Trang chủ Deep Cut DJ Krush – Từ một tay giang hồ ất ơ trở thành...

DJ Krush – Từ một tay giang hồ ất ơ trở thành một biểu tượng của Hip-Hop Nhật Bản

0
311

DJ Krush không nói tiếng Anh và anh ấy cũng chẳng nói tiếng Nhật.

Theo như Krush chia sẻ với tờ Global Times“Tôi sẽ nói chuyện thông qua âm nhạc”, anh ấy giải thích câu nói này thông qua hai phiên dịch viên, “Âm nhạc chính là thứ ngôn ngữ toàn cầu, thứ có thể chạm đến trái tim của bất kỳ ai…”. Vâng, trong lịch sử Hip-Hop của Châu Á, thật khó để nghĩ ra một cái tên mang tính biểu tượng cho nền văn hóa này. Một nghệ sĩ mang dòng máu phương Đông lại có thể trở thành biểu tượng của văn hóa người da màu? Liệu đây có phải là dấu hiệu của thời đại mới?

Đến từ Nhật Bản, DJ Krush, người được mệnh danh là “The Godfather of Japanese hip-hop”, trong suốt sự nghiệp của mình, nhà sản xuất đến từ xứ sở Hoa Anh Đào đã có thể tạo cho mình một sự nghiệp mang tính biểu tượng tại quê hương cũng như là một trong những nghệ sĩ Nhật Bản thành công nhất ở châu Âu và Hoa Kỳ

Là một trong những DJ tiên phong về “turntablism” tại Nhật, cùng những đóng góp cực kỳ to lớn cho hip-hop và cả trip-hop quốc tế. Với các giai điệu mà anh đã thử nghiệm, nó thật sự là một sự thách thức, Krush đã pha trộn các temple khác nhau như old techno, house, rock, reggae, soul, và cả jazz cổ điển, từ đó anh đã có thể tạo nên các âm thanh, giai điệu u sầu vô cùng riêng biệt

DJ Krush

Đầu tiên, về cuộc đời khá là thứ vị của DJ Krush. Anh tên thật của DJ Krush là Hideaki Ishi, sinh ra tại Tokyo, Nhật Bản năm 1962. Từ nhỏ anh đã sớm bỏ học và cùng chúng bạn tham gia vào một băng đảng địa phương rồi vài năm sau đó với cuộc sống của một kẻ ‘du thủ du thực’, anh trở thành môn đệ của một Yakuza máu mặt. Sau nhiều năm tham gia và thực hiện nhiều phi vụ cho tổ chúc, anh đã nhận được khá nhiều sự tín nhiệm của các đàn anh.

Tuy nhiên. Theo như Hideaki Ishi cho biết, bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh ấy là khi đang dọn dẹp căn phòng, nơi mà các thành viên của tổ chức thường xuyên họp mặt. Tại đây, anh phát hiện ra một ngón tay bị cắt lìa bê bết máu được quấn trong một chiếc khăn tay màu trắng. Nhưng đây cũng không hẳn là thứ thực sự gây sốc cho anh ấy. Việc cắt bỏ một ngón tay là một trong những nghi thức phổ biến trong giới băng đảng xã hội đen Nhật Bản, hay còn gọi là Yakuza. Ở đây, đúng hơn thứ đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ của Ishi là vì ngón tay này thuộc về người bạn thân nhất của anh ấy. Vì thế đây cũng là khi anh bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi cuộc sống của mình

DJ Krush thời còn trẻ

Cuối cùng, chàng trai Hideaki Ishi đã quyết định cắt đứt quan hệ với thế giới ngầm, với một bàn tay nguyên vẹn – đây cũng là một điều khá tốt bởi vì công việc tiếp theo của anh ấy sẽ rất cần một đôi bàn tay linh hoạt. Trên bước đường của mình, Ishi đã trở thành một trong những nghệ sĩ thu âm Nhật Bản thành công nhất ở châu Âu và Hoa Kỳ với nghệ danh DJ Krush

Vào những năm 1990, số lượng đĩa vinyl kiểu cũ bán ra đột nhiên tăng vọt – nhằm đáp ứng cho cơn sốt DJ đang lan rộng trong giới trẻ vào thời điểm đó, bất chấp sự suy thoái kinh tế đang kéo dài hàng thập kỷ tại Nhật Bản. Theo Hiệp hội công nghiệp Ghi âm Nhật Bản, đến năm 1999, sản lượng đã tăng hơn gấp ba lần với hơn 2,5 triệu đĩa. (Ngược lại, sản lượng đĩa CD lại sụt giảm đến 6% trong cùng năm). Trong đó Krush với sáu sản phẩm đã bán được trung bình khoảng 90.000 bản mỗi đĩa – khá nhỏ so với tiêu chuẩn của các megastar trên thế giới, nhưng đây cũng là một thành tích đáng kể trước những khó khăn khi các nghệ sĩ Nhật Bản cố đưa nó ra nước ngoài.

Đã có một bài xã luận về xã hội hiện đại tại Nhật Bản, với những người có xuất thân khiêm tốn như Krush, có mẹ là người làm việc tại các hộp đêm, cha là họa sĩ và anh là một Yakuza; vâng, ngoài tài năng của mình thì đây một phần có thể nói cũng là một trong những điểm thu hút của anh, thứ đã giúp anh có được một lượng lớn người theo dõi trên toàn thế giới. Krush là người đã phá vỡ bức tường vô hình giữa Nhật Bản và thế giới bên ngoài. Và trên thực tế, anh ấy đã gặp phải vấn đề ngược lại so với hầu hết các ngôi sao ở Nhật Bản: Đó là số lượng đĩa bán ra của anh ở nước ngoài nhiều gấp đôi so với ở quê nhà.

Với việc Krush phá bỏ những rào cản này thực sự là một kỳ công trớ trêu khi anh ấy hầu như không nói được một từ tiếng Anh hoặc bất kỳ thứ ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Nhật. Sau cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ đồng hồ, rất nhiều người đã tự hỏi là làm thế nào anh ấy có thể sắp xếp các ca từ tiếng nước ngoài trong các sản phẩm của mình? Một lần nữa, như tiêu đề của bài viết này, những DJ như Krush không cần phải nói. Các bản thu của họ là sự kết hợp của âm thanh, giọng nói được rút ra từ những bản thu âm cũ và những samplings mới

Để mô tả chính xác những điều này, Paul Thomas, nhà sản xuất của One World, một chương trình trên đài BBC đã có nhận xét về âm nhạc của Krush như thế này: “Nó rất trừu tượng”, ông nói, “đây sẽ là thứ âm nhạc mà bạn có thể nghe tại nhà những khi bạn trở về từ câu lạc bộ và bạn muốn thư giãn với bạn bè. Thực sự nó có thể tạo cho người nghe một sự rung cảm khó tả”

Một số sản phẩm trong nửa tá album của Krush thường nghe khá giống như các bản nhạc trong thang máy thời hậu hiện đại. Các bài khác thì được lấy cảm hứng từ thứ âm hưởng đường phố của Brooklyn và Philadelphia cùng sự góp mặt của các nghệ sĩ hip-hop tại Hoa Kỳ như CL Smooth và The Roots, những người đã giành chiến thắng trong giải Grammy năm 2000 với ‘màn trình diễn nhạc rap’ xuất sắc nhất.

Sau đó là sự hợp tác tuyệt vời đầy vui nhộn giữa Krush với nghệ sĩ trupeter Nhật Bản Toshinori Kondo trong album “Ki-Oku” năm 1996, một sự kết hợp vô cùng tinh tế giữa các thể loại

Archie Meguro, giám đốc marketing của Sony Music tại New York cho biết: “Anh ta không chỉ là một chàng trai Nhật Bản chỉ đang cố gắng sao chép những đoạn gangsta rap của Brooklyn. Mà anh ấy còn tự tạo ra thứ màu sắc cho riêng mình”. Vâng, Krush, một trong những nghệ sĩ người Nhật sáng giá nhất của Sony tại Hoa Kỳ, đôi khi còn sử dụng những nhạc cụ truyền thống Nhật Bản trong các album của mình, một điểm cộng to tướng khiến anh khác biệt hơn rất nhiều so với hàng chục DJ nổi tiếng khác ở châu Âu và Mỹ.

Trong nhiều cuộc phỏng vấn trước báo đài, Krush còn mô tả thứ âm nhạc khó nghe của mình bằng những câu ví von đầy ẩn dụ. Ví dụ như anh ta đã đưa hình ảnh về sự ‘nẩy mầm’ để mô tả quá trình mời các nghệ sĩ đóng góp cho các bản nhạc của mình.

“Công việc của tôi là mang đất đến và họ sẽ là người gieo hạt”, Krush nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2001. “Chúng ta hãy cùng nhau xem nó sẽ cho ra những gì”, bất chấp những ẩn dụ mang đầy yếu tố mơ mộng của mình, Krush còn khẳng định rằng chẳng có loại thuốc hay ma túy nào liên quan đến việc sản xuất các tác phẩm của anh ấy; nhưng một vài lon bia Sapporo sẽ một một chất bôi trơn tuyệt vời

Hiện tại, tay xã hội đen một thời hiện đang sống một cuộc sống thuộc tầng lớp trung lưu Nhật Bản. Với một căn hộ gồm bốn phòng được thuê ở Tokyo, công việc sáng tác của Krush đã được thực hiện trong một căn phòng được dành riêng cho công việc của anh ấy, bao gồm một bộ sưu tập hàng nghìn đĩa hát.

DJ Krush đã sáng tạo nên âm nhạc của mình bằng cách chọn các bản nhạc từ trong bộ sưu tập của mình, như lấy một đoạn bass từ một album và thử kết hợp nó cùng một đoạn riff guitar từ một album khác. Bộ sưu tập của anh có rất nhiều thể loại nhạc từ blues, jazz, rock cho đến rap và hip-hop, mọi thứ từ Miles Davis đến Eminem.

“Nó giống như khiến bạn trở thành một họa sĩ”, anh nói. “Bộ sưu tập đĩa hát này giống như một bảng màu. Và điều quan trọng là tôi có thể thể hiện hình ảnh thành âm nhạc như thế nào”. Những tác phẩm của Krush là một sự pha trộn đầy tinh tế và tất cả đều mang một sự đồng bộ với sự gan góc của những năm tháng tuổi trẻ của anh.

Krush bỏ học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và phải lăn lộn phần đời còn lại của mình tại những con phố ở Tokyo. Có những cuộc ẩu đả giữa các băng nhóm, và rất nhiều thời gian chỉ dành cho việc ‘phá làng phá xóm’. Trong buổi phỏng vấn với tờ New York Times vào năm 2002, có lẽ vì xuất thân là một tay giang hồ trên đường phố nên anh đã rất cởi mở với những câu hỏi được đặt ra, anh nói: “Có thể tôi không phải là một võ sĩ giỏi, nhưng tôi luôn tràn đầy tinh thần”. Krush nói về chuyện anh đã trộm một chiếc xe máy chỉ để ‘vui’ như thế nào

Bên cạnh đó anh còn chia sẻ về lần đầu tiên anh muốn trở thành một DJ là vào năm 1983, khi anh đang lang thang ở một rạp chiếu phim ở Tokyo đang chiếu “Wild Style”, một bộ phim về văn hóa hip-hop trên đường phố New York. Krush nói rằng mình cảm thấy có sự kết nối với các DJ được miêu tả trong phim.

“Tôi có thể liên hệ với họ”, anh nói. “Họ nghèo. Họ không đủ tiền mua bàn DJ nên phải thu gom tất cả các bàn DJ cũ từ những người hàng xóm”. Được thôi thúc bởi bộ phim, anh bắt đầu học các kỹ năng của một DJ, chơi trong các câu lạc bộ và tham gia các bữa tiệc ngẫu hứng tại khu phố Harajuku của Tokyo, rất nhiều năm trước khi nơi đó trở thành thánh địa của những bộ quần áo đắt đỏ và các nhà hàng sang trọng.

Ảnh bìa của bộ phim “Wild Style”

Từ đó ngoài việc anh được coi là một trong những người tiên phong của phong trào hip-hop Nhật Bản, Krush còn là một trong những nghệ sĩ, nhà sản xuất được kính trọng nhất trong ngành công nghiệp hip-hop cả ở Nhật và nước ngoài. Anh đã liên tục thử nghiệm để rồi tạo ra các âm thanh, giai điệu mang đậm màu sắc của riêng mình, Krush đã thay đổi bộ mặt của hip-hop tại quê nhà – vào cái thời điểm mà nó đang bị chi phối bởi hip-hop Mỹ.

Và thêm một điều nữa. Trong buổi phỏng vấn với tờ New York Times, DJ Krush còn thừa nhận rằng anh có mối quan hệ tốt hơn với âm nhạc của underground so với mainstream. Anh nói: “Như bất cứ nơi nào, hip-hop tại Nhật Bản cũng được chia thành hai thái cực, là mainstream và underground, và tôi thích underground hơn, tôi cảm thấy thoải mái, tự do hơn khi ở đó”.

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây