle Sam đại diện cho Chính phủ Mỹ.

Verse này thể hiện cám dỗ của Chính phủ Mỹ bằng vật chất & quyền lực để K-Dot mua càng nhiều đồ có giá trị để sau đó “Wesley Snipes your ass before 35”. Wesley Snipes là một diễn viên da màu bị cáo buộc trốn thuế thu nhập và đây cũng là chủ đề chính của track, đó là cạm bẫy thuế của Chính phủ đối với người nổi tiếng.

  • Track 02 – For Free? (Interlude):

Track thứ 02 tiếp tục xây dựng trên những gì track đầu tiên đã tạo sẵn, đó là sự bòn rút của các hãng thu âm. Mở đầu chính là giọng của Darlene Tibbs, tượng trưng cho cái nhìn của nước Mỹ về sự thành đạt của người da đen, đó là chỉ khi họ mang lại tiền tài và danh vọng nhằm thỏa mãn cô gái.

“This dick ain’t free”

Đây là thông điệp xuyên suốt track này khi K-Dot nhấn mạnh rằng mình sẽ không bị trục lợi và lợi dụng bởi bất kì phương tiện nào. Anh cũng thể hiện quan điểm trái chiều với một quan niệm rằng “Pussy costs money, but dick is free”.

Các “cô gái” như đã giải thích ở trên, nếu muốn sử dụng Kendrick thì phải tốn tiền và khi khái quát rộng ra thông điệp quan trọng nhất của K-Dot trong track này là sự ăn chặn của nước Mỹ trên xương máu của người da màu.

  • Track 03 – King Kunta:

Track thứ 03 chính là chủ đề chính trong phần đầu tiên của TO PIMP A BUTTERFLY và nó được thể hiện ngay trong đoạn hook:

“Bitch, where you when I was walkin’?
Now I run the game, got the whole world talkin’
King Kunta, everybody wanna cut the legs off him
Kunta, black man taking no losses, oh yeah”

Kunta Kinte là một nhân vật nô lệ giả tưởng trong bộ truyện Roots: The Saga of an American Family của Alex Haley. Kunta Kinte bị gia đình chủ nô chặt chân để tránh việc chạy thoát, giống như Kendrick Lamar đang bị lợi dụng để ngăn anh thoát khỏi Compton. Những người trước đây không quan tâm lại quay ra la liếm và trục lợi danh tiếng của anh.

K-Dot cũng kể lại quá trình leo lên trên đỉnh rap game giống như verse huyền thoại của anh trong ‘CONTROL’ cũng như phê phán việc ăn cắp chất xám và thiếu những sự đột phá trong rap game:

“Limo tinted with the gold plates
Straight from the bottom, this the belly of the beast
From a peasant to a prince to a motherfuckin’ king (Oh yeah)”

Cuối cùng, đó là câu đầu tiên trong bài thơ xuyên suốt album mà tôi sẽ phân tích trong các phần tiếp theo:

“I remember you was conflicted, misusing your influence”

Theo: Nguyễn Hải Long

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version