More

    KRS-One – “Bridge Wars”, cuộc chiến tranh giành vị thế khu vực

    KRS-One (Knowledge Reigns Supreme Over Nearly Everyone) là một trong những biểu tượng của Hip Hop trong thời kỳ hoàng kim của nền văn hóa này. Những màn trình diễn hoàn hảo của anh ấy đã có tác động đến hầu hết các nghệ sĩ và người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới và qua nhiều thế hệ.

    Với vô vàn những danh xưng đầy sự tôn kính: ‘The Teacha’, ‘The Blastmaster’, Nhà lãnh đạo, Nhà sử học, Tác giả, Nhà tư tưởng, Nhà văn, Nhà triết học, Giảng viên, Nhà hùng biện, Nhà khoa học, Người có ảnh hưởng, Đại sứ  – và tất nhiên là cả “The MC

    Các ca khúc được ra mắt vào đầu sự nghiệp của KRS đã đưa rap game lên một tầm cao mới: “South Bronx” (1987) “The Bridge Is Over” (1987)

    Thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ, New York là nơi đầu tiên trên hành tinh sản sinh ra thứ mà chúng ta gọi là văn hóa Hip Hop. Sự đa dạng về sắc tộc trong 5 quận của NYC đã khiến nơi đây trở thành mảnh đất màu mỡ để sinh ra một nền văn hóa có thể trở thành một hiện tượng toàn cầu.

    Thanh niên nội thành năm 1980 (New York)

    Những thanh thiếu niên sống trong khu vực nội thành của thành phố, nghèo đói và tệ nạn ở khắp các khu dân cư. Người lớn thì chỉ lo vùi đầu để kiếm từng đồng để trang trải cho cuộc sống đầy khó khăn này; chán chường với thực tại – trong vô thức những con người trẻ tuổi tại đây đã tìm ra một thứ gì đó – sôi động, giàu bản sắc văn hóa, thậm chí họ còn tạo ra âm nhạc, và đi kèm với nó là vần điệu

    Vâng! Đó là trước khi nhạc rap được đưa vào các câu chuyện trên tạp chí-tin tức; trước khi văn hóa Hip Hop được mọi người chú ý và khám phá sâu hơn thông qua các bộ phim tài liệu, trước khi nó được hư cấu trong phim, được biểu diễn trực tiếp trên truyền hình, nghiên cứu tỉ mỉ và tường thuật trên các bài báo, sách và tạp chí học thuật

    Trước khi mọi người chấp nhận Hip Hop hoặc thậm chí chỉ là biết nó tồn tại; B-boys, DJ và MC đã được hỗ trợ bởi các beatboxer để có những trận battle vô cùng căng thẳng tại các công viên. Trong những năm đầu của nền văn hóa này (cuối những năm 70 – đầu những năm 80), những thanh thiếu niên của NYC ‘không cần’, và có thể là ‘không muốn’ bất kỳ ai, bất kỳ tổ chức nào xác nhận sự tồn tại của họ. Thứ duy nhất quan trọng với những con người này là sự ‘tín nhiệm từ đường phố’ – và các yếu tố cốt lõi của văn hóa; deejaying (DJ), tagging (Graffiti), beat-boxing, break dance, và emceeing, tất cả cùng nhau thể hiện đầy đủ thứ tinh thần của giới trẻ tại đây

    Các Bboy trong những năm đầu của nền văn hóa (New York)

    Dần dà sau này, sự phổ biến ngày càng tăng của Hip Hop trên các đường phố ở NYC đã tạo ra nhiều kỷ niệm vô cùng đáng nhớ; và trong đó có cả xung đột. Tìm kiếm sự tôn trọng trên đường phố là cách duy nhất để bạn tỏa sáng. Bạn đến từ đâu, bạn ở cùng với ai, bạn đại diện cho điều gì, cùng với lý do tại sao bạn lại đứng tại đây. Từ đó, các cuộc xung đột mang tính khu vực – liên quan đến các sự kiện trong lịch sử của nền văn hóa, chẳng hạn như vị trí cụ thể của nguồn gốc của nó. 

    Vâng! Những con người đầu tiên, những người tiên phong trong nền văn hóa này đều là những chiến binh được mài giũa để chiến đấu. Nghệ thuật battling (tức cạnh tranh) là bản chất ‘thật nhất’ của Hip Hop. Chiến đấu là điều kiện tiên quyết, vì bởi lẽ bất kỳ ai cũng đều cố gắng nắm giữ vị thế thống trị trong Hip Hop bằng cách chiến đấu với một ai đó giỏi nhất. Nhưng bạo lực là không cần thiết. Thay vì giải quyết tranh chấp bằng súng, các tổ chức đường phố này đã thách thức nhau thông qua thứ mà họ đang theo đuổi; từ các bước nhảy, nét vẽ, âm thanh, và cả ca từ

    Theo các OG, hay những nhà sử học Hip Hop. Đôi lúc không phải ai cũng có thể tự nhận là một MC; và chắc chắn không thể được coi là “Lyrical Luminary”, nếu bạn không được mài giũa qua những trận chiến (battle). Và như ở đây, có thể nói là không có MC nào khác; không có Lyrical Luminary nào khác có thể hơn được KRS-One về vấn đề này

    KRS-One

    Cuộc đối đầu nổi tiếng nhất trong văn hóa Hip Hop chính là một cuộc chiến mang tầm sử thi, Bridge Wars: The South Bronx vs The ‘Bridge (Queensbridge)”; với KRS-One và MC Shan là nhân vật chính trong cuộc chiến này

    KRS-One và DJ Scott La Rock dẫn đầu BDP (Boogie Down Productions) có xuất thân tại Bronx, trong khi DJ Marley Marl và MC Shan đồng chỉ huy Juice Crew của Queens. Trận chiến diễn ra qua lại, bắt đầu do mâu thuẫn phần lớn về việc quận nào của New York là nơi khởi nguồn của Hip Hop; qua đó họ có thể khẳng định niềm tự hào của mình về nơi mà họ sinh ra, và hơn hết là cả bản thân họ thông qua cuộc chiến này

    • “South Bronx

    Thế giới đều biết đến Kris với cái tên ‘The Teacha’, nhưng đừng nhầm lẫn – KRS-One là một MC đúng nghĩa, và chiến đấu là sở trường của anh ấy. Các cuộc tấn công lyrical của KRS-One trong “South Bronx”  đã cho chúng ta thấy rõ khả năng của anh; với ca khúc trên KRS đã thể hiện rõ niềm tự hào về khu vực mang tính biểu tượng, một bài học lịch sử Hip Hop hấp dẫn cùng những lời khiển trách về những ngụ ý sai lầm do MC Shan đã nói ra trong ca khúc “The Bridge” năm 1986. Từ những line đầu tiên KRS-One đã vẽ ra chiến tuyến

    “South Bronx, the South South Bronx
    South Bronx, the South South Bronx
    South Bronx, the South South Bronx
    South Bronx, the South South Bronx”

    Kris nhắm vào Shan và Queensbridge (the rhymes you wrote was wack…)

    “Many people tell me this style is terrific
    It is kinda different
    But let’s get specific
    KRS-One specialize in music
    I’ll only use this type of style when I choose it
    Party people in the place to be: KRS-One attacks
    You got dropped off MCA ‘cause the rhymes you wrote was wack
    So you think that hip-hop had its start out in Queensbridge
    If you pop that junk up in the Bronx you might not live…”

    (Nhiều người nói với tao phong cách này thật tuyệt vời
    Nhưng nó hơi khác một chút nhé
    Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể nào
    KRS-One một chuyên gia về âm nhạc
    Tôi sẽ chỉ sử dụng kiểu này khi tôi chọn nó
    Tụi mày thì tiệc tùng: còn KRS-One là một cuộc tấn công
    Bạn bị loại ra khỏi MCA ‘vì những vần điệu của mày quá vớ vẩn
    Vậy mà mày nghĩ rằng hip-hop bắt đầu từ Queensbridge
    Nếu mày bật thứ nhạc đó tại Bronx, mày chết chắc…
    )

    Bên cạnh đó, một trong những điều KRS-One đã làm ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình đó là luôn tự tạo ra một lằn ranh giữa mình với những MC khác, những người luôn cố giành lấy cái vương miện của Hip Hop. Bằng cách tự gọi mình là ‘The Teacha’ – so với những MC tự coi mình là ‘vua’, KRS-One đã sớm khẳng định sự ‘giàu có’ về kiến ​​thức của anh ấy lớn hơn và có giá trị hơn nhiều so với những hình ảnh phù phiếm vật chất

    “I came with Scott La Rock to express one thing
    I am a teacher and others are kings
    If that’s the title they earn
    Well, it’s well deserved
    But, without a crown, see, I still burn”

    (Tao đến đây với Scott La Rock để nói cho tụi mày một điều
    Tao chỉ là một giáo viên còn tụi mày là vua
    Nếu đó là danh hiệu mà mày muốn
    Vâng, nó rất xứng đáng
    Nhưng, không có cái vương miện nào đâu, xem đi, tao vẫn cháy)

    Trong hầu hết những trận battle của KRS One, anh ta luôn thể hiện ưu thế về rhyme  của mình và thường xuyên đưa ra các bài học lịch sử về Hip Hop – thứ luôn thuộc về những góc phố …

    “Now way back in the days when Hip-Hop began
    With Coke La Rock, Kool Herc and then Bam
    B-boys ran to the latest jam
    But when it got shot up they went home and said, Damn!
    There’s got to be a better way to hear our music every day”

    (Bây giờ trở lại những ngày khi Hip-Hop vừa mới bắt đầu
    Với Coke La Rock, Kool Herc và sau đó Bam
    B-boys cùng những vũ đạo mới
    Nhưng khi họ bị bắn, họ chạy về nhà và nói, Chết tiệt!
    Phải có một cách tốt hơn để nghe nhạc của tụi tao mỗi ngày)

    KRS-One khéo léo lồng ghép những chi tiết sống động về con người, địa điểm và sự kiện đã hình thành nên lịch sử đáng chú ý của nền văn hóa. Nhưng, chúng ta đừng quên rằng “South Bronx” không chỉ là một cuốn nhật ký ghi lại những hoài niệm về văn hóa; mà đó còn là những lời bác bỏ lại những tuyên bố của MC Shan về sự nổi bật của Queensbridge trong những năm sơ khai của Hip Hop…

    “Remember Bronx River, rolling thick
    With Kool DJ Red Alert and Chuck Chillout on the mix
    When Afrika Islam was rocking the jams
    And on the other side of town was a kid named Flash
    Patterson and Millbrook projects
    Casanova all over, ya couldn’t stop it
    The Nine Lives Crew
    The Cypress Boys
    The real Rock Steady taking out these toys
    As odd as it looked, as wild as it seem
    I didn’t hear a peep from a place called Queens…”

    (Hãy nhớ sông Bronx
    Với Kool DJ Red Alert và Chuck Chillout trong những bản mix
    Khi Afrika Islam đang khuấy động các khu phố
    Và ở phía bên kia thị trấn là một đứa trẻ tên là Flash
    Patterson và Millbrook
    Casanova tất cả, vâng không thể ngăn cản điều đó
    The Nine Lives Crew
    The Cypress Boys
    Rock Steady thì đùa nghịch
    Trông thì kỳ quặc, điên rồ
    Giờ tao lại nghe tiếng “peep” từ một nơi được gọi là Queens)

    • “The Bridge Is Over”

    Sau khi “South Bronx” được trình làng, MC Shan cũng đã trả lời KRS với “Kill That Noise”. Tuy nhiên vẫn không thấm tháp gì – một bản nhạc mang hương vị Jamaica, KRS-One thậm chí còn tàn bạo hơn (và trực tiếp hơn) so với những gì anh ấy đã làm trong màn trình diễn “South Bronx” trước đó của  mình – “The Bridge Is Over”

    KRS-One gọi thẳng tên MC Shan, DJ Marley Marl và Mr. Magic; và thậm chí còn đưa ra lời xúc phạm đối với ‘Đệ nhất phu nhân’ của Juice Crew, Roxane Shante (Tôi sẽ không viết line đó ở đây). Và trên hết Kris cũng đã tóm gọn cái vai trò mà những khu vực xung quanh Bronx trong sự phát triển ban đầu của Hip Hop…

    “Tell them again, me come to tell them
    Manhattan keeps on making it, Brooklyn keeps on taking it
    Bronx keeps creating it
    and Queens keeps on faking it…”

    (Nói với họ, tao sẽ nhấn mạnh một lần nữa
    Manhattan thì tiếp tục phát triển, Brooklyn thì tiếp tục lấy nó
    Bronx tụi tao thì tạo ra nó
    Còn mấy thằng Queens thì tiếp tục giả mạo nó …)

    Sau câu nói trên, nọc độc của KRS-One dường như đã bắn trực tiếp vào The Juice Crew cùng tất cả những tín đồ HipHop tại Mỹ nói chung và tại Queensbridge nói riêng với “The Bridge Is Over”.  Trên thực tế, đây không phải là một chiêu trò kinh doanh – mà đó là Hip Hop, thứ phong trào phản văn hóa được sinh ra để thách thức tất cả. Và với cuộc đối đầu này, một trong những trận chiến quan trọng nhất trong lịch sử Hip Hop (trận chiến mà KRS-One và nhóm BDP của anh ấy chiến thắng không thể bàn cãi), minh chứng cho sức mạnh to lớn của tác động của anh ấy đối với văn hóa Hip-Hop

    ‘The Bridge Wars’ một huyền thoại, một câu chuyện sử thi về các chiến binh. Nếu bạn sống trong thời gian này, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được tác động của nó. Sự cạnh tranh, với các chấn động có thể cảm nhận rõ ràng trên khắp các đường phố ở New York, giống như một trận động đất với cường độ 7 độ Richter. Và sau những cuộc xung đột này, KRS-One dường như đã tạo được cho mình vị thế là như một trong những MC khó nhằn nhất trong lịch sử Hip Hop. 

    Nhưng không phải chỉ với ‘The Bridge Wars’, Kris vẫn luôn khơi dậy sự khốc liệt đó trong nhiều trận chiến nữa trong suốt sự nghiệp của mình; và quan trọng hơn, MC của South Bronx sẽ tận dụng những cuộc chiến ấy như viên gạch lót đường để có thể truyền bá tư tưởng, và sức mạnh của văn hóa Hip Hop đến mọi tín đồ ở khắp nơi trên thế giới

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây