Kase 2, hay còn được biết đến với danh xưng “King of Style”, là người khởi xướng nên kỹ thuật phác họa “camouflage”, hay “computer rock” trong graffiti.
Mặc dù đã mất một tay và một chân trong một tai nạn, nhưng Kase 2 đã cùng với đội của mình là ‘The Fantastic Partners’ (một nhóm graffiti của Bronx) đã thực hiện hàng trăm bức vẽ trên các toa tàu hỏa trong suốt thập niên 70 và đầu thập niên 80. Và rất nhiều tác phẩm của ông đã được xuất hiện trong bộ phim ‘Style Wars’ ra mắt năm 1983 do Tony Silver và nhiếp ảnh gia graffiti quá cố Henry Chalfant đồng sản xuất
Và trong những thời gian đầu, để thực hiện một tác phẩm Graffiti không hề dễ dàng như bây giờ. Nơi họ chọn thường là những toa tàu hỏa, vì họ quan niệm rằng, khi vẽ trên đó thì lúc những đoàn tàu chạy thì sẽ có nhiều người nhất có thể trông thấy các tác phẩm của mình. Nhưng vẽ trên tàu hỏa thì không phải là một công việc dễ dàng gì, vì bản chất của nó là “bất hợp pháp”, cái bạn sẽ cần đầu tiên phải là một cái đầu lạnh, một niềm đam mê to lớn, vì nó sẽ giúp cho trái tim bạn không sợ hãi khi bị cảnh sát bao vây. Bên cạnh đó là mỗi nghệ sĩ cần phải đòi hỏi thể lực nhất định, vì khi bị bị vây thì dĩ nhiên là phải chạy nhỉ … lol, đùa thôi nhé, nhưng tôi nghĩ đây cũng một phần là đúng.
Nhưng cái cần thể lực theo như tôi xem trên các bài phỏng vấn thì họ bảo rất cần thiết, vì vẽ trên các toa tàu không hề dễ dàng như mọi người nghĩ. Họ phải giằng mình, vươn mình lên giữa hai đoàn tàu song song nhau, để hai tay có thể tự do phun sơn. Đôi khi, họ còn phải đánh đu, gồng mình trên cửa sổ để thực hiện nó bằng một tay
Vậy bạn nghĩ Kase 2 ‘King of Style’ sẽ như thế nào, ông mất một tay, một chân nhưng vẫn có thể tạo nên những tác phẩm cực kỳ sáng tạo. Ông đã phát triển phong cách graffiti của riêng mình, cái mà ông gọi là ‘computer rock’?
Và huyền thoại ‘King Style’ đã ra đi vào ngày 14 tháng 8 năm 2011 sau một thời gian dài chống chịu với căn bệnh u thư quái ác. Cũng giống như cái chết của hầu hết các nghệ sĩ graffiti khác, chẳng hạn như ODin, Fade, hay Poke. Mọi người có thể thấy hàng trăm tác phẩm của họ trên khắp New York thời bấy giờ, tác động của họ trong nền văn hóa này là cực kỳ to lớn, nhưng đáng buồn là họ chẳng bao giờ được truyền thông chú ý đến so với những nghệ sĩ của những yếu tố khác của HipHop.
Nay đã là năm 2022, nhưng chắc chắn đối với một số người, họ vẫn còn một cái nhìn không mấy tốt đẹp dành cho thứ nghệ thuật đường phố này, họ vẫn gọi đây là hành động phá hoại nơi công cộng. Nhưng dù thế giới nghệ thuật có thích, hay thừa nhận nó hay không, thì giờ đây graffiti đã đã trở thành một thành phần cực kỳ quan trọng trong văn hóa/nghệ thuật của sự tự do. Họ là những người tiên phong trong một phong trào, những người định hình nên văn hóa, và họ đáng được chúng ta nhớ đến như một huyền thoại.