More

    Time is Illmatic

    Điều đầu tiên, Illmatic là 1 album tôi cực kì yêu thích, nhưng cảm thấy ngợp hơn là vì Illmatic sẽ quá lớn so với tôi. Illmatic là niềm tự hào Hip-Hop của vùng Queens, New York, 1994. Tôi chắc chắn duy nhất 1 điều, tôi hoàn toàn chưa thể hiểu hết về 1 tác phẩm lớn đến vậy, giống như bạn mới chỉ học vẽ mà được nhờ viết bài đánh giá tranh của Picasso.

    Bài viết này dựa hoàn toàn vào cảm nhận & sự tìm hiểu cá nhân của tôi xuyên suốt quá trình tìm hiểu về album Illmatic trong nhiều năm (khoảng từ 2013 đến nay), với nhiều suy nghĩ, góc nhìn và ý tưởng thu thập từ ý kiến những người nghe và các bài viết của giới phê bình âm nhạc. Quote trong bài dựa trên trí nhớ của tôi, không phải quote hoàn chỉnh.

    Ảnh: Anella Studio (Pinterest.com)

    Tôi có thể mượn lời của Nas để miêu tả Illmatic như sau:
    “Nas’ rap should be locked in cell, it ain’t hard to tell”

    -> Rap của Nas phải tống tù, vì nó nguy hiểm chết người, là độc dược, và điều này rất dễ nhận ra.

    1. Illmatic ra đời tại thời điểm nào?

    Ảnh: Instagram Nasir Jones (@nas)

    Rapper Common có trả lời khi được hỏi về Illmatic và nói đây là 1 trong những album đánh dấu sự phát triển mới của Hip Hop thời bấy giờ.

    “We are not just growing with Hip Hop, we are growing with Hip Hop as Hip Hop is growing, too”.

    Thời điểm Illmatic ra đời (1994) là thời điểm Hip Hop tại vùng East Coast đang bị bão hòa dần. Nhiều người lo ngại rằng East Coast Hip Hop sắp chết, rappers đang lên ngôi đến từ cả West Coast và Dirty South. Illmatic xóa bỏ điều này. Illmatic không những kéo East Coast Hip Hop lên khỏi bờ vực mà còn sinh ra 1 nhánh mới cho sự phát triển Hip Hop.

    2. Illmatic là gì?

    Illmatic là sự kết hợp hoàn hảo của:

    • Phong cách kể chuyện đại tài với góc nhìn người thứ nhất.
    • Âm nhạc đường phố ở thể thô ráp nhất
    • Sự hòa trộn của mới và cũ trong sản xuất: rap với jazz, blue; nhạc cụ cổ điển với kĩ thuật DJ, nhiều “scratching”, “sampling”
    • Sự hòa trộn của thể loại rap có nhận thức (conscious rap) và rap găng-tơ (gangster rap).
    • Kĩ thuật sản xuất bậc thầy của: Primo, Large Professor, Pete Rock, Q-Tip.
    • Những kĩ thuật rap đỉnh cao: miêu tả ngôi thứ nhất, ẩn dụ (first-person narratives), luyến láy (assonance), “nối âm cuối” (end-rhyme) và “nối âm trong câu” (internal rhyme) kết hợp, đa âm phức (multi-syllabic compounded rhymes), câu thả cuối (enjambment), so sánh, ẩn dụ, đa nghĩa (Multiple Entendre) theo sát các quy luật trong viết văn và làm thơ

    (phần này tôi tìm hiểu dự trên sự nghiên cứu của người khác, đa phần là từ phân tích của học giả văn học và nhà phân tích âm nhạc, bản thân tôi hoàn toàn không có kiến thức chuyên sâu về những kĩ thuật này).

    • Sự đa dạng trong bối cảnh và nội dung của album.

    3. Ví dụ:

    Ok, đã quá nhiều thứ nặng nề, chill chill, tôi sẽ viết 1 vài điểm của Illmatic cá nhân tôi cảm thấy rất thú vị khi cảm nhận album này:

    a. Cách kể chuyện:

    Nas đưa người nghe hiện diện ngay trong câu chuyện của Nas với những bối cảnh khác nhau được thay đổi liên tục nhưng mượt mà. Những câu chuyện này, cả thực tế và cả hão huyền, được kể mượt mà lần lượt nối tiếp nhau, có những người gọi là dream-logic: trôi mượt từ hình ảnh này sang hình ảnh khác.

    Với tôi, tôi hay ví những việc này như đổi kênh trên TV:

    Điển hình như ở bài “N.Y State of Mind”:

    (kênh 1)

    “Or either on the corner betting Grants with the cee-lo champs
    Laughing at baseheads tryna sell some broken amps
    G-packs get off quick, forever niggas talk shit

    (chuyển qua kênh 2)

    Reminiscing about the last time the task force flipped

    (Kênh 2)

    Niggas be running through the block shootin’
    Time to start the revolution, catch a body, head for Houston
    Once they caught us off-guard”

    3 câu đầu Nas đang tả về khung cảnh tại Queens Bridge (kênh 1) ở mỗi góc phố có những gì, có ai, chúng nó đang nói nhảm gì, nhưng khi câu thứ 4 đc hát, Nas chuyển cảnh sang 1 bối cảnh mới (kênh 2), nhớ lại khi có 1 lần bị cớm rượt, và sau đó kể ngay câu chuyện đó như thế nào (rất “lú”).

    Ngay lập tức khi người nghe bị cuốn vào câu chuyện mới, nghe Nas tả về lần đó nguy hiểm thế nào khi dính vào 1 vụ rượt đuổi bắn nhau ở ngay trên nhưng đường phố đó.

    Đang kể chuyện thì có 1 câu chen ngang:

    “(So what you sayin’?)”

    1 câu hỏi ngắt ngang, hàm ý “thôi đừng lạc đề nữa, ý mày đang muốn nói là gì?”

    Tức thì, Nas quay trở lại với câu chuyện ban đầu “kênh 1”

    “It’s like the game ain’t the same
    Got younger niggas pullin’ the triggers, bringin’ fame to their name
    And claim some corners, crews without guns are goners”

    Việc này được lặp đi lặp lại trong album 1 cách mượt mà đến nỗi nhiều khi người nghe không thể theo kịp là cái cốt truyện đang nói về vấn đề gì. Nhưng đó là mấu chốt để Nas có thể thể hiện nhiều nội dung trong âm nhạc. Có người đã đếm, trong Illmatic có nhiều hơn 50 lần chuyển cảnh mượt mà thế này.

    b. Mô tả, ẩ̉n dụ, so sánh, dùng từ:

    Nas được coi là 1 tượng đài trong việc sự dụng ẩn dụ, so sánh, mô tả những thứ rất đỗi bình thường 1 cách bay bổng, thơ mộng, cầu kì hoặc mô tả những thứ xấu xa 1 cách làm cho người ta cảm thấy lạnh xương sống. Không những vậy, những mô tả so sánh này được gắn với rất nhiều hình ảnh văn hóa thực tế trong xã hội.

    Vẫn lấy ví dụ từ bài “N.Y State of Mind”:

    “Rappers, I monkey flip ’em with the funky rhythm I be kickin’”

    -> “I monkey flip ‘em” có nghĩ là đấm cho chúng nó lộn ngửa ra sau, đo ván (như trong đấm bốc)

    âm vần của:

    Monkey flip ‘em & funky rhythm & I be kickin’

    Monkey flipping

    “I’m like Scarface sniffin’ cocaine”

    -> trong đầu người nghe sẽ hiện ngay hình ảnh Scarface:

    “Scarface” – 1983

    “My rhymin’ is a vitamin held without a capsule”

    -> Âm vần của tao là vitamin vừa thiết yếu vừa mạnh mẽ không thể bị nén giữ trong bất kì lớp vỏ nào!

    “I lay puzzle as I backtrack to earlier times”

    -> việc tôi nhớ lại những thời gian trước đây được ví như hành động xếp lại từng miếng lắp ráp trong bộ xếp hình.

