More

    Cứu tinh của rap ư? Kendrick Lamar chẳng quan tâm điều đó đâu

    Có vẻ như tham vọng lần này của Kendrick Lamar với “Mr. Morale & The Big Steppers” thì thứ anh ấy muốn nhắm đến là chữa lành cho tâm hồn của mình hơn là một vị cứu tinh vĩ đại của rap.

    “Uneasy is the head that wears the crown”, hay sau này được đổi thành “Heavy is the head that wears the crown”. Một thành ngữ lâu đời trong kinh điển văn học Anh, mô tả gánh nặng đầy áp lực đi kèm với việc nắm giữ một vị trí cao trong xã hội. Có thể là một vị vua (giống như câu trích dẫn ban đầu là rất phù hợp với triều đại của Henry VII) thì giờ đây, với câu nói này, trong bài viết này nó sẽ được trao cho một trong những nhân vật được yêu thích nhất của làng rap đương đại, Kendrick Lamar. Và trong bản phát hành mới nhất của anh ấy, “Mr. Morale & The Big Steppers”, rõ ràng Kendrick đang cảm thấy ít nhiều khó khăn với trách nhiệm và vai trò như vậy trong rap game

    Trong số “ba nhân vậy hàng đầu” của làng rap đương đại là Drake, J. Cole và Kendrick – thì chỉ hai trong số ba người được xem như ngọn đuốc cho các yếu tố cốt lõi cơ bản của thể loại này như: lyrical prowess, flow và chủ nghĩa hiện thực đầy tinh túy là … ai chắc các bạn cũng có thể đoán được. Tôi không có ý hạ thấp bất kỳ ai, mỗi người đều có sức hấp dẫn riêng, nhưng về những yếu tố trên thì chắc chắn sẽ không phải là cả ba người.

    Quay trở lại với K-Dot, kể từ sau vụ nổ mang tên “Good Kid, MAAD City” năm nào thì đến nay anh ấy vẫn nhất quán, vẫn sống đúng với mọi điều mà chúng ta luôn mong đợi; từ những bài storytelling đầy sâu sắc như ‘The Art of Peer Pressure’, cùng với sự tự tin của “The Recipe” hoặc “Bitch Don’t Kill My Vibe” tất cả đều có thể thỏa mãn bất kỳ ai trong chúng ta, nhất là những kẻ cuồng tín, những người luôn cố tìm thấy niềm vui cho mình trong việc giải mã lyrics của một bộ óc đầy tài năng. Và tiếp tục trên đường đi của mình, anh ấy đã gửi đến cho công chúng những thứ dù chỉ vừa ra mắt thôi nhưng đã là classic, như “To Pimp A Butterfly”, Kendrick đã biến mình trở thành một nhà tư tưởng văn hóa, nhạc nền cho phong trào Black Lives Matter và rồi trở thành rapper đầu tiên nhận giải Pulitzer

    Quay sang đây thì là Mr. Morale & The Big Steppers, Lamar lại bước chân vào con đường này một lần nữa. Tất cả được bắt đầu với phần giới thiệu khá là sáng sủa với “United in Grief”, nơi anh ta nói về những thứ xa xỉ mà danh tiếng đã mang lại cho mình, từ một chiếc đồng hồ Rolex, bể bơi lớn, một chiếc Porsche, và cả thứ anh ta gọi là “muộn phiền theo một cách khác”. Đó là sau những cuộc vui ngắn ngủi, Lamar vẫn phải tìm kiếm cho mình những nhà tâm lý, một nhà trị liệu để giúp anh ấy có thể xử lý vấn đề này. Rằng tất cả chỉ là hạnh phúc tạm thời, một chu kỳ ngắn hạn trong cuộc sống của một con người, và đây cũng là chủ đề được lặp đi lặp lại rất nhiều trong album lần này, nhưng tất cả đều được Lamar thể hiện theo những cách rất fresh

    Tất cả đều rất nhanh, flow chính là một trong những thứ trong kho vũ khí của Lamar. Bên cạnh đó là phần delivery, cách ấy ấy thay đổi âm điệu, nó có thể thể hiện rõ ràng cảm xúc, thứ đang khiến anh ấy đang vô cùng bối rối. Ở album này, Lamar như thử nghiệm khả năng truyền tải của mình, đặc biệt là về thanh giọng. Như ở track “Rich Spirit”, nó cho phép anh ấy có thể ngồi trong suy nghĩ của mình lâu hơn để bày tỏ mọi thứ như cố vượt qua những nỗi thất vọng đang kéo dài. Còn trong “Purple Hearts”, với cụm từ ‘Yeah, baby’ thì Lamar đã làm mọi thứ trở nên có vẻ vui tươi hơn cho một bài hát nói về việc chạy về phía trước – và đầu hàng – để yêu thay vì chống lại nó (trái ngược hoàn toàn với bài hát trước là “We Cry Together”).

    Bên cạnh đó, với “N95” Lamar đã khéo léo mổ xẻ, đưa ra một số vấn đề nhức nhối liên quan đến sai lệch thông tin, những lời đồn thổi được tạo ra trên các khung hình tin tức, trên các phương tiện truyền thông xã hội; như việc ‘văn hóa cancel’ đang đi sai với bản chất ban đầu của nó là cuộc đối thoại minh bạch, về trách nhiệm giải trình – tất cả, tất cả đều đang bị mọi người lạm dụng quá mức. Như Aja Romano đã chia sẻ vào năm ngoái trên trang Vox, với ‘văn hóa cancel’ mục tiêu sẽ là những cuộc tranh luận, từ đó mọi người có thể hiểu được hành vi sai trái của bản thân rồi trao cho nhau cơ hội, hoặc ngược lại mục tiêu sẽ bị mọi người ‘cancel’. Nhưng bây giờ thì khác nó lại trở thành một thứ vũ khí chết người

    Nhưng. Với một dự án được ấp ủ trong hơn nửa thập kỷ, thì một số thuật ngữ (ví dụ: “fake woke”) cũng có vẻ đã khá lỗi thời. Rõ ràng là ở album này Lamar đang suy ngẫm một cái gì đó, và dĩ nhiên nó sẽ khiến anh ấy không hoàn hảo. Nước trong đang bị vẩn đục một cách có chủ ý, cách tiếp cận của anh ấy với “Worldwide Steppers”, nó khá là lộn xộn, cảm giác giống như mọi thứ đang được tạo ra từ khuôn mẫu vội vã của đạo diễn Spike Lee vậy. “Mortal Man” “Worldwide Steppers” thì có vẻ ổn hơn khi Lamar cố gắng gợi lên những điều tương tự về bản thân. Tuy nhiên, nó chỉ đơn giản là quá vụng về. Tất cả các chủ đề đều có thể tiếp nhận, nhưng cái nó thiếu chính là mối liên kết, sự rõ ràng

    Còn về phần khách mời. Trong hành trình nhìn về bản thân, Kendrick Lamar đã có cho mình những gương mặt trẻ đầy tài năng của R&B, soul và hip-hop đứng sau hỗ trợ. Với các bài hát như “Die Hard”, đây thực sự là một sản phẩm thương mại, nó thân thiện với các câu lạc bộ, một phần là nhờ cả hai đoạn điệp khúc hấp dẫn của Blxst và Amanda Reifer. Rồi đến màn xuất hiện của Sampha trong phần sau của “Father Time”, giọng ca kỳ lạ của anh ấy đã tạo cho Kendrick một cảm giác vô cùng tự mãn với bản ngã của anh ấy

    Nhưng điểm nổi bật nhất chắc chắn là Beby Keem, cậu em họ của Kendrick, người xuất hiện với tư cách vừa là rapper vừa là nhà sản xuất. Bạn có thể nói rằng có một sự ràng buộc lẫn nhau giữa hai người, Keem đã đưa sự trẻ trung vào âm nhạc của người anh họ lớn tuổi của mình theo những cách vô cùng tinh tế. Sau đó, có Kodak. Người đóng vai trò như một trong những biểu tượng tượng trưng cho ‘sự không hoàn hảo’ của Kendrick. Rapper người Florida này đã từng nhận tội vì ma túy và hành hung vào năm ngoái có vẻ như gần đây đã phải đối mặt với một cái gì đó của một vòng cung chuộc lỗi trong hip-hop, khi đã hợp tác với các nghệ sĩ như Latto, Lil Durk, French Montanna, và bây giờ, Kendrick. Với dự án này, Black lần đầu tiên xuất hiện trên “Rich (Interlude), nơi cho thấy anh ấy nói về các cuộc đấu tranh về thể chế, xã hội dựa trên sự giàu có của mình. Nó dường như hoạt động như một dấu hiệu của sự đoàn kết được khởi xướng bởi Kendrick Lamar – từ những kinh nghiệm được anh chia sẻ từ những góc nhìn về xã hội đầy biến động

    Cuối cùng, thì đây chính là khi Kendrick tạo ra bức phát họa chân dung rõ nét nhất, thứ để cứu rỗi cho chính bản thân anh ta (những track trước). Dù rằng anh ấy đã đạt được tất cả: giải Pulitzer, giải Grammy, được đăng quang ngôi vị cao nhất của rap game – và ở đây thông điệp rõ ràng nhất của cả album này là khi Lamar thẳng thắn cho chúng ta biết về bản thân và cách tiếp cận của anh ấy đối với nghệ thuật (và toàn bộ ngành công nghiệp) trong tương lai. Ví dụ như các track như “Count Me Out”, nó đã đặt câu hỏi cho chúng ta – Kendrick là ai – và muốn trở thành gì vào tháng 5 năm 2022: anh ấy đã cố gắng chấp nhận bản thân theo nhiều cách khác nhau, những lời chúc phúc, những thiếu sót, sai lầm và tất cả. Đây cũng là khía cạnh mà anh ấy nghĩ đến nhiều nhất, rằng khi rời TDE với bản phát hành này, nó cũng đưa ra hai câu hỏi quan trọng liệu Kendrick sẽ cho thế giới nhiều bản phát hành hơn? Và nếu anh ấy làm vậy, liệu nó có tuân theo những quy luật được đặt ra ban đầu hay không, hay anh ấy sẽ theo đuổi cái nghệ thuật ‘không hoàn hảo’ này? Chẳng ai biết được

    Những gì “Mr Morale & The Big Steppers” làm ra chỉ là vô số những suy nghĩ, một nội tâm đầy hỗn loạn. Nó có vẻ vội vàng, cho dù có chủ ý hay không, nhưng thật sự nó đã phản ánh sự phức tạp trong suy nghĩ của Lamar. Có thể sẽ thất vọng khi phải đào sâu vào tâm trí của anh ấy, nhưng Kendrick Lamar đã tạo ra một album không hoàn hảo một cách ‘có tham vọng’, tham vọng chữa lành cho bản thân, tâm hồn hơn là vị cứu tinh vĩ đại của rap.

    Bài luận được biên bởi Nicolas-Tyrell, một nhà báo, nhà văn hóa tự do đến từ London với các công việc phụ trách tại HYPEBEAST, NME, Paper Magazine và Clash Magazine.

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây