More

    J.Dilla & Nujabes – Luôn tiến về phía trước

    Liệu có ai biết được rằng, vào ngày 7 tháng 2 năm 1974, âm thanh của Hip-Hop đã được trao một món quà mà sau này là thứ sẽ truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ, và cả những người yêu thích thể loại này?

    Nujabes (tên thật: Seba Jun) Tokyo, Nhật Bản; và J-Dilla (tên thật: James Dewitt Yancey) Detroit, Hoa Kỳ. Sự thật cả hai hoàn toàn chẳng có mối liên hệ nào với nhau trong suốt thời gian họ sống, tuy nhiên trong vô thức những con người mang tâm hồn nghệ sĩ này vẫn có thể tạo ra những sản phẩm âm nhạc mang tính thẩm mỹ khá tương đồng. Cả hai đã bước chân vào phòng thí nghiệm, xắn tay áo lên – để rồi tạo ra một trong những phong cách âm nhạc vô cùng độc đáo khi kết hợp những samples bụi bặm, cùng những âm điệu cổ điển và cả hiện đại. Chắc chắn mỗi người trong chúng ta ai cũng đều kinh ngạc khi lắng nghe được các tác phẩm của họ, những con người được xưng tụng là các “Bố già của Lo-fi thời hiện đại”

    Về Nujabes, một trong những thứ khiến anh được mọi người biết đến nhiều nhất có lẽ là nhờ vào cách anh ấy tạo ra các bản hòa âm phối khí được sampling từ các giai điệu cổ điển mang âm hưởng hiphop, soul và jazz; thứ đã khiến cho các sản phẩm của anh đều mang một âm điệu rất chi là hoài cổ. Và có lẽ tất cả những người hâm mộ anime đều sẽ đều biết đến “Samurai Champloo” nhỉ? Well, Nujabes chính là người đã đóng góp nhiều nhất về phần nhạc cho bộ phim ấy, vậy nên nếu có thể – bạn hãy ngồi xuống và lắng nghe từng giai điệu được tạo tác bởi con người này nhé

    Như rapper Shing02 đã từng nói về âm nhạc của Nujabes: “Thông qua âm nhạc của mình , anh đã làm rung động con tim của rất nhiều người, thậm chí còn vượt xa cả những giấc mơ của anh ấy. Thật tiếc khi thế giới mất đi một tài năng độc nhất”

    Còn ở Dilla. Di sản của anh để lại là rất lớn và thật sự âm thanh của Jay Dee, kĩ thuật sử dụng chiếc máy MPC3000 làm beat của anh (đặc biệt là kĩ năng sử dụng kick drums off kilter và low end texture, được cảm hứng từ jazz) đến bây giờ nhiều producer vẫn còn phải học hỏi. Tôi biết Dilla qua beat “Fall in Love” của Slum Village và tới giờ vẫn còn nhớ cảm giác mò được video beats của J Dilla. Nó thật sự là một cảm giác vô cùng mới mẻ, và thú vị dù có nghe đi nghe lại đi nữa.

    Chắc chắc những điều tôi nói ở trên là không đủ, nhưng để nói rõ hơn về Nujabes và Dilla, thì cả hai chính là hình ảnh khắc họa rõ nét nhất cho thuật ngữ “Progressive Hip-Hop”. Vâng, bất cứ điều gì, công việc gì, thể loại nào (Rap/HipHop) tạo sự thay đổi, một bước tiến ‘về phía trước’ trong phong cách, không để bất cứ thứ gì hạn chế sự sáng tạo của bạn thì đó chính là Progressive HipHop. Theo nghĩa đó, cả hai huyền thoại này đều tiến bộ bởi vì họ đã vượt qua ranh giới của Hip-Hop, đó là ‘không giống ai’ vào thời điểm của họ (ít nhất là không ai mà chúng ta biết đến).

    Nujabes & J.Dilla (7/2) – Rest in beat, guys

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây