More

    Tăng sĩ Nhật Bản dùng HipHop để cảm hoá giới trẻ

    HipHop, là một phong trào xã hội, một nền văn hoá đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trên toàn cầu, và với một quốc gia phát triển bậc nhất Châu Á như Nhật Bản thì cũng không ngoại lệ.

    Là một hiện tượng phản văn hoá, những tín đồ của HipHop sẽ chẳng từ bất cứ thứ gì để họ thể hiện mình; từ những bộ truyện tranh, phim truyền hình, cho đến tôn giáo – tất cả đều sẽ là miếng mồi ngon cho trí tưởng tượng của họ. Nhưng với tôn giáo, Christian HipHop (HipHop Cơ Đốc giáo) thì có lẽ chúng ta đã từng nghe về nó rất nhiều; vậy còn Phật Giáo thì sao?
    Vâng, có vẻ như HipHop và Phật Giáo là hai trường phái tư tưởng hoàn toàn đối lập, chẳng có gì ăn nhập với nhau cả – một bên thì luôn tự hào về bản ngã của bản thân, còn bên kia coi bản ngã như một ảo tưởng nguy hiểm. Một bên thích dùng từ ngữ để truyền đạt, trong khi bên kia thì sẽ cố gắng vượt ra ngoài lời nói (giác ngộ).

    Nhưng với một phong trào ‘phản văn hoá’ như HipHop thì cũng chẳng là vấn đề gì, thích ứng, chuyển hoá – rồi phát triển chính là cốt lõi giúp nền văn hoá này mạnh mẽ đến như vậy.

    Những buổi tiệc HipHop thập niên 80

    Tại ngôi già lam Phật địa Yugasan Rendaiji (Liên Đài Tự-由加山蓮台寺) tại thành phố Kurashiki, tỉnh Okayama, Nhật Bản, một trong những Tự viện Phật giáo quen thuộc đối với hàng nghìn ngôi Tự việc khác. Nơi mà các thành viên của các cộng đồng địa phương cầu Phúc Lộc Cát Tường vào những dịp Lễ hội định kỳ. Hay đối với du khách hành hương chiêm bái thì đây cũng là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời, bởi những nét đẹp của thiên nhiên hoa cảnh kiều diễm theo tứ thời bát tiết. Tại đây, một số tăng sĩ trẻ Phật giáo Nhật Bản thuộc dòng Shingon (Chân Ngôn Tông, là dạng Mật tông tại Nhật Bản) – những người đã trải qua quá trình thực nghiệm thiền định, và giờ họ đang mang lý tưởng Bồ tát đạo, hóa thân trên những ngọn sóng khoái lạc phù du để đưa tín đồ của mình quay lại với niềm Tự Tin đức Tự Chủ (Chánh tín), thu hút giới trẻ thanh thiếu niên đến với Phật giáo, phụng sự xã hội.

    Khác xa với sự tĩnh lặng ở những chốn Phật địa thường thấy, ngược lại ngôi đền Yugasan Rendaiji này lại sôi động đến lạ thường. Với phong trào ‘Hoodie Monks’ được khởi xướng bởi Priest Gomyo, một tăng sĩ kiêm rapper người Mỹ, người đã tìm được nhiều ý nghĩa trong HipHop – cũng như thứ anh có được ở Phật giáo là đức tin vậy. Và trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ tu đạo, Gomyo đã tập hợp một nhóm MC, DJ và b-boy cả ở Nhật Bản và trên toàn thế giới. Mục đích là để truyền bá triết lý Phật học thông qua lăng kính của HipHop – thứ có thể giúp anh tạo ra những tác động đối với giới trẻ, những người thường không bao giờ quan tâm đến trí tuệ của các đấng giác ngộ

    Theo như Gomyo chia sẻ, ý tưởng này đã bắt đầu sau khi anh nghe được ca khúc “Bodhisattva Vows” (Lời nguyện của Bồ tát) của bộ ba Beastie Boys vào đầu những năm 1990. Anh nhớ lại: “Sau khi nghe bài nhạc đó, tôi đã nghĩ, ‘Tuyệt thật, mình nên làm vài bài như thế này!’ “

    Priest Gomyo, một tăng sĩ kiêm rapper người Mỹ

    Đối với dòng Nhạc Rap, văn hoá HipHop – thứ có thể đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh. Priest Gomyo giải thích rằng: “hip” có nghĩa là “đúng mốt”, nhưng nó cũng có thêm một nghĩa là “biết xoay sở”. Còn “hop” là một từ gợi thanh, diễn tả sự nhảy vọt, vươn tới, nếu gộp chung lại thì “HipHop” hàm ý tích cực về “sự tiến bộ và tiến thân nhờ trí thông minh và tháo vát”.

    Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với The Japan Times, Gomyo cũng nói thêm về mối liên hệ rất trực tiếp giữa các yếu tố trong HipHop và Phật giáo như Rapping – Tụng kinh, DJing – trống taiko- gõ mõ, và …. . Ở đây các emcee sẽ được thể hiện như các nghi thức tụng niệm của Phật giáo. DJ, trống Taiko hoặc các loại mõ để giữ nhịp khi tụng kinh tập thể.

    Hay các B-boy có thể kết hợp với các điệu nhảy bên Phật giáo, chẳng hạn như điệu nhảy Bon Odori trong mùa Vu Lan báo hiếu tháng 07 Âm lịch thường niên. Đây thật sự là một phong trào, hành động vô cùng thiết thực của Chân Ngôn Tông đối với giới trẻ Nhật Bản

    Không chỉ thế, trong Phật giáo, các yếu tố thị giác cũng là thứ không nên bỏ qua, và HipHop sẽ được thế hiện qua Graffiti – thứ sẽ kết nối Phật học với dân gian trên đường phố, trường học, hay những nơi công cộng khác. Vì trong hệ thống giáo lý Phật giáo nói chung, hay dòng Shingon nói riêng (Chân Ngôn Tông) thì những màn trình diễn thị giác đầy sắc màu cũng là một yếu tố cần có, như những bức hoạ Mạn Đà La, Kongokai và Taizokai: “Tôi thích vẽ tranh Phật giáo theo chủ đề khi có những sự kiện liên quan đến hội hoạ, và việc tạo nên những bức tranh như thế này chắc chắn sẽ thu hút được giới trẻ”, Gomyo chia sẻ

    Mạn Đà La, hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ

    Bên cạnh đó, đối với văn hóa nghệ thuật Phật giáo qua dòng Nhạc Rap, HipHop. Người khởi xướng phong trào Hoodie Monks còn hy vọng sẽ làm được hai việc:

    • Giới thiệu rộng rãi với công chúng, để mọi người có thể xoa dịu những căng thẳng bận rộn lo toan trong cuộc sống bằng nghệ thuật Phật học thông qua HipHop. Tạo sự kết nối giữa thế hệ trẻ đến với ánh sáng từ bi đầy, trí tuệ của các đấng giác ngộ thông qua lăng kính văn hóa dân gian hiện đại
    • Những sự kiện và hoạt động như các chương trình biểu diễn thời trang hay nhạc HipHop chỉ là thứ phương tiện tạm thời để tạo sự thích thú với mọi người. Mà mục đích thực sự của chúng tôi là để đưa mọi người đến với lời dạy của Đức Phật, vì vậy chúng tôi muốn hướng mọi người đến tham dự các sự kiện này như một buổi giảng pháp

    Hòa thượng Zoko Saeki, 78 tuổi, gần 40 năm trụ trì chùa Rendaiji (Liên Đài Tự-蓮台寺), thành phố Kurashiki, tỉnh Okayama ưu tư chia sẻ rằng: “Phật giáo đang từng bước cách biệt với cuộc sống của thế hệ trẻ, và đây cũng là mối quan tâm lớn nhất đối với các bậc Giáo phẩm Phật giáo Nhật Bản”

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây