More

    Những người quản lý nghệ sĩ: Họ làm gì?

    Người quản lý nghệ sĩ là một trong những yếu tố quan trọng tối cần thiết trong sự nghiệp sáng tạo của một nghệ sĩ, và ở bài viết này chúng tôi sẽ đi sâu, phân tích chính xác những gì mà những con người này nên làm

    Người quản lý luôn đóng một vai trò quan trọng đối với khách hàng của họ, chính là những người nghệ sĩ. Với trách nhiệm của mình, những quyết định của họ có thể tạo ra hoặc phá vỡ cả một sự nghiệp

    Và để hiểu đầy đủ hơn về tác động của người quản lý, bạn phải xem khách hàng (nghệ sĩ) của họ là chủ sở hữu của một doanh nghiệp – lấy họ làm trung tâm và người quản lý sẽ là giám đốc điều hành. Có nghĩa là nghệ sĩ có thể sở hữu cả doanh nghiệp, nhưng người quản lý làm người sẽ phụ trách trực tiếp điều hành doanh nghiệp. Vậy đấy

    Là một mối quan hệ mang tính cộng sinh: ở phía nghệ sĩ, đây là người tạo ra tầm nhìn và đóng góp các sản phẩm sáng tạo của họ; còn quản lý thì sẽ đưa ra những kế hoạch cần thiết để có thể khai thác, phát huy những sản phẩm ở mức tối đa

    Ảnh minh họa

    Nhiệm vụ của quản lý rất rộng và đa dạng, với trách nhiệm là quản lý nội dung; tiếp thị, bán hàng; các hoạt động; và giao tiếp. Nhưng với một nhà quản lý giỏi, họ sẽ giống như những con tắc kè hoa, họ sẽ liên tục thay đổi theo nhu cầu của khách hàng (nghệ sĩ), nên thực tế sẽ không thể có danh sách các nhiệm vụ giống nhau cho mỗi đối tượng khách hàng.

    Công việc

    Khi một nghệ sĩ và người quản lý quyết định bắt tay làm việc cùng nhau, thật chất không phải là vì phía nghệ sĩ có quá nhiều việc phải làm, mà ở đây thứ họ muốn là “cần phải làm đúng công việc”

    Các nhà quản lý được thuê chủ yếu là nhờ vào khả năng tập trung, có thể nhìn bao quát toàn cảnh để rồi phát triển thành một chiến lược mà khi được thực thi thì tất cả sẽ đâu vào đó ngay lập tức. Và để làm được như vậy thì họ phải tham gia vào các mục sau:

    • Ra quyết định
    • Xác định mục tiêu và tầm nhìn
    • Xây dựng và thực hiện chiến lược
    • Làm chủ lịch trình
    • Lãnh đạo một nhóm
    • Thiết lập và thực hiện chiến lược thương hiệu
    • Phát triển kinh doanh và xây dựng quan hệ đối tác

    Người quản lý không chỉ đơn giản là trợ lý cá nhân, mức độ và sức nặng của họ với sự nghiệp của người nghệ sĩ là vô cùng quan trọng. Các nhà quản lý làm việc với khách hàng của họ để xác định điều gì thực sự cần thiết và sau đó giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Không điều nào trong số này là dễ dàng đâu nhé, cả đối với người quản lý hoặc khách hàng của họ. Điều quan trọng là các bãn phải hiểu rằng mối quan hệ giữa người quản lý và nghệ sĩ giống như một cuộc hôn nhân, cả hai đối tác này phải chịu trách nhiệm cho sự thành công, chứ phải phải chỉ là ỷ lại vào người quản lý của mình

    Quản lý

    Cho dù sản phẩm này là một bài hát, buổi biểu diễn, video, hay một tác phẩm nghệ thuật nào đó; thì phía người sáng tạo có thể khó mà có thể đưa ra quan điểm chính xác về giá trị của tác phẩm họ làm ra. Thì lúc này, một ý kiến từ ​​bên ngoài là cần thiết, vì cuộc sống của khách hàng (nghệ sĩ) và công việc kinh doanh có thể gắn liền với nhau đến mức họ khó có thể tách biệt nó ra:

    • Kiểm tra khả năng sáng tạo của khách hàng
    • Phát triển các sản phẩm có thể bán được trên thị trường
    • Lưu trữ và quản lý hàng tồn kho

    Các nhà quản lý phải nhận ra khả năng sáng tạo của một nghệ sĩ, biến những khả năng đó thành những sản phẩm có thể bán được trên thị trường, sau đó trình bày chúng theo những cách để tạo được doanh thu. Và trong khi tận dụng các cơ hội hiện tại chắc chắn là quan trọng, nhưng một nhà quản lý giỏi sẽ không bao giờ đánh mất tầm nhìn tương lai.

    Để đảm bảo sự nghiệp có thể lâu dài, việc bảo quản tài sản chất xám của khách hàng cũng là một trong những điều cần thiết. Tạo ra, tiếp thị và phát hành các sản phẩm cũng quan trọng đấy, nhưng dục tốc thì bất đạt, thứ khiến chúng thành công nhất sẽ là cách chúng được khai thác đúng thời gian. Việc những sản phẩm tồn kho, demo các kiểu khi được phát hành vào đúng thời điểm cũng quan trọng như việc giữ cho chúng an toàn để sử dụng (hoặc tái sử dụng) trong tương lai.

    Tiếp thị / Quảng bá / Bán hàng

    Quản lý luôn là gương mặt đại diện cho nghệ sĩ của họ, và cũng một nhà tiếp thị chịu trách nhiệm thúc đẩy lượng khách hàng tiềm năng cho tương lai. Và khi đề cập đến điều này, các nhà quản lý phải có trách nhiệm:

    • Kế hoạch tiếp thị
    • Phát triển
    • Quản lý truyền thông xã hội
    • Quản lý chiến dịch
    • Phát triển và tăng trưởng doanh thu
    • Việc bán hàng
    • Tìm các nguồn doanh thu thay thế

    Các nhà quản lý cũng như những nhân viên tiếp thị. Họ phát triển sản phẩm, đánh giá thị trường, nhắm vào mục tiêu khán giả, xác định mục tiêu, xây dựng mọi thứ và sau đó là chạy từng chiến dịch. Tóm lại, nghệ sĩ sẽ chỉ dùng đầu óc của mình trong việc sáng tạo, còn quản lý sẽ là người lập kế hoạch cho tất cả, vì việc phát triển và tăng trưởng doanh thu đòi hỏi phải có một tầm nhìn chu toàn

    Giao tiếp

    Kinh doanh âm nhạc cũng là một công việc cần có mối quan hệ. Để thành công, người sáng tạo phải có cho mình các cộng tác viên; từ những thành viên trong nhóm, chủ bản quyền (như nhà xuất bản âm nhạc và hãng thu âm), các trung gian như phân phối và bán lẻ, đối tác cấp phép, và nhà phê bình, nhà quảng bá, địa điểm và cuối cùng là người tiêu dùng – cho dù họ là thương hiệu hay người hâm mộ.

    Tầm quan trọng và giá trị của nghệ thuật có thể là một thách thức khi cố đưa nó ra thị trường. Nhưng nếu muốn thành công hơn thì giao tiếp tốt sẽ là điều vô cùng cần thiết:

    • Quan hệ công chúng
    • Xây dựng mối quan hệ
    • Bảo vệ khách hàng

    Những người sáng tạo có lẽ cũng phải biết được rằng, để những sản phẩm của họ có thể nổi bật hơn trong một thị trường đông đúc – thì đồng nghĩa với đó là phải phát triển một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ. Các nhà quản lý cũng biết điều này, và họ luôn cố để tạo ra những thông điệp có thể khiến mọi tương tác từ người hâm mộ trở nên đặc biệt hơn

    Với việc xuất hiện trước công chúng đôi khi cũng có thể gây ra nhiều thứ tiêu cực đến nghệ sĩ, và những lúc thế này, người quản lý là những người phải dang tay bảo vệ khách hàng của mình, cho dù đó là che chắn cho họ khỏi các mối đe dọa hoặc là những lần đàm phán với phía truyền thông hay đối tác. 

    Lời kết

    Để có hiệu quả, người quản lý phải:

    • Hiểu kinh doanh nói chung và giải trí nói riêng
    • Có tinh thần kinh doanh
    • Sáng tạo
    • Nhạy cảm với các mối quan hệ
    • Giao tiếp tốt

    Cuối cùng, một nhà quản lý vẫn là một người học việc của mỗi khách hàng. Danh sách về các trách nhiệm và yêu cầu có thể dài, nhưng mọi thứ tạo nên sự thành công chính là mối quan hệ tin cậy giữa người quản lý và nghệ sĩ. Nếu các bên thực sự tin tưởng lẫn nhau, thì cái danh sách duy nhất thật sư quan trọng chỉ là việc cần làm tiếp theo.

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây