Tháng 4.1975, giang hồ Sài Gòn xuống tàu di tản ra nước ngoài. Từ Guam, từng băng nhóm được đưa vào định cư tại các tiểu bang của nước Mỹ, tập trung tại nam Cali
Nhóm do Tài chém cầm đầu gồm một số ngựa non mới lớn như: Chương còm, Minh đô, Vinh 81, Sang con…; nhóm do Quốc nhái (thiếu tá chỉ huy người nhái E.O.D) đứng đầu gồm: Các, Nghĩa Congo, Minh cá sấu, Hải P.T, Lâm Biệt Hải, Hiếu cao, Hiếu lùn, Cường cà lăm, Mỹ viễn thám, Hà thủy quân ……
Những thập niên sinh sống tại tiểu bang Cali, nước Mỹ – các băng giang hồ gốc Việt chỉ gói gọn trong từng băng nhóm nhỏ, hoạt động giới hạn quanh các dịch vụ tối sáng nhập nhòe, với massage đặc biệt, chứa sòng ‘cò con’, bán lẻ ma túy … Thỉnh thoảng, đám ngựa non xuống đường nổ súng theo lệnh đàn anh trong các cuộc tranh giành bến bãi tại các khu phố thương mại Á Châu. Do tranh giành khu vực, đôi khi bất hòa cũng đã xảy ra giữa các băng nhóm gốc Việt nói riêng hay gốc Á nói chung, chẳng hạng như băng Tài chém và băng của Quốc nhái đã từng chạm súng với nhau, gây tử vong cho một thiếu nữ là vợ của M (một thành viên trong băng Tài chém), hay nóng hơn nữa là cuộc đụng độ giữa đám Hồng Môn Hội của China town ở L.A… Tóm lại, những băng nhóm giang hồ gốc Việt hải ngoại ở Cali không thể phát triển thành tổ chức Cartel như đám xã hội đen gốc Hoa, Mexico hoặc mafia Ý, Nga được
Thời gian trôi đi cho mãi đến năm 1987, những băng giang hồ gốc Việt mới bắt đầu phất cờ, tập họp chiến hữu, tạo dựng thành một tổ chức mang tên “2202 Vietnamese Boyz Gang” (VBZ), một tổ chức đúng bài bản và mở rộng tầm hoạt động sang các tiểu bang màu mỡ thuộc bờ Tây nước Mỹ. Theo FBI, những người tham gia băng nhóm này chủ yếu là nam giới gốc Việt, một số thì là người nhập cư từ Việt Nam, còn số khác là Mỹ lai và những thành viên thường sẽ có một hình xăm con rồng với 2 tay ôm viên ngọc châu.
Con số biểu trưng: “2202”, trong bảng chữ cái V đứng hàng 22, và B đứng hàng thứ 2.
Nhưng khi nói đến VBZ chúng ta không thể nào không nhắc đến “Asian Boyz Gang”, một tổ chức ban đầu được thành lập bởi các thanh niên gốc Campuchia nhằm mục đích giúp đỡ những người Châu Á sống tại Mỹ vì nạn phân biệt chủng tộc, và hơn hết là giúp họ tránh khỏi sự ức hiếp của những băng nhóm da trắng, latino và da đen
Theo FBI, ABZ là băng đảng Châu Á lớn thứ 2, và là băng đảng lớn thứ 12 tại Hoa Kỳ. Với đa phần thành viên đều là người Châu Á như Campuchia, Lào, Hàn Quốc và Việt Nam, …. Theo nhiều báo cáo, trong năm 2009 Asian Boyz đã mở rông địa bàn hoạt động đến tận 28 thành phố khác nhau, với 14 tiểu bang khác nhau trên khắp nước Mỹ. Phương châm sống của những thành viên ABZ là “1226” có nghĩa là “1 Life 2 Live”, “26 to Die”, hoặc “1 Life 2 Live, 2 6icc to die”, và các số 1, 2 và 26 nếu tính trong bảng chữ cái là ra được ABZ (1=A, 2=B, 26=Z = ABZ)
Đặc biệt, như đã nói phía trên, ABZ là một tổ chức được thành lập bởi người Châu Á, nhưng có một sự thật là nó đã được tách ra từ băng đảng da màu lớn Hoa Kỳ, ‘Crips’. Vì vậy, ngoài những cái tên trên họ còn được gọi là “Asian Crips”, hay “Asian Boyz Crip”. Bên cạnh đó còn có thông tin Vietnamese Boyz Gang (VBZ) cũng từ ABZ mà ra, và cả 3 tổ chức tội phạn này đều là đồng minh với nhau cùng đối thủ không đội trời chung là Bloods, hay những băng nhóm gốc Hoa như Wah Ching (WC) (một nhánh Á của Bloods và là hậu duệ của Hội Tam Hoàng).
Lại trở về với VBZ. Không giống như Tây Ban Nha và các băng nhóm người Mỹ gốc Phi hoặc các băng nhóm của Campuchia, các băng đảng Việt chủ yếu là phi lãnh thổ. Và thường được biết với cái “đầu nóng” (tức giận một cách dễ dàng) khi luôn giải quyết mọi vấn đề bằng nắm đấm ngay lần đầu tiên, sau đó họ trở lại lần thứ hai với vũ khí hoặc một khẩu súng, họ sẽ làm mọi việc để đạt được điều mình muốn.
Một điều khá phổ biến trong các băng nhóm Việt nữa là họ thường sẽ đi theo các nhóm nhỏ khoảng 3-5 người, rất hiếm để chúng ta bắt gặp họ tụ tập lại thành một nhóm lớn. Đến nổi cảnh sát đã từng tự hỏi rằng tại sao các băng nhóm Việt Nam lại rất khó để bắt được khi họ phạm tội?
- Thứ nhất họ không lãnh thổ: Không có lãnh thổ, địa bàn nhất định rất khó để cảnh sát theo dõi
- Thứ hai nhóm của họ thường được giữ ở mức nhỏ: Càng ít người, càng ít người để ý… kể cả cảnh sát hay người dân
- Thứ ba có rất nhiều băng đảng Việt. Khi họ gây án, truy được chính xác người ra tay cũng là một chuyện vô cùng khó. Họ như một cộng đồng chứ không đơn thuần là băng nhóm. Ví dụ: họ có 10 nhóm nhỏ, rồi họ lại phân tán ra thành 5-7 nhóm nhỏ hơn trong đó nữa, nên rất khó xác định chính xác.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, VBZ bắt đầu có ý đồ tạo dựng nên một Cartel đúng nghĩa hơn. Nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra, trong đó có thể nhắc đến lần tranh quyền kiểm soát guồng máy buôn bán ma túy và chứa sòng bạc với nhóm Tam Hoàng của bọn Trung Quần ở Vancouver (Canada), gây thương vong rất lớn cho cả hai bên, cảnh sát Canada và FBI vào cuộc, càn quét đã diễn ra khiến tổ chức phải im lặng hơn
Sau sự việc trên, một số thì trốn về Việt Nam, đầu quân dưới trướng Năm Cam. Từ cuộc điện đàm đường dài gửi gắm của L.H (một tay giang hồ rất có uy tín với bác Năm) với đích thân Năm Cam, Goerge T (một giang hồ trí thức từng làm consigliori cho đám Corse ở Pháp) gặp Năm Cam trong cuộc nhậu ở nhà một đàn anh giang hồ gác kiếm tu tại gia là Mười Tổng – thủ lĩnh bến cảng Khánh Hội, quận 4, hai khách giang hồ kết thân từ đó. Goerge T lên kế hoạch phát triển chuỗi sòng bạc, lập liên hiệp nhà hàng hạng A, cố vấn cho Năm Cam đứng ra thành lập công ty thương mại. Từng bước, tổ chức Cartel Năm Cam hình thành với đủ loại chiến binh dưới trướng, sẵn sàng thi hành lệnh của sếp.
Trở lại Mỹ, đám giang hồ gốc Việt không thể nổi đình đám, lại phải đối đầu với bọn cartel khác như Tam Hoàng, Ý, Nga. Tất cả chỉ dừng lại ở tầm băng nhóm, làm những phi vụ xóa sổ, quấy phá thuê cho các tổ chức da trắng địa phương.
Trái lại, các băng nhóm giang hồ gốc Việt tại Nga họp nhau lại thành những tổ chức đúng nghĩa Cartel, được đám mafia Nga kiêng dè. Những big boss Việt tại Nga có tên lóng là “soái”, được mô tả là đúng mực giang hồ và có phong cách hảo hán. Cartel Việt tại Nga được giới mafia Đông Âu nể trọng và cư xử hữu nghị. Một nhóm sát thủ thuê thuộc tổ chức Sói Xám từng nhận thực hiện các hợp đồng đòi nợ các ông bà chủ chạy làng quỵt nợ trốn về VN lại tỏ ra mềm lòng và tình cảm khi thi hành nhiệm vụ trên quê hương mình. Các vụ máu me luôn dừng lại ở mức phải lẽ, tuyệt đối tránh tử vong dù cái giá chi trả cao ngất ngưởng.
Trong những thập niên cuối thế kỷ 20, cái gọi là xã hội đen trong thế giới ngầm ở VN nói chung và hai thành phố lớn Sài Gòn, Hà Nội nói riêng vẫn còn loanh quanh ở sân chơi hẹp nội địa và họa lại chương trình đã lỗi thời của các đàn anh mafia nước ngoài. Những trò chứa sòng, bảo kê, buôn ma túy lẻ, động mại dâm, tống tiền… tạo thành một mê cung rượt đuổi giữa luật pháp và tội phạm, gây nên sự hỗn loạn bất an cho an ninh trật tự xã hội và kết thúc là cái giá phải trả sau những chấn song tù ngục, chiếc cột tử hình ở pháp trường.
Thậm chí như Trúc liên bang – một tổ chức tội phạm Đài Loan đầu tư vào VN, hùn hạp làm ăn ngành cờ bạc với các tổ chức đen Sài Gòn nhưng cuối cùng đành bỏ của chạy lấy người. Hội Tam Hoàng – Hồng Kông không chọn VN là nơi làm ăn công khai sau khi đã điều nghiên, thâm nhập thực tế, tiếp xúc với các đồng nghiệp bản xứ và nghiên cứu đối tượng là lực lượng cảnh sát, an ninh VN. Big boss Hồng Kông John Ho – ông chủ ngành casino quyết định chọn đất Campuchia. Đơn giản vì giới tội phạm xã hội đen Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng nói riêng và VN nói chung theo sự đánh giá của bộ phận nghiên cứu Tam Hoàng – Hồng Kông nhiều kinh nghiệm, thì tính khí bất thường, không thể làm việc lớn, rất dễ gây hậu quả từ nguyên cớ rất ấu trĩ…
Năm 2000, bước sang thế kỷ 21, bức tranh thế giới ngầm bắt đầu đổi màu và nhanh chóng dấn thân vào bước ngoặt: Sài Gòn có Năm Cam và Hà Nội có Minh “sứt”. Hai nhân vật này được xem là những big boss đầu tiên đưa giới xã hội đen nội địa bước lên tầm Cartel với một hệ thống hoạt động có kiểm soát và chỉ đạo chặt chẽ.
Bài viết được tổng hợp ở nhiều nguồn, trong đó có daicathay.com