More

    “Rap Đỏ”, mới nhưng cũ

    Đã bốn thập kỷ sau khi The Sugarhill Gang huyền thoại bước ra khỏi sân khấu âm nhạc tiệc tùng tại gia ở Bronx để vươn ra toàn cầu với The Message mang tính biểu tượng, thì giờ đây Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang biến thể các giai điệu này thành “những bản rap đỏ”.

    Háo hức tiếp cận với giới trẻ trong và ngoài nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giờ đây đang dần chấp nhận nhạc rap, mặc dù trước đây họ từng xem đây như một thể loại âm nhạc xấu xa vô đạo đức mang tính chia rẽ đầy bạo lực của phương Tây; như một cách để thúc đẩy quan điểm của thế giới về các vấn đề gây tranh cãi như chẳng có gì xảy ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn, Tây Tạng và gần đây nhất là COVID-19. 19.

    Sarah Cook, một chuyên gia phân tích về tự do truyền thông ở Trung Quốc và là một nhà nghiên cứu tại Freedom House, cho biết: “Quảng bá nhạc rap không chỉ giúp xây dựng hình ảnh rằng đảng rất tuyệt vời mà còn khuyến khích những người trẻ tuổi thể hiện chủ nghĩa dân tộc theo cách mà họ muốn”.

    “Rap là một hình thức tuyên truyền rất hiệu quả bởi vì nó hấp dẫn giới trẻ cùng giai điệu bắt tai có thể nghe đi nghe lại nhiều lần. Nếu điều gì đó được lặp đi lặp lại đủ thường xuyên, trong tiềm thức mọi người có thể bắt đầu tin rằng điều đó đúng ngay cả khi họ thực sự biết rằng điều đó ngớ ngẩn hoặc không đáng tin,” cô nói thêm.

    Hay Tony Chang, nam rapper 27 tuổi người Trung Quốc hiện đang sống ở Pháp cũng cho biết âm nhạc của anh nói về cuộc sống hàng ngày nhiều hơn. “Nhưng những bài hát đề cao lòng yêu nước và tình yêu quê hương sẽ giúp bạn có được các buổi biểu diễn và cơ hội thương mại,” anh ấy nói qua điện thoại và yêu cầu VOA Mandarin sử dụng nghệ danh vì sợ thu hút sự chú ý tại quê nhà.

    Trở lại vào năm 2016, “Con rồng đỏ này không hề xấu xa,” Chuckie đã rap, ám chỉ quê hương Trung Quốc của anh ấy, “nhưng đây là một nơi tuyệt vời.” Với hình ảnh là những chú gấu trúc đáng yêu cùng những người lính bước đi giương cao lá cờ Trung Quốc. MV với tựa đề bằng tiếng Anh, “This Is China” bắt đầu với sứ mệnh “khôi phục lại ấn tượng mà bạn có về đất nước của chúng tôi, Trung Quốc, nơi luôn bị nói xấu bởi các phương tiện truyền thông phương Tây”

    Chuckie, tên thật là Wang Zixin khẳng định: “Tôi muốn nói với người phương Tây rằng giới trẻ ở Trung Quốc không hề ngu ngốc,” anh nói với TIME. “Tất cả đều có hai mặt. Chỉ là một số vấn đề mà chúng tôi không thể được giải quyết ngay được. Tôi muốn thay đổi định kiến ​​của người phương Tây về chúng tôi.”

    Là một video âm nhạc được sản xuất với sự giúp đỡ bởi một studio do Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc điều hành. “This Is China” thực sự phù hợp với chiến dịch của đảng cầm quyền Trung Quốc nhằm xoa dịu hình ảnh của họ trong bối cảnh chỉ trích từ quốc tế bởi các chính sách đối ngoại cứng rắn cũng như vấn đề nhân quyền trong nước của Bắc Kinh.

    Quay sang ở một sản phẩm khác là “The Rap of Tibet”, là một MV tuyên truyền khác tại quốc gia tỷ dân được ra mắt vào mùa hè năm 202. Là một sản phẩm truyền thông của nhà nước Trung Quốc, MV này đã phát tán rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội phương Tây như Twitter, YouTube và Facebook với nội dung ca ngợi Bắc Kinh khi giành được quyền kiểm soát Tây Tạng ở Himalaya vào năm 1951; một nỗ lực cố gắng gây ảnh hưởng đến giới trẻ bên ngoài Đại Lục. Tuy nhiên, phía chính phủ Bắc Kinh lại chặn các khán giả trong nước của mình khỏi các nền tảng đó bằng ‘bức tường lửa vĩ đại’ của mình.

    Với phần điệp khúc gây tranh cãi – “Himalaya có đỉnh, Yarlung Tsangpo có nguồn, đã đến hồi kết cho những cay đắng mà người Tây Tạng phải chịu, đó là lúc ĐCSTQ bước vào”. Ca khúc này đã đề cập đến việc Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến vào Tây Tạng là “sự giải phóng của Tây Tạng”, trong khi Chính quyền Trung ương Tây Tạng lẫn một lượng lớn người dân tại đây lưu vong sang Ấn Độ gọi thì bị gọi là “những kẻ xâm lược”.

    Tiếp tục cũng sẽ là một vấn đề tại Tân Cương, Tây Tạng. Đó là khi cả Mỹ và E.U đều đã áp đặt các lệnh cấm vận lên Trung Quốc vì cách hành xử với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi vào năm 2021. Và giờ, khi những người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương đang là tâm điểm, thì nhiều công ty quốc tế cũng bắt đầu lên tiếng…. Đặc biệt là những thương hiệu may mặc trên thế giới
    Vì khu vực Tân Cương góp tới 85% sản lượng bông của Trung Quốc, 20% lượng bông cho thế giới, và rất có thể mọi loại bông từ Tân Cương đều dính tới lao động cưỡng bức.

    Và một trong những chính sách được đưa ra bởi chính quyền Trump liên quan tới Trung Quốc là cấm hẳn bông được sản xuất từ Tân Cương. Kết quả là một chuỗi cung ứng hàng tỷ đô la đã vỡ vụn sau một đêm, chỉ vì vấn đề nhân quyền

    Đó là một điều tốt cho thế giới. Nhưng không hề tốt cho đất nước tỷ dân Trung Quốc. Họ đang bị làm xấu về mặt hình ảnh, nhưng họ đã tìm ra giải pháp đó là, “Chủ Nghĩa Dân Tộc”. Truyền thông nhà nước đã xoay sở biến lệnh cấm bông Tân Cương thành lợi thế bằng cách lợi dụng chủ nghĩa dân tộc. Họ làm thế bằng cách tô vẽ việc từ chối, tẩy chay bông Tân Cương như phân biệt chủng tộc, lăng mạ toàn thể người dân Trung Quốc

    Từ đó, một cuộc thập tự chinh nổ ra, dẫn đầu bởi chính quyền nhà nước Trung Quốc. Trong đó, giới rapper thậm chí còn phát hành những ca khúc thóa mạ những nhãn hàng thời trang quốc tế, và điều này rất được chính quyền Trung Quốc hoan nghênh

    Được trích từ kênh Youtube “Trung Quốc không kiểm duyệt”

    Thậm chí họ còn có hẳn một bài diss dành cho những nhãn hàng thời trang này vì đã bịa đặt về việc “lao động cưỡng bức” trong khu vực, với phần lyrics cũng rất là này nọ: “quỷ nghĩ xung quanh có quỷ. Ca khúc này đã được lan truyền rất mạnh trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.

    Hơn nữa, cách nữa vòng trái đất với Mỹ. Tại Trung Quốc chúng ta có Cardi C, một nữ rapper cũng ra hẳn một MV để phủ nhận vấn đề này. Với hình ảnh cắt ghép là những nô lệ da đen từ thế kỷ trước đang làm việc tại những đồn điền bông tại Mỹ. Và cô quay ngược cáo buộc các thương hiệu nước ngoài, và quốc gia phương Tây như Mỹ đang làm tổn thương cảm xúc của người dân Trung Quốc, và họ mới là những quốc gia sử dụng nô lệ

    Gần đây hơn một tý. Chắc hẳn các bạn sẽ không thể nào quên cơn ác một mang tên “Corona Virus”. Vào tháng 5 năm 2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh điều tra trong 90 ngày để xem liệu virus Covid-19 xuất phát từ một tai nạn trong phòng thí nghiệm hay xuất hiện từ sự tiếp xúc giữa người với động vật bị nhiễm bệnh tại Đại Lục hay không.

    Tuy nhiên, thuyết “rò rỉ phòng thí nghiệm Vũ Hán” phía Mỹ đã bị hầu hết các nhà khoa học tại Đại Lục bác bỏ vì coi đó là thuyết âm mưu thiểu số. Và khi báo cáo từ những điều tra của Hoa Kỳ sắp được công bố, Trung Quốc đã nhanh tay ra đòn đáp trả, rất nhiều nguồn tin từ phía Trung Quốc đã cho lan truyền một tuyên bố rằng Covid-19 là thứ được sản xuất từ Mỹ. Phía chỉnh phủ Trung Quốc đã sử dụng mọi thứ, từ nhạc rap cho đến các bài đăng ở hầu hết các phương tiện truyền thông mạng xã hội; các chuyên gia cho rằng những nỗ lực tuyên truyền này ít nhiều đã thành công trong việc thuyết phục các độc giả ở Đại Lục về sự hoài nghi đối với những chỉ trích quốc tế về vai trò, trách nhiệm của họ trong đại dịch Covid-19

    Thậm chí để phục vụ cho ý định tuyên truyền của mình. Một nhóm nhạc hoạt động trực tiếp dưới quyền chỉ đạo của liên đoàn thanh niên Cộng Sản Trung Quốc, một tổ chức thanh niên do ĐCSTQ điều hành là “Chengdu Revolution” (天府事变 – chúng ta có thể hiểu là “Cách Mạng Thành Đô”) hay viết tắt CD-REV; nhóm đã cho ra mắt một ca khúc với nội dung hàm ý rằng những âm mưu bất chính đang được Hoa Kỳ ấp ủ. Gần đây bài rap này đã được Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cổ xúy:

    “Bao nhiêu âm mưu chui từ phòng thí nghiệm của mày/ Bao nhiêu xác chết được mang thẻ / Mày đang che giấu điều gì / Mở cánh cửa đến Pháo đài Detrick” – ‘thật khó hiểu, nhưng góc nhìn của ca khúc này đang nói lên suy nghĩ của chúng tôi’. ông Triệu Lập Kiên viết trong một tweet vào tháng Tám.

    Ông Triệu, người nổi tiếng với phong cách ngoại giao hiếu chiến, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá thuyết “nguồn gốc Hoa Kỳ”. Một số tweet từ tài khoản của ông này vào năm ngoái lần đầu tiên thu hút sự chú ý rộng rãi đến Fort Detrick. “Điều gì đằng sau việc đóng cửa biolab ở Fort Detrick?” ông viết vào tháng 7/2020, “Khi nào thì Hoa Kỳ sẽ mời các chuyên gia điều tra nguồn gốc của virus ở Hoa Kỳ?”

    Nguồn: Tổng Hợp

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây