Trang chủ Deep Cut Scarface – Kinh thánh của Gangsta Rap

Scarface – Kinh thánh của Gangsta Rap

0
Ảnh: Scarface (1983)

Khi nghĩ về những rapper từng mang hình ảnh của “Scarface” vào những tác phẩm của mình. Tôi lướt qua iTunes, để bắt đầu với Jay-Z, Cam’ron, và Gucci Mane, rồi dừng lại. Chỉ sau 3 cái tên thôi, nhưng tôi đã cảm thấy đây sẽ là một danh sách dài vô tận. Không cách nào có thể thu hẹp danh sách này xuống khoảng còn 10. Quá nhiều thứ để sàng lọc, và tất cả đều tạo được sự quan trọng theo cách riêng của nó.

Với những bài nhạc luôn khăng khăng tự gọi mình là ông trùm “Sosa”, bạn sẽ có: “Ten Crack Commandments” của Biggie, “Can’t Knock The Hustle” của Jay-Z, hay “Tony Montana” của Future

Hay đôi khi chỉ cần nhìn vào nghệ danh của họ, ta cũng có thể thấy rõ sức ảnh hưởng của “Scarface” đối với rap game này: Scarface (rapper), French Montana, Chief Keef, và vv…vv

Hoặc cũng có thể là một video âm nhạc bất kỳ nào, như: “Heartbreaker”, và “The World is Yours”.

The World is Yours – Nas

Nói tóm lại, danh sách ảnh hưởng của Scarface sẽ không bao giờ dừng lại, nó vẫn sẽ cứ tiếp tục. Thậm chí có thể còn có cả một bộ phim tài liệu dành riêng cho chủ đề này.

Sau những thứ đã liệt kê phía trên, tôi bắt đầu nhận ra điều này thực sự quan trọng như thế nào đối với nền văn hóa đường phố này. Trên thực tế, đây có lẽ là tác phẩm nghệ thuật có ảnh hưởng nhất trong Hip Hop từ trước đến nay. Đơn giản là vì không có một bộ phim, cuốn sách, bài hát, hay thậm chí là album nhạc rap nào khác được đề cập đến trong Rap/Hip Hop nhiều như Scarface.

Để so sánh, tác phẩm điện ảnh này cũng như những mẫu thơ ‘The Iliad’ của Homer, thứ đã ảnh hưởng đến hầu hết các câu chuyện sử thi thời hiện đại. Hoặc cuốn tiểu thuyết ‘The Stranger’ của nhà văn Camus ảnh hưởng đến tư tưởng hiện sinh.

Càng nghĩ về nó, tôi lại càng cảm nhận được tầm ảnh hưởng, những câu chuyện, và cả sự tiếp nhận trong văn học. Với tôi, tác phẩm duy nhất có thể so sánh được với Scarface trong văn học phương Tây, chỉ có thể là “Kinh Thánh”

Sự tương đồng?

Đợi tý!!! Tôi không hề có ý báng bổ tôn giáo. Nhưng đây thật sự là những cảm nhận từ trái tim tôi về Scarface, một trong những bộ phim yêu thích nhất của tôi

Vậy vì sao tôi lại so sánh Scarface với Kinh thánh??? Đơn giản vì từ xa xưa đến nay, Kinh Thánh chính là điểm quy chiếu phổ biến nhất trong văn học phương Tây. Từ tên, câu chuyện, và sức ảnh hưởng của nó có thể được tìm thấy trong hầu hết mọi thứ, kể từ khi Kinh Thánh được viết nên

Scarface cũng không phải là một ngoại lệ, cho đến nay đây vẫn là điểm tham chiếu phổ biến nhất trong Rap nói chung, hay Gangsta Rap nói riêng. Tên, câu chuyện, và ảnh hưởng của nó có thể được nghe, nhìn thấy trong hầu hết các sản phẩm mang màu sắc ‘bụi đời’, ‘giang hồ’, và vv….vv

Đến đây, tôi nghĩ dù có giải thích nhiều như thế nào cũng không phải là cách tốt nhất. Cách đơn giản nhất để mọi người có thể hiểu rõ ý của tôi chính là các bạn phải thử xem qua Scarface.

Vì nếu bạn chưa xem qua bộ phim này, có thể bạn đang bỏ lỡ việc hiểu thêm nhiều về văn hóa đường phố, và băng đảng. Để ví dụ, nó giống như ‘trang Genius’ trong hình thức điện ảnh. Vì sau khi nghe rap trong nhiều năm, và được xem bộ phim này, chắc chắn nó sẽ giúp chúng ta sáng tỏ nhiều thứ ẩn chứa sâu bên trong ca từ của những rapper, thứ đã từng khiến tôi luôn phải đặt dấu chấm hỏi trong đầu.

Như kiểu, làm thế nào nếu bạn muốn đánh giá đầy đủ nghệ thuật phương Tây, đó là bạn phải quen với Kinh thánh – Rồi nếu bạn muốn đánh giá đầy đủ Gangsta Rap, thì vâng, bạn phải làm quen với Scarface.

Một lần nữa, khi so sánh Scarface với Kinh Thánh. Cả 2 đều có những điểm khá tương đồng với nhau. Chẳng hạn như khi Kinh Thánh (Tân Ước) được viết vào năm 150 sau Công Nguyên, ban đầu nó đã vấp phải nhiều sự đón nhận trái chiều. Đối với nhiều người, đây chỉ là một bản làm lại của một tác phẩm hay hơn thế nhiều, đó là kinh “Cựu Ước”. Nhưng qua nhiều năm, qua nhìn nhận của hàng thế hệ, kinh Tân Ước đã trở thành một tác phẩm vượt mức kinh điển. Đến tận ngày nay, nó đã được công nhận, và là tác phẩm có ảnh hưởng nhất trong văn hóa phương Tây.

Về Scarface, một bộ phim điện ảnh được ra mắt vào năm 1983, và như trên, ban đầu nó cũng từng nhận nhiều gạch đá. Vì đối với một số con mọt phim thì đây chỉ là một bản làm lại, bản nhái của Scarface năm 1932.

Scarface (1932)

Nhưng sau mọi chuyện, Scarface đã tìm cho mình được một lượng khán giả trung thành, và qua nhiều năm nó đã trở thành một tác phẩm kinh điển đình đám trong giới điện ảnh. Ngày nay, Scarface cũng được công nhận là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất đối với Gangsta Rap.

Bài học từ Scarface

Như mỗi khi đọc Kinh thánh, với mỗi lần đó, nó đều có thể mang lại cho ta một cảm giác vô cùng mới mẻ. Scarface cũng vậy, cả 2 đều mang lại những hiểu biết mới, những bài học mới cần rút ra.

Ví dụ, trong một phân cảnh nọ, ta có thể cảm nhận thấy một số hình ảnh mang tính chất rất tôn giáo. Đó là sau khi Tony một mình cố cầm chân đội quân của Sosa, anh ta bị hạ gục bởi những vụ nổ súng ở phía sau. Khi ấy, trong khoảng khắc cuối cùng của mình, Tony đã dang 2 tay ra, và trong vài giây ít ỏi đó, với tôi, anh ấy là Chúa Kitô. Nhưng rồi anh ấy nằm úp mặt xuống vũng máu, và cái chết của anh cũng khiến mọi chuyện kết thúc.

Khác với Chúa trong Kinh Thánh, ngài cũng chết, nhưng ngài vẫn trở lại để có thể tạo hy vọng ở cuối câu chuyện.

Nhưng ở đây, Scarface là một câu chuyện ngụ ngôn về cuộc sống ghetto. Nó kết thúc trong đau đớn, và Tony sẽ không bao giờ có thể quay trở lại. Kiệt tác điện ảnh này thật sự là Kinh thánh của khu ổ chuột. Như Raekwon của WuTang-Clan thậm chí đã từng nói về Scarface: “Nigga that shit is the fucking bible!” – (Đây thật sự là Kinh Thánh đấy Nigga!)

Nhưng có một điều tôi cần phải nói rõ hơn ở đây, không giống như Kinh thánh của Công Giáo, nó không dạy chúng ta con đường phải theo, mà ở đây là con đường chúng ta ‘không nên đi theo’. Nó cảnh báo chúng ta rằng cái kết duy nhất cho lối sống xã hội đen đó là cái chết, hoặc tù tội. Trên đường phố, không có sự hồi sinh. Không có cứu tinh, cũng không có sự cứu rỗi.

Ở đường phố chỉ có sự im lặng khi kết thúc một cuộc đụng độ, một xác chết trôi dưới hồ bơi, và bên cạnh đó là bức tượng với đèn neon nhấp nháy dòng chữ “The World is Yours”. Tất cả chỉ để nhắc nhở chúng ta rằng, vâng, thế giới này của chúng ta, nhưng liệu sẽ được bao lâu???

Tomura

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Exit mobile version