More

    Rap Trung Quốc công kích các nhãn hàng thời trang như H&M, Nike, và Adidas

    Cách đây 2 tuần trước, cả Mỹ và E.U đều đã áp đặt các lệnh cấm vận lên Trung Quốc vì cách hành xử với người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi. Và giờ, khi những người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương đang là tâm điểm, thì nhiều công ty quốc tế cũng bắt đầu lên tiếng…. Đặc biệt là những thương hiệu may mặc trên thế giới
    Đó là vì khu vực Tân Cương góp tới 85% sản lượng bông của Trung Quốc, 20% lượng bông cho thế giới, và rất có thể mọi loại bông từ Tân Cương đều dính tới lao động cưỡng bức.

    Và vì thế các nhãn hàng thời trang không muốn dính đến việc bán hàng từ bông dính đến ‘lao động nô lệ’.

    Đầu tiên có thể kể đến “Under Armour”, họ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát để hạn chế việc sử dụng bông từ Tân Cương trong các sản phẩm của họ
    Tháng 9 năm ngoái, H&M họ cũng thông báo là đã cắt đứt quan hệ với những nhà cung cấp đến từ Trung Quốc vì các cáo buộc lao động cưỡng bức từ Tân Cương

    Và ở tháng 1, một trong những chính sách được đưa ra bởi chính quyền Trump liên quan tới Trung Quốc là cấm hẳn bông được sản xuất từ Tân Cương. Kết quả là một chuỗi cung ứng hàng tỷ đô la đã vỡ vụn sau một đêm, chỉ vì vấn đề nhân quyền

    Đó là một điều tốt cho thế giới. Nhưng không hề tốt cho đất nước tỷ dân Trung Quốc. Họ đang bị làm xấu về mặt hình ảnh, nhưng họ đã tìm ra giải pháp đó là, “Chủ Nghĩa Dân Tộc”. Truyền thông nhà nước đã xoay sở biến lệnh cấm bông Tân Cương thành lợi thế bằng cách lợi dụng chủ nghĩa dân tộc. Họ làm thế bằng cách tô vẽ việc từ chối, tẩy chay bông Tân Cương như phân biệt chủng tộc, lăng mạ toàn thể người dân Trung Quốc

    Mọi thứ bắt đầu bởi một bài đăng trên Weibo bởi “Đoàn thanh niên Cộng Sản Trung Quốc” :

    “Các người muốn kiếm tiền từ Trung Quốc, nhưng lại tẩy chay bông Tân Cương? Đúng là mơ mộng hão huyền”.

    Ngoài ra họ còn đăng tải một tấm ảnh những nô lệ da đen từ thế kỷ trước đang làm việc tại những đồn điền bông ở Mỹ. Và họ quay ngược cáo buộc các thương hiệu nước ngoài, và quốc gia phương Tây như Mỹ đang làm tổn thương cảm xúc của người dân Trung Quốc, và họ mới là những quốc gia sử dụng nô lệ

    Từ đó, một cuộc thập tự chinh nổ ra, dẫn đầu bởi chính quyền nhà nước Trung Quốc. Trong đó, giới rapper thậm chí còn phát hành những ca khúc thóa mạ những nhãn hàng thời trang quốc tế, và điều này rất được chính quyền Trung Quốc hoan nghênh

    Được trích từ kênh Youtube “Trung Quốc không kiểm duyệt”

    Nhưng điều mâu thuẫn ở đây là gì?
    Đối với âm nhạc, chính quyền Trung Quốc từng đưa ra “Những lưu ý”

    • Đối với người nghe nhạc, lẫn các nhà tổ chức: “Không làm việc, hoặc nghe những sản phẩm từ những người có giá trị đạo đức thấp
    • Không làm việc với những người làm nhạc với ca từ dung tục với những sở thích thấp kém (ma túy vv…vv);
    • Không làm việc với những người có suy nghĩ và phong cách thiếu tinh tế

    Với những lưu ý trên. Tại sao phía nhà nước Đại Lục lại hoan nghênh, đi ngược lại với những điều mà họ từng đưa ra? Cũng như vào mùa hè năm 2017, một rapper đến từ thành phố phía tây nam Tứ Xuyên được biết đến với cái tên “Fat Shady” đã thu hút sự chú ý với một bài hát mang tên “Stupid Foreigners” (người nước ngoài ngu ngốc), với những lời ca thô tục nhắm vào người nước ngoài đang sinh sống tại Trung Quốc, nhưng lại đề cao dân tộc mình. Trong video âm nhạc họ lang thang ngoài các con phố và liên tục chỉ thẳng ngón tay giữa vào người đi đường….. Nhưng họ lại không hề bị cục văn hóa kiểm duyệt. Tại sao?

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây