More

    Ngành thời trang và văn hóa Hip-Hop có mối quan hệ như thế nào?

    Hip-Hop là một văn hóa với 4 yếu tố chính : Graffiti, Breakdance, DJ và Rap. Thoạt đầu, những yếu tố này nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến ngành công nghiệp thời trang, nhưng theo thời gian thì chúng dần dà trở nên gắn bó với nhau hơn bao giờ hết.

    Vậy Hip-Hop và Thời trang có liên hệ gì với nhau ? Hãy cùng mình đi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé !

    Beastie Boys vs. Run DMC

    Ở những năm đầu, những dân chơi Hip-Hop luôn muốn đặt vấn đề chuyên môn lên hàng đầu, phát triển nó trước khi quan tâm đến những thứ bên lề. Bởi vậy nên họ thường mặc những bộ đồ mà bản thân thấy tự tin, ‘chất chơi’ nhất để thể hiện bản thân, và những món đồ như vậy thường có mức giá khá phải chăng, dễ tiếp cận dù có ở tầng lớp nào đi chăng nữa. Quần thụng, áo phông, và một sneaker vô hình chung lại trở thành hình ảnh quen thuộc trong văn hóa này. Với các “Hip-Hop thủ”, một bộ outfit như vậy thể hiện được độ ngầu và góp phần làm tăng sự tự tin thể hiện bản thân cho họ.

    Một số thương hiệu giày thể thao được sử dụng rộng rãi trong giới vào thời kỳ này là là Converse Chuck Taylor All-Stars, Adidas Superstars, Puma và Pro-Keds. Cuối thập niên 80s, Converse là dòng giày rất được ưa chuộng đối với những thành viên thuộc các băng đảng giang hồ. Bước sang những năm 90s, với sự bùng nổ của thể loại gangsta rap, Chuck Taylor ngày càng khẳng định thêm vị thế vững chắc của mình đối với nền văn hoá hip hop giai đoạn này: Snoop Dogg, Ice Cube, Xzbit, WC… đều “giang hồ hoá” hình ảnh của họ thông qua mẫu Converse đen trắng kinh điển. Tuy rằng, công nghệ ngày càng phát triển dẫn tới việc chi phí giày càng đắt đỏ, nhưng đâu đó trong Hip-Hop vẫn còn hiện hữu hình ảnh đôi Converse, tạo cảm giác hoài niệm về một thời hoàng kim.

    Vào cuối nhưng năm 1980, khi những cuộc đấu tranh của người da đen đang ở giai đoạn bùng nổ mãnh liệt, kéo theo đó là những ảnh hưởng của Chủ nghĩa dân tộc Da đen (Black Nationalism) vào văn hóa Hip-Hop – thứ vốn cũng từ người da đen mà sinh ra. Những bộ trang phục truyền thống của người Châu Phi được đề cao hơn trong công cuộc đấu tranh, và cả nghệ thuật cũng vậy.

    Hip-Hop vốn rộng lớn, phong phú và cũng không kém phần quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người. Vậy nên phong cách ăn mặc của các rapper cũng truyền cảm hứng rất nhiều cho ngành thời trang. Thuật ngữ “Hip-Hop Clothing” cũng vì thế mà ra đời và trở thành phong cách trưng diện tạo ảnh hưởng lớn đến giới trẻ tại New York, rồi từ đó lan ra nhiều nơi khác. Từ cách ‘lên đồ’ mỗi người thể hiện cho tới bộ tóc Dreadlocks phổ biến của người Mỹ gốc Phi, tất cả đã tạo nên một phong cách ngầu chưa từng có, rất bụi bặm và phong trần, phóng khoáng đến kì lại. Không chỉ tại Châu Mỹ và Châu Âu. Phong cách này dần dần được truyền đến tận Lục địa già của thế giới : Châu Á. Tại Việt Nam thì là vào những năm 90s khi Hip-Hop mới được du nhập vào nhờ công của những Việt Kiều Mỹ.

    Biggie Small

    Thế kỉ 21 vừa bắt đầu thì cũng là lúc thời trang Hip-Hop chuyển mình theo hướng sang trọng hơn. Các rapper bắt đầu có xu hướng khoác lên mình những bộ cánh đến từ các thương hiệu thời trang cao cấp như : Gucci, Louis Vuitton, Christian Dior, … Các rapper bắt đầu đề cập đến những thương hiệu thời trang cao cấp trong bài nhạc của mình, tự tin diện chúng mỗi khi quay MV để thể hiện được sự sang chảnh mà họ luôn muốn trình làng với tất cả thế giới. Những nghệ sĩ Hip-Hop có vị trí ngày càng cao trong ngành thời trang cao cấp, họ có thể trở thành người mẫu hoặc chính là nhà sản xuất đứng đằng sau các công ty tỷ đô này. Ta có thể kể đến : A$AP Rocky x Dior, Virgil Abloh – nguyên founder của Off-White, là người đã từng thiết kế album cover cho Kanye West ; trở thành giám đốc nghệ thuật ngành thời trang nam cho Louis Vuitton

    Summerdayy
    Summerdayy
    Unrequited love

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây