“Choi Soon-sil Gate”, hay chúng ta có thể hiểu là “Bê bối chính trị Hàn Quốc”. Là một sự kiện diễn ra vào năm 2016, thứ đã khiến cho toàn cảnh chính trị ở Hàn Quốc ít nhiều bị đảo lộn; sau khi hàng loạt rapper tại xứ sở Kim Chi cho ra đời những ca khúc mang nội dung liên quan đến vấn đề này.
Với sự kiện trên, nó đã tác động rất lớn đối với K-HipHop, và vai trò của nhạc ‘rap chính trị’ tại quốc gia này
Nguồn: HIPHOPKR
Political Hip-Hop
“Không nói về chính trị” là thứ mà hầu hết mọi người được lưu ý khi đến Hàn Quốc làm việc, và cũng vì vậy, thật sự tại quốc gia này có rất ít rapper dám công khai làm nhạc liên quan đến chính trị (mặc dù đây là một thể loại của HipHop). Tất nhiên, ở những nơi khác trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, HipHop mang tư tưởng chính trị là một trong những yếu tố trọng yếu của thể loại này. Từ Tupac đến Ice Cube, Kendrick Lamar, Jay-Z cho đến BOB, tất cả bọn họ luôn có điều gì đó để nói về xã hội, chính trị. Và nhạc rap sẽ là thứ phương tiện hoàn hảo nhất để những rapper tại đây nói lên suy nghĩ của mình, một cách chi tiết nhất
Bây giờ, chúng ta sẽ phân biệt giữa “Political HipHop” (HipHop Chính Trị) và “Conscious HipHop” (HipHop mang ý thức về mặt chính trị/xã hội). Ở trường phái thứ hai mà tôi đã nêu phía trên là “Conscious HipHop”, nó không độc đoán về một quan điểm nhất định, mà ở đây những người theo trường phái này – họ sẽ dùng thông điệp của mình để nâng cao nhận thức về một vấn đề nào đó, mà không cần thuyết phục người nghe từ quan điểm một phía
Ở HipHop tại Hàn Quốc, Fatdoo là một trong số ít những rapper có nhiều bài thuộc “Conscious HipHop”, ví dụ như “딸 을 만지는 아버지 (The Father Who Touches His Daughter”, một ca khúc dựa trên các sự kiện có thật ở quốc gia này, cũng như một lời nhắc nhở về sự nhức nhối của nạn xâm hại tình dục trẻ em.
Hay một ví dụ khác là “Turn Back” của Iron cùng Gang Heo Dalim. Một ca khúc kể lại những hành động vô nhân đạo từng xảy ra trong thời gian cai trị của thực dân Nhật Bản; vậy mà đến hiện nay chẳng ai dám lên tiếng về những tội ác trước kia của họ (một số người cho rằng là không cần thiết)
Còn về “Political HipHop” (HipHop Chính Trị), nó mang tính công kích, mạnh bạo hơn nhiều, rõ ràng hơn nhiều trong việc bày tỏ quan điểm. Như ở đây là “46″ của BFree, một ca khúc mà trong đó anh nhấn mạnh sự cần thiết của việc thống nhất Bắc và Nam Triều Tiên, tức thứ anh muốn là hòa bình (Ca khúc hiện đã bị xoá hoặc bị giới hạn ở một số quốc gia nên chúng tôi không tiện dẫn link tại đây)
Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến nhân vật đại diện quan trọng nhất của Political K-HipHop (HipHop chính trị tại Hàn Quốc), Jerry.k. Là CEO của Daze Alive, anh luôn sẵn sàng bước tới và lên tiếng trước những vấn đề xã hội hoặc chính trị mà anh cảm thấy khó chịu; Jerry thường truyền đạt quan điểm của mình với những câu nói châm biếm, dí dỏm và vô cùng sắc sảo. Tuy nhiên, nhiều thính giả Hàn Quốc dường như không đánh giá cao điều này, có thể vì bọn họ chỉ thích ẩn mình sau màn hình máy tính mà thôi. Như Owen Ovadoz, nam rapper này đã từng nhắc đến vấn đề trên trong ‘Hypocrite’, một ca khúc đưa người nghe đến với những sự kiện hiện tại
Trưởng ban biên tập của Rhythmer và nhà phê bình âm nhạc Il Kwon Kang cũng cho rằng phản ứng của Political HipHop đối với Hàn Quốc hiện giờ (2016) là vô cùng hợp lý. Anh chia sẻ:
“Tôi dám chắc kèo rằng hiện giờ có vô số người đang ghen tị với mấy ông nghệ sĩ HipHop Âu Mỹ, những người mà có thể tự do nói về các vấn đề chính trị và xã hội mà không cần lo ngại ‘bố con thằng nào’, đúng không? Nhưng tại sao điều này lại không thường xảy ra ở Hàn Quốc? Đó là bởi tất cả mọi người, từ giới truyền thông, nghệ sĩ và cả người hâm mộ – đó là vấn đề đó
Nói ngắn gọn là vầy
Truyền thông co vòi vì họ sợ chính phủ
Nghệ sĩ cụp đuôi, không dám lên tiếng vì họ sợ truyền thông sẽ không ủng hộ họ – vì sợ chính phủ, hoặc cũng có thể họ chẳng hứng thú với chính trị và xã hội. Còn ở người hâm mộ thì gào thét nghệ sĩ đừng nên nói về chính trị, thứ khiến người nghệ sĩ bị xịt keo”
Chia sẻ của Il Kwon Kang trên facebook vào năm 2016
“Choi Soon-sil Gate” (Bê bối chính trị tại Hàn Quốc)
Trong trường hợp bạn không biết Choi Soon-sil Gate là gì, hãy đọc về nó (ví dụ ở đây)
Trong khi đây là những gì mà các thuyết âm mưu đang chờ đợi, vụ bê bối này đương nhiên sẽ có tác động rất lớn đến những người dân xứ Kim Chi, và họ đang yêu cầu bà Park Geun-hye, tổng thống của Hàn Quốc phải từ chức. Cư dân mạng khắp nơi đều muốn chia sẻ ý kiến riêng của mình, ngay cả ở những phía không liên quan như webtoon cũng có ý muốn bày tỏ (truyện tranh mạng của Hàn Quốc), và từ đó đã xuất hiện rất nhiều meme mang hình ảnh chế nhạo tổng thống.
Các rapper cũng rất sốc, phẫn nộ vì vấn đề này. Không sợ hãi, không khoan nhượng, kết quả là họ phải tự mình lên tiếng – với một thái độ rất khác, và đương nhiên là bằng chính cả cái tên của họ
Người đầu tiên phất lá cờ này có thể nhắc đến Detempo, với ca khúc ‘우주 의 기운 (Energy of the Universe)
Tại verse một Detempo đã giễu tổng thống và Choi Soon Sil, anh đã gọi Soon Sil là ‘Siri’ (실 이)
“An Android bot waiting for the oracle from Germany
Bastards who have to taste both shit and soybean paste before being able to tell A from B
Thanks to them I ate it too, damn shit
I’m a rapper who has never asked his friends [for an opinion] when writing lyrics
Maybe that’s why I can’t become famous, I know that,
but who knows what will happen from now on
Gotta ask (Please answer soon) Siri”
(Con người máy Android này mong chờ đợi điều kỳ diệu đến từ Đức
Lũ khốn nạn này phải nếm cả shit lẫn đậu tương trước khi phân biệt được A với B
Nhờ ơn tụi mày mà tao cũng đã ăn phải, lũ khốn
Tao là một thằng rapper mà chưa bao giờ phải hỏi ý kiến bạn bè khi viết lời
Chắc đó cũng là lý do mà tao đéo nổi tiếng được, chán đời
Nhưng ai biết được sau này chuyện gì sẽ xảy ra chứ
Tao đi hỏi Siri đây (làm ơn trả lời sớm dùm))
Tiếp theo là sẽ là Jerry.k với ca khúc “하야 해 (HA-YA-HEY)”, có nghĩa là: “Từ chức!”
“Pretending to be a white knight, you threw our country down the drain, uh
We tighten, tighten, and tighten our belts
Those banknotes pile up in the storages of chaebols
Then, in those chaebols’ bank accounts
the commas fucking, fucking, fucking increase”
(Đóng vai là một hiệp sĩ trắng, bà quăng đất nước chúng tôi xuống cống
Chúng tôi thắt lưng buộc bụng
Còn những tờ giấy bạc thì chất đống trong kho của lũ tài phiệt
Rồi sau đó, tài khoản ngân hàng của chúng
Mấy dấu phẩy cứ thế tăng dần một cách khốn nạn)
Jerry cũng nhạo Choi Soon Sil về việc chọn quần áo cho tổng thống. Với bức ảnh bà ta ăn gà rồi bôi vào quần áo của bà Park tổng thống
“We too will eat chicken now and then wipe our hands
that are dirty with grease at those clothes”
(Chúng ta cũng sẽ ăn gà bây giờ và sau đó
Chùi đôi bàn tay đầy mỡ vào bộ quần áo bẩn thỉu đó)
Theo sau sẽ là Owen Ovadoz, một thành viên của MKIT RAIN – với “Hypocrite”, ca khúc này đã được người hâm mộ đánh giá rất cao về mặt âm nhạc. Trong lời bài hát, anh đã đề cập đến việc mẹ của anh không muốn cho anh công khai ý kiến của mình, và anh đã xin lỗi vì đã không nghe lời của mẹ – vì bà biết con trai mình là người luôn phải lên tiếng trước những gì cần phải nói
“I need trust, consideration and understanding
not the public play, what we need is to understand
I quit university, there’s not a lot I know
I already passed middle and high school education when I was in the basketball club
so here I am as a rapper talking politics
who’s the real hypocrite that only talks the talk can’t you tell?”
(Tao cần sự tin tưởng, tôn trọng và thấu hiểu
Chứ không phải diễn vai công chúng, những gì tao cần là hiểu nhau
Tao đã bỏ đại học, hiểu biết tao có thể ít
Tao chỉ đậu trung học cơ sở, trung học phổ thông khi còn tham gia câu lạc bộ bóng rổ
Nên giờ tao ở đây, là một rapper nói chuyện chính trị
Ai mới là kẻ đạo đức giả đây, các người dám nói không?
Cuối cùng nhưng không phải là tất cả, Deegie Kheem (김디지) với ca khúc “곡성” (GOOD PANN)”, tựa đề của bài này cũng là tên tiếng Hàn của một bộ phim kinh dị là ‘The Wailing’ với nội dung bao gồm một pháp sư và một người phụ nữ bí ẩn… . Cho đến nay, đây là một trong những ca khúc ‘tục tiểu’ nhất; do đó trước khi vào sâu bên trong bài nhạc, nó đã được bắt đầu bằng một lời cảnh báo.
Nhưng Deegie Kheem, đây không phải là lần đầu tiên anh mang chính trị vào trong nhạc, trước đây Kheem cũng đã từng phát hành một ca khúc Political HipHop, “No Bullets But Ballots”, thứ anh dùng để đề cập đến nhiệm vụ bầu cử của mỗi người dân, trong đó anh đã bày tỏ sự ác cảm của mình đối với Park Geun Hye..
Trong ‘GOOD PANN’, anh đã đề cập đến ‘YGGR’ của hãng thu âm Illionaire:
“Soon-SIRI, PGhye, connecting link, this is the sound of [y]our corruption rotting
(Soon-SIRI, PGhye, sự liên kết này, là âm thanh tham nhũng thối nát của tụi mày
Deegie Kheem cũng nói rõ lý do vì sao ca khúc lại có nhiều từ thô tục:
“It’s those assholes who are at fault, why do we have to be careful and hold back?”
(Đó là lỗi của lũ súc vật tụi mày, tại sao tao phải sợ rồi kìm nén trong lòng chứ?)
Tôi đã nói rồi mà
Theo điều tra từ giới truyền thông, nhiều suy đoán về người đàn bà bí ẩn Choi Soon-sil đã ngày càng mở rộng. Theo bài báo này, công ty chủ quản YG Entertainment đã bị nghi ngờ là có dính líu tới Choi Soon-sil thông qua Cha Euntaek, người từng đạo diễn cho một số video âm nhạc của Big Bang, PSY và 2NE1.
Bài báo này suy đoán rằng, nhờ mối quan hệ trên mà các nghệ sĩ của YG như G-Dragon, Daesung và Park Bom mới có thể dễ dàng thoát được các vụ điều tra từ những công tố viên – trong một số vụ án. Với những tiết lộ này, một lần nữa nó đã nhận được sự chú ý từ Iron, người đã mổ xẻ những vấn đề liên quan đến các nghệ sĩ của YG trong ca khúc “System”
“Behind business masked as loyalty,
there’s a mistress that lives off it
In this scene, the tail wags the dog
Schemes hidden behind the curtain of the press”
(Đằng sau việc làm ăn muốn yên ổn thì phải trung thành
Có một bà chủ sống nhờ nó đấy
Trong giới này, cái đuôi sẽ là thứ điều khiển con chó
Những lời gian trá luôn ẩn sau tấm màn báo chí)
Vì vậy, sau tất cả – việc mang “chính trị” vào trong HipHop cũng không tệ đúng không. Theo một góc nhìn nào đó, ngoài việc dám đối đầu trực tiếp với những gì đang diễn ra thì đây cũng là một cách hướng đến lợi nhuận mà các rapper hoặc những người trong giới HipHop thường làm.
Và sau cùng, dù thế nào thì chúng ta cũng nên hoan nghênh những rapper này, những nghệ sĩ dám vượt qua ranh giới để lên tiếng về chính trị, dù đó là hành động đến từ trái tim hay chỉ là một công cụ nhằm thu lại lợi nhuận. Thì cái cách mà họ truyền đạt quan điểm – trong vô thức họ đã có thể làm ta sực tỉnh, cho ta biết được rằng mỗi công dân trên mỗi quốc gia đều có quyền lên tiếng cho chính bản thân họ, và cả cho xã hội xung quanh họ.
Một trong những yếu tố tuyệt vời của HipHop, nền văn hoá mang tư tưởng phản chính trị, một phong trào phản kháng của xã hội. “Political Hip-Hop”
Nguồn: HIPHOPKR