Trang chủ Deep Cut “Punch Line”, khái niệm không chỉ gói gọn trong Rap

“Punch Line”, khái niệm không chỉ gói gọn trong Rap

0
1017

“Punch Line”, một khái niệm không hề mới đối với những tín đồ nhạc rap thế giới, cả Việt Nam trong những năm trở lại đây, và chúng ta đã có rất nhiều những bài phân tích về cách nó hoạt động như thế nào? Lẫn thể hiện ra sao?. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn một tý thì ‘punchline’ là một khái niệm khá là rộng lớn và nó cũng không hề chỉ gói gọn trong rap nhé. Nó xuất hiện rất nhiều, rất lâu – từ tranh ảnh, thơ ca, những mẫu truyện ngụ ngôn, cho đến thứ mà bạn biết là Rap

Vâng! Việc trở thành một rapper đỉnh cao không chỉ đơn thuần chỉ là ‘chơi beat’, mà nó còn hơn cả như thế nữa, rapping là công cụ – là một phương tiện để các rapper/emcee có thể truyền tải thông điệp của mình đến với người nghe. Và Khi ngước nhìn lại, tính đến hiện nay, kỹ năng, kỹ thuật của các rapper giờ đây đã trở nên hoàn thiệt và phát triển hơn xưa rất nhiều. Trong đó chúng ta có thể nhắc đến thứ kỹ thuật mà khi bạn có thể sử dụng nó thuần thục, thì đây sẽ là thứ có thể giúp bạn tạo ra những tác động, ấn tượng – cực kỳ lớn. Là “Punch Line”

Nếu nói về ‘punchline’, muốn sử dụng thành thục nó, thì trước tiên bạn phải nắm rõ cách thức nó hoạt động như thế nào? Để xem nhé … Tôi có một ví dụ đơn giản nhất ở đây, đó là “những trận quyền anh. Rằng khi một tay đấm chuẩn bị ra đòn knockout để kết liễu đối thủ của mình, thì trước tiên họ sẽ tạo những động tác giả, cú đầu tiên họ sẽ vờn để đánh lừa tầm mắt đối phương để rồi … Thế đấy, một cú knockout thật sự – và theo tôi, đó cũng là cách punchline hoạt động.

Marvis Frazier (trái), con trai của cựu vô địch hạng nặng Joe Frazier thượng đài với Mike Tyson vào tháng 7/1986. Đây là chiến thắng nhanh nhất trong sự nghiệp của Tyson khi trận đấu chỉ kéo dài 30 giây. Ảnh: Miketysonfans.com.

Còn về rap. Chắc chắn bạn đã từng nghe qua việc ‘punchline’ thường được các emcee sử dụng như một câu kết thúc mang yếu tố gây cười – nhưng kết thúc ở đây không phải là kết thúc một bài nhạc mà là kết thúc một câu chuyện, cuối ý tưởng, và nó thường chứa những kỹ thuật trong rap (thơ ca) như đồng âm, chơi chữ, ẩn dụ, nghĩa kép, và …., có rất nhiều cách để tạo ra một cú punch. Và cố emcee Big L, người được xưng tụng là ‘The Punchline King’ – như cái danh của mình, anh ta thật sự là một bậc thầy trong việc sử dụng kỹ thuật này

“A Tec-9 is my utensil
Fillin’ niggas with so much lead they can use they dick for a pencil
I’m known for snatchin’ purses and bombin’ churches
I get more pussy by accident than most niggas get on purpose
I got drug spots from New York to Canada
Cause Big L be fuckin’ with more keys than a janitor”

(Khẩu Tec-9 là công cụ
Chất chì trong mấy thằng ních gờ nhiều đến nỗi có thể dùng trym làm bút chì
Tao được biết là một thằng giật túi xách và đánh boom nhà thờ
Gái thì tự nhảy vào tao còn hơn mấy thằng cố tán
Hàng của tao phân phối từ New York cho đến Canada

Nếu mày muốn ma tóe thì lúc nào cũng có cửa vì tao có nhiều chìa hơn lão gác cổng)

Tạm hiểu: Ở những câu này ta có thể cảm nhận độ máu lửa tỏa ra từ Big L, và cả thứ kỹ năng quái vật của ổng. L đã dùng từ đồng âm của ‘chì’ (lead), đạn được làm bằng ‘chì’ (lead), và than trong cây ‘bút chì’ (pencil) cũng là chì (lead). Khẩu Tec-9 là ‘công cụ’ (utensil) vần với ‘bút chì’ (pencil), ý những câu này là chỉ độ máu của dân da đen, muốn chơi tới đâu thì L chơi tới đó, súng thì luôn trong quần, đạn mà tụi tao xả ra không bao giờ cạn. Mà đạn ở đây các bạn hiểu ý gì thì tùy nhé.

Như tôi đã so sánh, punchline giống như một trận boxing, cú trước không thật sự toàn lực là để dẫn dụ đối thủ, phát tiếp theo sẽ là cú quyết định. Những câu tiếp theo L đã tạo ra sự liên quan của mình đến ma túy, thì ở câu này anh lại chơi từ đồng âm (lợi dụng các từ có âm giống nhau tạo ra nghĩa mới). ‘Chìa khóa’ (key) = Ki = Ki lô gam, ‘người gác cổng’ (Janitor) = tons (Tấn, đơn vị đo lường). ‘Chìa khóa’ (key =ki) của tao còn nhiều hơn mấy ‘lão gác cổng’ (Janitor = Tons = Tấn). Ở đây theo như một số bài phân tích trong một số diễn đàn, Big L đang cố tình nhấn mạnh chữ janiTOR, lái qua thành TONs, liệu ai có nhiều chìa khóa (Key = Ki) hơn người gác cổng (JaniTOR = TON)?. Ý chỉ thuốc của L còn nhiều hơn cả đơn vị đo lường là Tấn
Tham khảo từ reddit.com

Đó là một ví dụ. Nhưng, nếu bạn muốn câu punch của mình gây sát thương nhiều nhất có thể thì nó phải có “sự bất ngờ” trong đó, vì càng bất ngờ thì nó sẽ càng thú vị, sát thương nó gây ra cho đối phương sẽ càng thốn (hoặc vui), còn gì tuyệt vời hơn khi bạn kết thúc một câu nào đó mà người nghe tự dưng phải đứng hình trong vài giây rồi bất cười đúng không nào? Như kiểu đánh Liên Quân lâu lâu nổ chí mạng vậy, bạn thấy đau không? Là thế….

Trở về với tiêu đề của bài viết, “punchline không hề gói gọn trong rap”.

Đầu tiên là thơ ca. Cái này chắc cũng từng có người nói qua rất nhiều rồi, nên ở đây tôi chỉ nói thêm một tý. Đây nó cũng chẳng khác nhạc rap là bao đâu, như kiểu những trận ‘battle rap’, thì ở đây khi các nhà thơ đấu khẩu với nhau thì thứ vũ khí của họ sẽ là những câu thơ đối đáp. Nếu muốn biết rõ hơn các bạn có thể xem qua bộ phim Đường Bá Hổ, hoặc tại Việt Nam là những đoạn thơ đấu khẩu của đôi bạn là Nguyễn Bính và Hoàng Tấn, có nhiều câu chí mạng lắm nhé

Hay những câu quotes đậm chất thơ của những thi sĩ nổi tiếng của thế kỷ trước, chẳng hạn như ở đây tôi sẽ có một câu nói của Alice Roosevelt Longworth, một nữ thi sĩ người Mỹ: “lấp đầy những khoảng trống, làm trống những khoảng đầy và gãi những chỗ ngứa”. Nghe thì có vẻ bình thường, không vần vèo, không có gì là bất ngờ ở đây. Thật sự thì mình cũng không dám chắc câu có phải là punchline hay không nữa. Vì việc nó là punch hay không còn phải tùy vào cách hiểu, cách nghĩ, cách định nghĩa của người được nó truyền tải đến nữa. Nói ra thì có phần hơi mông lung, có thể định nghĩa của tôi với câu quotes trên sẽ không được chính xác, nhưng tôi có thể chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều punchline trong thơ ca thuần túy, nhất là thơ ‘chính trị’

Phim hài Châu Tinh Trì, “Đường Bá Hổ điểm Thu Hương” năm 1993

Tiếp theo sẽ là tranh ảnh. Quay trở về khoảng thời gian những năm 1841, một tạp chí hài hước và mang đầy tính châm biếm đã được phát hành hàng tuần tại vương quốc Anh, “Punch Magazine” (tạp chí Punch). Ôi! Thật khó để có thể thoát khỏi những di sản mà mỗi ấn phẩm họ để lại. Từ khi thành lập cho đến lúc suy tàn là từ năm 1841 cho đến năm 2002, với mỗi tập được phát hành, ‘Punch’ đã tạo ra những con mắt cùng ánh nhìn săm soi đầy chăm biếm về cuộc sống, xã hội – họ biểu thị mối quan tâm cũng như thất vọng của mình về đất nước mà họ đang sống; và đến ngày nay, vô tình nó lại trở thành một nguồn tài nguyên vô giá cho các nhà sử học xã hội. Trong hơn 161 năm hoạt động, ‘Punch’ đã giúp mang rất nhiều những bài báo của các tiểu thuyết gia, tác giả, tên tuổi đến gần độc giả hơn như William Thackeray (1811–1863), P. G. Wodehouse (1881–1975) và A. A. Milne (1882–1956). Cả những bức tranh được thể hiện bởi những hoạ sĩ như H. M. Bateman (1887–1970), Ronald Searle (1920–2011) và Gerald Scarfe (sinh 1936)

Trong những năm thành lập, ‘Punch’ đã kết hợp một cách rất tài tình về sự hài hước của những bức tranh minh họa cùng những tranh luận chính trị táo bạo đi kèm dưới mỗi bức ảnh. Trong thời kỳ hoàng kim của họ là vào cuối những năm 1800, ‘Punch’ đã phản ánh trung thực về quan điểm bảo thủ của tầng lớp trung lưu đang phát triển và những bản sao của nó có thể được trông thấy ở các nhà ngoại giao, bộ trưởng nội các và thậm chí cả hoàng gia. Ở thế giới phương Tây, ‘Punch Magazine’ đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ‘văn học trào phúng’. Nhất là trong lĩnh vực minh họa, họ đã thực sự cách mạng hóa nó.

Một bức tranh trong số đầu tiên của “Punch Magazine”, năm 1841. Nguồn: Wikisource

Với việc tạo ra hàng loạt những ảnh hưởng cho một trường phái văn học, những bức tranh biếm họa đầy sắc sảo mà họ mang lại luôn chứa đựng nhiều sự bất ngờ, thứ có thể khiến cho bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều phải lặng người, hay đôi khi là bật cười – tuỳ vào đối tượng nó truyền tải. “Punch Magazine” sẽ là một trong hàng triệu những ví dụ về ‘punchline’ trong tranh ảnh, bên cạnh đó còn rất nhiều kiểu tạp chí này trên thế giới. Chẳng hạng như ở Việt Nam chúng ta sẽ có ‘Tuổi trẻ cười’ này, những bức vẽ rất chi là hài hước, nhưng bên trong đó là những thông điệp, đôi khi còn là châm biếm, đã kích chính trị, xã hội đấy

Cuối cùng, thứ tôi muốn nhắc đến ở đây sẽ là phim ảnh. Có vẻ hơi fun một tý nhé. Đó là bộ anime Saitama aka Áo choàng hói, một nhân vật vớ bề ngoài không thể ngố hơn (gây cười), nhưng kết thúc thì chỉ cần 1 punch (bất ngờ, rất chí mạng).

Nói thế thôi, nhưng punch thật sự được dùng cả trong phim ảnh đấy. Ở đây tôi xin ví dụ là bộ phim điện ảnh đến Hàn Quốc, “Swing Kids”, một bộ phim cực kỳ chính trị, nội dung kể về một nhà tù trong cuộc chiến Nam Bắc – Hàn Quốc, những tù nhân ở đây rất thù ghét nhau vì họ ở cả 2 chiến tuyến, nhưng tất cả đều được kết nối bởi đam mê là khiêu vũ. Xuyên suốt nội dung phim chứa nhiều yếu tố gây cười, nhưng cái kết phim họ lại chốt một câu rất thấm, như câu chốt: “Tiếp theo sau đấy là Swing Kids với màn biểu diễn mang tên ‘tư tưởng, chế độ’ con mẹ chúng mày”.

Bộ phim điện ảnh Hàn Quốc “Swing Kids” ra mắt năm 2018

Nếu kể ra thì sẽ rất dài dòng, nên ở phần này tôi khuyên các bạn nên dành thời gian để cảm nhận nhé. Hoặc bạn có thể xem qua bộ phim “Dolemite” ra mắt năm 1975 do Eddy Murphy thủ vai, hay “Quốc Sản 007” của Tinh Gia nhé. Rất nhiều điều sẽ khiến bạn bất ngờ đấy

Phía trên vẫn không phải là tất cả của “Punch Line” đâu nhé. Ở nước ngoài còn có những talkshow, hài độc thoại …. sử dụng punch. Hay nói đâu xa, Táo Quân của Việt Nam đấy, punch khét lẹt nhé. Nhưng hôm nay đến đây thôi, hẹn quý bạn đọc ở một bài viết khác; có thể bài tiểu luận này của mình sẽ không mấy thuyết phục, nhưng đây là cách nghĩ của tôi. Cám ơn các bạn đã đọc

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây