Trang chủ HipHop HipHop. Tiếng nói đấu tranh tại Thái Lan

HipHop. Tiếng nói đấu tranh tại Thái Lan

0
1384

Thái Lan, năm 2019, một ngọn lửa đã được đốt cháy tại xứ sở Chùa Vàng, một sự hồi sinh của các cuộc biểu tình tự do ngôn luận.
Đặc biệt, đây cũng đánh dấu cuộc bầu cử đầu tiên kể từ cuộc đảo chính quân sự Thái Lan kể từ năm 2014. Dưới thời cai trị của nhà độc tài Prayuth Chan-Ocha, tất cả các hình thức bất đồng chính kiến trong chính trị đã bị bóp nghẹn với sự kiểm duyệt nghiêm ngặt, và vâng. tất cả đã phải trả giá bằng quyền “dân chủ”.

Nhiều thanh niên trẻ biểu tình tại thủ đô Bangkok năm 2020 nhằm yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha từ chức (báo Thanh Niên)

Chính khoảng khắc ấy, Hip Hop, thứ văn hóa xuất thân từ đường phố đã trở thành một công cụ để đảm bảo mọi người đều có thể tự do thể hiện tư tưởng, suy nghĩ của mình. Những thanh thiếu niên trẻ tuổi tay giơ khẩu hiệu, biểu tình trên đường phố, các bức vẽ graffiti tràn ngập khắp nơi. Nhưng trong tất cả các hình thức để thể hiện, thì RAP vẫn là thứ có tác động lớn nhất.

Vào tháng 10 năm 2018, một nhóm rap có tên Rap Against Dictatorship (RAD) đã ra mắt một video âm nhạc trên youtube mang tên “Prathet Ku Mee”, có nghĩa là “Tố cáo việc kiểm duyệt cực đoan”. MV trên đã thu hút hơn 70 triệu lượt xem, điều này đã khẳng định với mọi người rằng sự lan truyền của phong trào Hip Hop mạnh mẽ và phát triển đến cỡ nào ngoài nơi sinh ra nó là Hoa Kỳ

Không chỉ như thế, cũng tại Thái Lan, Elevenfinger, một cậu nhóc 17 tuổi, đã tập hợp các bạn trong lớp của mình để làm một bài rap mang tên “เจ๋งพอ” để lên án hệ thống giáo dục. Cậu giải thích rằng hệ thống giáo dục không dạy sinh viên dám bày tỏ ý kiến, thay vào đó họ dạy họ phải tuân theo. Sau cuộc biểu tình trong lớp học và video YouTube nổi tiếng, chính phủ đã phải đối mặt với sự phản đối và phản ứng dữ dội ngày càng tăng.

Dựa lưng vào tường, nhà nước không còn cách nào khác là phải đáp lại. Ban đầu, để đáp lại những cuộc biểu tình, chính phủ Thái Lan đã đưa ra lời đe dọa bắt giữ các nghệ sĩ can đảm này. Nhưng khi chứng kiến phản ứng áp đảo từ người dân, họ đã quyết định hợp tác với Hip Hop để thu hút, lôi kéo giới trẻ.

Một tuần sau khi ra RAD ra mắt ca khúc “Prathet Ku Mee” trên, để đáp lại tất cả, phía chính phủ đã đứng sau để cho một số rapper ra mắt ca khúc mang tên “Thailand 4.0”. Video âm nhạc như một lời tuyên bố rằng, họ biết cách tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước.
Với lyrics của “Thailand 4.0”, bài hát đưa ra một câu hỏi lớn cho hầu hết người nghe? Đối với một nhà nước không dạy cho sinh viên của mình có thể tự do bày tỏ quan điểm, phải câm nín trước những bất công mà họ thấy mỗi ngày, vậy sự sáng tạo và tiến bộ có ý nghĩa gì đối với chính phủ?

60.000 lượt dislikes trong số bốn triệu lượt xem đã nói ra tất cả

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây