More

    Quentin Tarantino – “Quái kiệt” của làng Hollywood

    Có lẽ không ngoa khi nói rằng, Quentin Tarantino chính là vị quái kiệt của Hollywood bây giờ. Xuyên suốt sự nghiệp đạo diễn trải dài 9 bộ phim kinh điển, Quentin đã để lại những dấu ấn đáng nhớ cho bộ môn nghệ thuật thứ 7.

    “Khi người ta hỏi tôi có đến trường dạy làm phim không, tôi nói là tôi chỉ đến rạp chiếu phim.”

    Quentin Tarantino

    Không qua một trường lớp bài bản nào, chính niềm đam mê về phim ảnh, và lượng kiến thức phim ảnh đồ sộ là người thầy lớn nhất của Quentin. Khoảng thời gian làm việc tại cửa hàng cho thuê phim đã đưa Quentin những kinh nghiệm quý báu không thể kiếm được qua sách vở hay lý thuyết. Ta vẫn thường thấy phim của vị “quái kiệt” này mang những khung cảnh quen thuộc từ những bộ phim kinh điển khác. Đơn cử là cảnh khi máu chảy ra bông hoa trắng từ ngực của gã chủ đồn điền của phim Django: Unchained, được lấy từ một bộ phim khác, tên là The Mercenary. Hay là bộ jumpsuit vàng mà cô dâu báo thù mặc, là từ bộ đồ huyền thoại mà Bruce Lee từng mặc, hoaejc có thể kể đến phân cảnh nhảy múa ở Jack Rabbit Slims là được lấy từ một cảnh khác của phim “8½”.

    “Tôi đã ăn cắp từ tất cả bộ phim trên thế giới. Những nghệ sĩ giỏi thì ăn cắp, chứ không nhất thiết phải tri ân.”

    Một phát biểu có lẽ sẽ gây ra nhiều ý kiến trái chiều của Quentin Tarantino, nhưng khi nhìn vào kho tàng phim ảnh của ông ấy, có lẽ ta cũng không nên thấy lạ. Những bộ phim của Quentin được lấy cảm hứng từ vô vàn thể loại khác nhau. Từ phim cao bồi viễn tây cho đến phim võ thuật hồng kông hay là cả phim gián điệp hai mang. Ông tìm thấy những cách làm hiệu quả để lồng ghép các thể loại ấy vào nhau một cách rất tự nhiên.

    “Những cuộc đối thoại tôi viết trong phim cũng chính là những cuộc đối thoại giữa tôi và bạn bè”

    Bạn nghĩ việc khả năng bạn thấy hai tên gangster đáng sợ tranh luận về massage chân trước khi đi làm nhiệm vụ là bao nhiêu? Hay có thể là một băng cướp chuẩn bị thực hiện vụ cướp kim cương lại ngồi nói chuyện về văn hóa boa tiền và ý nghĩa bài hát Lile A Virgin của Madonna?

    Đối thoại trong phim của Quentin Tarantino là một yếu tố quan trọng và là thương hiệu của ông. Quentin có thể dành hơn 15 phút đầu tiên để các nhân vật nói chuyện tục tỉu, tầm xàm với nhau để khiến họ chân thực hơn, “con người” hơn là những câu thoại sáo rỗng để đưa nội dung phim. Bọn họ châm chọc, cà khịa và bông đùa về đủ thứ trên đời, tạo nên một phong cách giới thiệu nhân vật rất khác, rất đặc trưng mà chỉ Quentin Tarantino có được

    Phân đoạn được cắt từ “Pulp Fiction”

    “Tôi sẽ bắt đầu chọn nhạc trước, rồi mới bắt đầu tìm thấy cái vibe của phim”

    Một điểm ấn tượng khác trong phim của Quentin Tarantino là phần âm nhạc được chọn lọc rất kỹ lưỡng và tinh tế. Những bản nhạc trong phim sẽ thường mang một tính nhất quán với tổng thể của phim, tạo được những mạch cảm xúc thú vị cho người xem, có thể kể đến phân cảnh Mr.Blonde cắt tai viên cảnh sát trên nền nhạc Stuck In The Middle With You, làm tăng thêm độ bệnh hoạn và biến thái của gã điên này. Soundtrack của Quentin là một thứ gì đấy mà mọi tín đồ của thập niên 70s và 80s nên thử nghe qua một lần.

    Một số bộ phim hay của Quentin mà bạn có thể dành chút thời gian rảnh rỗi mùa dịch để xem là Inglorious Basterds, Pulp Fiction, Django Unchained,……..

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây