Trở lại những năm 70, 80 của thế kỉ trước,khi mà bóng rổ vẫn chưa chiếm được vị thế trong lòng những người hâm mộ thể thao tại xứ cờ hoa thì khi ấy bóng chày mới là môn thể thao được yêu thích nhất. Bản quyền truyền hình của bộ môn này vào thời điểm đó là đắt hơn nhiều so với bóng rổ. Thay vì là hình ảnh của những siêu sao úp rổ tài năng đang vươn mình ném bóng thì những tay đánh bóng chày mới là những người được mến mộ, quan tâm nhiều hơn.
Và ở giai đoạn này, Rap vẫn còn là thứ gì đó quá đỗi nhỏ bé, hoàn toàn không có chỗ đứng trong một thế giới đang điên đảo vì Rock n Roll của những The Beatles, hay là Queens. Người ta bật radio là để nghe Jazz, Country hay Disco chứ chẳng phải là để nghe Rap. Có thể nói,sự xuất hiện của Rap là khá mờ nhạt trong đời sống hàng ngày của mọi người.
Thế rồi vào năm 1984, rapper huyền thoại Kurtis Blow mới release một con track nóng hổi mang tên “Basketball”, sự kiện này được ví như là một vụ nổ phá tan rào cản giữa Hip-Hop và thể thao, và cụ thể hơn là bộ môn bóng rổ :
“They’re playing Basketball
We love that Basketball …”
Đoạn điệp khúc cứ thế vang lên, in đậm vào trong tiềm thức của các thính giả. Từng câu từng chữ của bài hát len lỏi qua từng con phố nhỏ, những ngõ ngách, những khu ổ chuột nghèo nàn, đầy rẫy bạo lực, tệ nạn của người da màu. Sống trong một cuộc sống gian lao,vất vả, cái đói cái khổ đè nặng lên từng mái nhà thì với họ: thể thao và âm nhạc là lối thoát duy nhất,là niềm an ủi lớn lao.
Những cái tên đình đám của NBA thời bấy giờ được Kurtis xướng tên như thể là những homies của anh. Trên khắp các sân bóng rổ phủi của người da màu, nhịp boom-bap sôi động của bài hát được vang lên như một bản hùng ca:
“Basketball is my favourite sport
I like the way they dribble up and down the court
Just like I’m da king of microphone
So is Dr.J and Moses Malone … “
Các rapper đều tỏ ra khá hứng thú với môn thể thao này, nhiều người thậm chí còn là fan cứng của NBA. Những bài rap về bóng rổ tiêu biểu phải kể đến “Forever” của Drake với sự góp giọng của Kanye West, Lil Wayne và Eminem, hay “It was the good day” Ice Cube – rapper huyền thoại của bờ Tây, cựu thành viên của tổ đội N.W.A :
“Which park are y’all playin’ basketball ?
Get me on the court and I’m trouble
Last week f*cked around and got a triple double
Fraking brothers every way like M.J
I can’t believe,today was a good day …”
Không chỉ những rapper có đam mê với bộ môn này, những ngôi sao NBA cũng tỏ ra khá thích thú với Rap/Hip Hop và thậm chí có những người đã trở thành rapper. Phải kể đến huyền thoại bóng rổ người Mỹ gốc Phi Shaquille O’Neal với các track như “I know I got”, “What’s up doc”,…hay Damian Lilard aka Dame D.O.L.L.A với “GOAT Spirit”
Các rapper cũng thường xuất hiện dưới danh nghĩa là khách mời đặc biệt trong một số sự kiện của NBA. Như Cardi B, Chance The Rapper tại NBA All-Star 2018, J Cole được mời đến trình diễn ở halftime NBA All-Star 2019, hay là nhóm nhảy JABBAWOCKEEZ tại NBA Finals 2017.
Thậm chí cả trong MV “Laugh now cry later” , Drake đã mời cả Kevin Durant góp mặt trong MV. Những trào lưu như Grillz (tên gọi của một bộ trang sức bọc răng được đính vàng,kim cương,đá quý) cũng được các siêu sao bóng rổ hưởng ứng nhiệt tình.
Lời kết : Mối lương duyên giữa bóng rổ và Hip-Hop sẽ tiếp tục bền bỉ trong tương lai. Theo dòng chảy của thời gian, sẽ có những lúc cả hai chìm vào quên lãng nhưng cũng đừng vì thế mà quên đi những gì mà chúng đã có khi đã đồng hành cùng nhau trong hàng chục năm qua.