More

    Thế giới sẽ có cơ hội thưởng thức chén thánh của Wu-Tang với người sở hữu tiếp theo của nó

    “Once Upon A Time In Shaolin” của Wu-Tang mới đây đã đã được bán lại với giá 4 triệu đô la. Và bây giờ chúng ta đã biết ai là người đã mua nó

    Vào tháng 7, văn phòng luật sư tại Brooklyn đã công bố rằng họ đã bán lại dự án âm nhạc độ nhất vô nhị, “Once Upon A Time In Shaolin”, và vào thời điểm đó, người mua cùng số tiền mà họ chi trả cho album đã không được tiết lộ. Nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi khi thứ tư, ngày 20 tháng 10 vừa qua, tờ New York Times đã tiết lộ rằng một công ty tiền điện tử có tên là PleasrDAO đã mua album này.

    Để sở hữu album này, PleasrDAO đã phải chi trả số tiền lên đến 4 triệu đô-la, và hiện tại họ đã cất giữ dự án triệu đô này trong một căn hầm đâu đó ở thành phố New York. Một động thái khá thú vị đối với một công ty tiền điện tử, nhưng theo Jamis Johnson của PleasrDAO, động thái này là phù hợp với đặc tính của công ty khi mua bán một trong số các mặt hàng chủ yếu là kỹ thuật số. Bên cạnh đó, Johnson còn chia sẻ rằng, “bản thân album này chính là OG NFT.”

    Vậy NFT là gì? NFT chính là viết tắt của 'Non-Fungible Token', là một đơn vị dữ liệu  kỹ thuật số được gọi là blockchain. Trong đó, mỗi NFT có thể đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị - và vì vậy, chúng không thể hoán đổi cho nhau. NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, hay những món đồ trong trò chơi điện tử và các tác phẩm sáng tạo khác 

    Vâng! PleasrDAO đã chuyển chứng thư sở hữu album thành dạng dữ liệu NFT và 74 thành viên tạo nên công ty này có thể chia sẻ quyền sở hữu những tệp NFT này. Và một trong những lợi ích của NFT so với một đĩa nhạc vật lý thông thường là tất cả bọn họ có thể nghe ở bất kỳ đâu, bất kỳ bài hát nào trong số 31 bài hát trên “Once Upon A Time In Shaolin” 

    Nhưng câu hỏi vẫn còn đó, vậy khi nào thế giới sẽ có cơ hội được thưởng thức album này? Thoả thuận ban đầu, giữa RZA và nhà khoa học chuyên ngành y dược, Martin Shkreli, cho biết album sẽ không được phát hành thương mại trong 88 năm – vì vậy về cơ bản là phải đến năm 2103 thì may ra mọi người mới có cơ hội được nghe nó (Ban đầu album được bán cho Shkreli vào năm 2015 với giá 2 triệu đô la). Thỏa thuận trên vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, PleasrDAO đã hy vọng rằng hai nhân vật trên, những kẻ đứng đằng sau “Once Upon A Time In Shaolin” sẽ linh hoạt hơn và cho phép công khai album này thông qua các bữa tiệc nghe hoặc triển lãm theo phong cách phòng trưng bày

    Johnson nói với New York Times: “Chúng tôi tin rằng mình sẽ có thể làm một điều gì đó với tác phẩm này … để cho phép nó được chia sẻ với người hâm mộ và bất kỳ ai trên thế giới”

    Câu chuyện về album “Once Upon A Time In Shaolin” là một thứ gì đó rất điên rồ. Một dự án âm nhạc mất tận 6 năm để hoàn thành – từ supergroup huyền thoại Wu-Tang clan và được cất giữ trong một căn hầm bí mật tại Ma-Rốc. Sau một thời gian thì nó đã được bán cho Shkreli vào năm 2015. Một doanh nhân dược phẩm giàu có, Shkreli là nhân vật đã trở nên nổi tiếng sau khi công ty của anh sở hữu được bản quyền từ một loại thuốc chống ký sinh Daraprim (thường được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét và kéo dài sự sống cho những bệnh nhân dương tính với HIV) và nâng cấp giá nó lên từ $13,50 một viên đến $750 

    Năm 2018, Shkreli đã nộp lại album cho chính phủ Mỹ sau khi bị kết án 7 năm tù vì tội gian lận. Anh ta cũng đã mất 5 triệu đô-la tiền mặt mà anh ta có trong tài khoản môi giới Thương mại điện tử; cổ phần trong công ty dược phẩm Vyera Pharmaceuticals của anh; một bức tranh của Picasso; và phiên bản đầu tiên của album “The Carter V” của  Lil Wayne

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây