Trong ca khúc “Let the Rhythm Hit ‘Em”, emcee huyền thoại của New York Rakim đã tuyên bố: “I’m the arsenal, I got artillery, lyrics are ammo….” (Tao là cả một kho vũ khí, bản thân là đại pháo, còn ca từ là đạn dược….)
Hay rapper người Pháp gốc Senegal, MC Solaar đã so sánh cây mic của mình với áo giáp và cảnh báo người nghe về những viên đạn lyrical chết người của anh ấy với track “La Concubine de l’Hémoglobine”: “…le mic est devenu ma tenue combat … le Solaarsenal est équipé de balles vocales …”
Kendrick Lamar cũng tự gọi mình là “Kung Fu Kenny” trong suốt dự án mang tầm cổ điển, “DAMN”, ám chỉ đến nhân vật Don Cheadle trong bộ phim phim võ thuật ‘Giờ cao điểm 2’ do Thành Long thủ vai chính.
Như tất cả những ví dụ phía trên, rõ ràng đại đa số các rapper của chúng ta luôn cố so sánh thứ năng lực bằng ca từ của mình với những kỹ năng võ thuật sắc bén hoặc như những món vũ khí đầy sát thương.
- MC sẽ đốt cháy đám đông bằng những rap line “sắc như dao” cạo của mình.
- Breakdancers sẽ “chiến đấu” hết sức mình để có thể toả sáng trên sàn nhảy.
- DJ với các sampled, họ sẽ tạo nên thứ âm thanh “mê hoặc” của riêng họ.
- Các nghệ sĩ Graffiti thì sẽ “đánh bom” các khu vực công cộng bằng tags.
Với cá tính mạnh mẽ của hầu hết các tín đồ Hip-Hop. Truyền thông, những kẻ ngoại đạo ngông cuồng này luôn liếc nhìn chúng ta với những lời đay nghiến rằng thứ âm nhạc và văn hóa này đang đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức của xã hội, những hình ảnh như này là đang khuyến khích giới sự nỗi loạn bên trong giới trẻ. Tuy nhiên, từ những việc mà tôi từng tham gia cũng như tìm hiểu được, theo thời gian nó đã khiến cho cách tôi nhìn vào những hình ảnh này, ca từ này, âm thanh này theo một cách rất khác.
Hành tinh Rap
Nhà âm nhạc học Griff Rollefson cũng từng đưa ra một cái nhìn khác về cách mà các MC hoạt động, đó chính là “ngôn từ như vũ khí”. “Đối với những người của các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội”, ông lập luận: “HipHop đã tạo cho họ một cơ hội để có thể diễn ngôn một cách hiệu quả thứ giúp họ trút bỏ nỗi thất vọng, tạo ra những tưởng tượng, xây dựng sự tự tin bên trong tâm hồn của họ”
Ông còn cho rằng các câu ẩn dụ mang thiên hướng bạo lực trong HipHop toàn cầu thường liên quan đến các thông điệp về sự đấu tranh trong xã hội. Những ca từ mang hành động như vậy đóng vai trò như một phương tiện để các nghệ sĩ thể hiện sự bất mãn của họ đối với bất công xã hội thông qua nghệ thuật. Chẳng hạn như trong ca khúc “Land of Grey” ra mắt năm 2019, nữ MC người Nam Phi Yugen Blakrok đã “tiêu diệt bọn phát-xít” bằng “lưỡi dao bằng ca từ” đầy sắc bén.
Nghệ thuật mang hơi hướng võ thuật
Ở một thời điểm mà di cư, ly khai và chủ nghĩa biệt lập đang là vấn đề, thì những nghiên cứu chuyên sâu về các tác động của HipHop trên toàn cầu đã đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong các quan điểm chính trị và văn hóa. Chúng tôi, những người đang cố tìm hiểu tầm quan trọng của HipHop trong xã hội này, cũng như đưa ra những đánh giá mọi mặt về những thứ mà nó có thể mang lại.
Ý tưởng được đặt ra của Rollefson rằng HipHop là một “môn võ thuật”, rằng nó không chỉ là một hình thức nghệ thuật đương đại, mà ở đây nó còn mang hơi thở của nền điện ảnh Kung Fu và cả triết lý Á Đông đầy sâu sắc
Như ở đây ta sẽ có album đầu tay của Wu-Tang Clan, “Enter the Wu-Tang (36 Chambers)”, với phần tiêu đề đề cập rõ ràng đến bộ phim võ thuật kinh điển ‘Long tranh Hổ đấu’ (1973) với sự tham gia của Lý Tiểu Long và Thiếu Lam tam thập lục phòng (1978).
Video của Busta Rhymes với ca khúc “Dangerous” năm 1997 do Hype Williams đạo diễn (người đã thực hiện một số video HipHop nổi tiếng nhất trong thời kỳ này) đã lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “Võ sư cuối cùng” năm 1985. Vâng, trong video này Rhymes đã sử dụng hình ảnh của nhân vật võ sư mang tên “Sho’nuff!”, với phần lời kể về một đứa trẻ da đen đầy khát vọng – đang phải sống và lớn lên tại những khu ổ chuột đầy tệ nạn tại Bronx của những năm 1980, và dĩ nhiên là còn gì HipHop hơn câu chuyện về một chiến binh đơn độc đã chiến đấu hết mình để phục vụ cho những khát vọng mà mình hằng mơ ước?
Những ảnh hưởng này cũng đã dần lan ra toàn cầu, với những cách thức rất khác nhau. Như Jun Tzu, nghệ danh của mc người Ireland này đã được lấy cảm hứng từ một chiến lược gia quân sự người Trung Quốc là Sun Tzu (Tôn Tử), với mưu cầu thống nhất ở quê hương Belfast của anh ấy. Hay trong đĩa đơn “Klik Klak“, phần tiêu đề của ca khúc được mô phỏng như âm thanh của một khẩu súng lục đang được lên lòng để sẵn sàng khai hỏa – Cream, rapper người Nam Phi đã tuyên bố: “Tôi là Thành Long với cây viết… và tôi sẽ bảo vệ những người quan trọng đối với mình”
Những MC HipHop chính là những đạo gia truyền bá “tư tưởng” của mình thông qua âm nhạc, giống như các nguyên tắc trong võ thuật – thứ được chân truyền từ những vị tổ sư sang các môn đệ. Và với “Hoa Sơn luận kiếm”, sự kiện dùng để xác định người có võ công cao nhất thiên hạ – nơi các tín đồ HipHop cùng nhau ‘cipher’ nhằm trau dồi kỹ thuật, cũng như và “mài dũa các kỹ năng” trong lyrical combat.
Với những khái niệm được truyền cảm hứng bởi nhà âm nhạc học Griff Rollefson về việc Hip-Hop cũng như một môn phái võ thuật, thứ phần nào đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về thứ tư tưởng mang tính phản kháng của cộng đồng, cũng như nền văn hoá này
Bài viết được biên soạn bởi tiến sĩ Warrick Moses
thuộc chuyên ngành Dân tộc học tại Đại học Harvard