    Việc so sánh và dùng từ ngữ trong bài “Life’s a Bitch”:

    “I woke up early on my born day; I’m 20, it’s a blessin’
    The essence of adolescence leaves my body, now I’m fresh and
    My physical frame is celebrated ‘cause I made it
    One quarter through life, some godly-like thing created”

    Tạm dịch:

    “tôi dậy sớm vào ngày sinh nhật, ở tuổi 20, tôi được phù hộ
    Những thứ tinh túy nhất ở tuổi trưởng thành thoát ra khỏi cơ thể, tôi cảm thấy tươi mới, và
    Cơ thể tôi như đang tán dương vì tôi đã tới đc tuổi 20
    Một phần tư cuộc đời, tôi là sản phẩm được chúa tạo ra”

    Ở 1 góc nhìn khác, khi theo dõi nội dung của 1 số bài khác, có thể thấy được 1 góc tối trong cuộc sống của người Mỹ Phi: ít người xung quanh Nas sống được đến tuổi 20 mà không phải chết hoặc đi tù, không dính lứu đến pháp luật.

    Ở 1 hình ảnh khác, Nas luôn tự coi mình là “God’s Son”.

    Kinh khủng hơn, độ dày đặc & chồng chéo của việc dùng từ luyến láy trong 4 bar này:

    blessin’ & essence & [ado]lescence & fresh and

    Frame is & [cele]brated & made it & created

    Quarter to life & godly-like

    Born-day & body

    Một khổ rất ấn tượng trong bài “It Ain’t Hard To Tell”

    The buddha monk’s in your trunk, turn the bass up
    Not stories by Aesop
    Place your loot up, parties I shoot up
    Nas, I analyze, drop a jew-el, inhale from the L
    School a fool well, you feel it like Braille
    It ain’t hard to tell, I kick a skill, like Shaquille holds a pill
    Vocabulary spills, I’m Ill plus Matic
    I freak beats, slam it, like Iron Sheik
    Jam like a TEC with correct techniques
    So analyze me, surprise me, but can’t magmatize me
    Scannin’ while you’re plannin’ ways to sabotage me
    I leave ’em froze, like heroin in your nose
    Nas will rock well; it ain’t hard to tel

    4. Một vài điều thú vị về Illmatic:

    Bài “N.Y State of Mind” được thu thành công hoàn hảo chỉ với 1 lần (one-take). Nas vào phòng thu, viết, hát 1 lần duy nhất trên beat của DJ Premier. Xong.

    Trước khi ra album đầu tay này, Nas đã đc biết đến khá nhiều sau khi làm 1 vài bài hit thành công như “Halftime” hay “Live at the Barbeque”, lúc đó cái tên “Nas” đã khá hot.

    Nas thường được ví như “Rakim thứ 2” không chỉ vì phong cách viết rap đỉnh cao ảnh hưởng từ Rakim, mà còn được biết đến khi thường hay lui đến studio của chính Rakim sau giờ làm việc để tập dượt trong phòng thu với Large Professor & Pete Rock.

    Thời điểm Nas ra album, tất cả producer của Illmatic đều đã là những tên tuổi lớn trong âm nhạc Hip Hop: Large Professor, DJ Premier, Pete Rock và Q-Tip

    Trong 1 vài bài phỏng vấn những người tham gia sản xuất album này (trong đó có DJ Premier), ông có nói đến việc Nas không hề muốn chạy theo phong trào âm nhạc khi ấy để kiếm sự nổi tiếng hào nhoáng nhất thời, mà muốn tạo ra 1 di sản cho văn hóa hip hop, cho dù đây là album đầu tay đi chăng nữa. Và cuối cùng album Illmatic luôn được coi là một trong những album âm nhạc (không chỉ thuộc thể loại Hip Hop) vĩ đại nhất mọi thời đại.

    Nas & Illmatic thay đổi diện mạo Hip Hop về mặt kĩ thuật: tất cả lời bài hát của Nas khi được các nhà phân tích đưa xuống dưới “kính hiển vi” đều tuân theo nhiều quy luật trong làm thơ, viết văn học.

    Năm 2014, kỉ niệm 20 năm album Illmatic ra đời, đội âm nhạc giao hưởng quốc gia Mỹ đã kết hợp với Nas để dựng lại album này. Đến năm 2018 album này mới đc phát hành. Đây là 1 album cực kì hấp dẫn, đến lạnh xương sống

    Nas viết nhiều khổ hát khi từ 19 tuổi. Album này phát hành khi Nas mới chỉ 20 tuổi (với tôi, đây là 1 chi tiết kinh khủng hơn cả).

    Tác giả: Hoàng Khôi

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây