Mọi thứ bắt đầu từ buổi biểu diễn đầu tiên vào những năm 1996, đã có hơn 100.000 người đã tề tựu về San Francisco để tham dự một loạt các show âm nhạc liên quan đến sự kiện, những vấn đề đã và đang xảy ra tại Tây Tạng – “Tibetan Freedom”
Sự quan tâm của Adam Yauch đối với người dân Tây Tạng đã được khơi dậy khi anh vô tình gặp được những người tị nạn tại Nepal. Theo như Yauch chia sẻ, vào năm 1993, anh đã vô tình gặp được Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) sau khi anh vừa bước chân ra khỏi phòng của mình: “Thật kỳ lạ, ngài nắm lấy hai tay tôi và nhìn tôi một lúc và tôi cảm thấy tất cả năng lượng này. Tôi đi về phòng, vừa đi, vừa nghĩ, tôi cần viết một bài hát về điều này”.
Là một phật tử lâu năm, Adam Yauch hay còn được biết đến với nghệ danh ‘MCA’, người đồng sáng lập nên ban nhạc “Beastie Boys” huyền thoại; anh và nhóm của mình chính là động lực phía sau của hàng loạt sự kiện âm nhạc, với 9 buổi hoà nhạc, tại 8 thành phố khác nhau trên khắp thế giới diễn ra liên tục từ năm 1996-2000.
Và sự kiện “Tibetan Freedom” đầu tiên đã được diễn ra vào ngày 19 tháng 6 năm 1996 là tại San Francisco, với tiêu đề ‘Beastie Boys and Smashing Pumpkins’. Có sự góp mặt của các tên tuổi đình đám khác như Red Hot Chili Peppers, Smashing Pumpkins, Cibo Matto, Rage Against the Machine, De La Soul, Radiohead, Tracy Chapman và Pearl Jam. Tất cả mọi người đều dốc hết tâm sức cho phần việc của mình, nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề chính trị tại Tây Tạng.
Thông qua công việc này, MCA phần nào đã giúp châm ngòi cho phong trào đấu tranh, giải phóng Tây Tạng khỏi tội ác tàn bạo từ chính phủ Trung Quốc.
Ngày 4 tháng 5 năm 2012, Adam Yauch đột ngột qua đời ở tuổi 47; một mất mát lớn của giới âm nhạc nói chung, và Hip Hop nói riêng. Người phát ngôn của Dalai Lama cho biết, Adam đã giúp chúng tôi, và mọi người nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của người dân Tây Tạng bằng cách tổ chức các buổi hòa nhạc khác nhau. Chúng tôi, toàn thể người dân Tây Tạng nhớ sẽ luôn nhớ đến anh ấy.
Để tưởng nhớ Adam Yauch, những người hâm mộ đã dành ngày 3 tháng 5, lấy tên là ‘MCA day’ để tưởng nhớ nhớ đến anh.
Đọc thêm bài viết liên quan: