More

    “Girl N The Hood”: Vai trò của phái yếu trong các tổ chức tội phạm

     Lịch sử và vai trò của phụ nữ trong các băng đảng Hoa Kỳ

    Đối với hầu hết tất cả mọi người, hình ảnh mà ta thường thấy về một tay xã hội đen vẫn luôn là một người đàn ông thông minh, đẹp trai trong bộ vest bóng loáng được thiết kế riêng. Nhưng đó cũng chỉ là thứ được tạo tác dưới bàn tay của Hollywood, có thể thực, cũng có thể là ngược lại – tôi không chắc. Nhưng nếu đặt chân đến Hoa Kỳ, với câu hỏi tương tự thì bạn sẽ nhận được câu trả lời: Họ là những thanh niên trẻ luôn mặc trên mình một quần áo rộng thùng thình, với màu sắc phù hợp để có thể phân biệt mình với các tổ chức thù địch khác

    Tuy nhiên, việc là một tay giang hồ không hề giới hạn về giới tính. Trên thực tế là từng có rất nhiều thành viên của những băng đảng nữ đã nhiều lần xuất hiện trên các mặt báo, và trong suốt chiều dài lịch sử – phụ nữ đã đóng một vai trò không nhỏ trong thế giới ngầm tội phạm, và việc họ lên nắm quyền đã dần định hình lại cách thức hoạt động của hầu hết các băng đảng.

    Do đó, hôm nay chúng ta hãy cùng nhìn lại vai trò và nhiệm vụ của nữ giới trong thế giới tội phạm nào

    Vài nét lịch sử

    Để hiểu rõ hơn về cách những người phụ nữ hòa nhập với thế giới tội phạm có tổ chức hiện đại, chúng ta nên bắt đầu với một vài đoạn lịch sử. 

    Thật sự những nhóm tội phạm toàn nữ đã có từ những năm 1880, nhưng hầu hết đây vẫn là những trường hợp vô cùng cá biệt, rất ít khi xảy ra trong một chiến trường chủ yếu là nam giới.

    Chúng ta sẽ bắt đầu vào khoảng đầu thế kỷ 20, khi đó các băng nhóm thường được gọi với cái tên “social clubs” (các câu lạc bộ xã hội), loại tổ chức thường được thành lập bởi những người đàn ông trong một cộng đồng nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em khỏi bạo lực hoặc phân biệt đối xử từ bên ngoài. Từ đây, bằng một cách nào đó, ở một mức độ nào đó – ‘nữ giới’ có thể đã đóng góp vào những nỗ lực này mang tính cộng đồng này

    Đến khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, kéo theo đó là nạn phân biệt đối xử ở cả trong và ngoài hệ thống nhà tù liên bang Hoa Kỳ, các tù nhân tại đây một lần nữa cảm thấy bản thân cần phải tạo ra một nhóm để cho phép họ xích lại gần nhau, cũng như tự bảo vệ mình. Những tổ chức nhà tù này sẽ phân chia, tập hợp lại với nhau theo chủng tộc, nhưng sự khác biệt về tín ngưỡng đôi khi cũng ảnh hưởng đến quyết định gia nhập của mỗi cá nhân

    Có thể nói đây là một trong những thời điểm quan trọng nhất lịch sử tội phạm của Hoa Kỳ. Đến tận ngày nay, một số băng đảng lớn nhất được hình thành từ dạo đó vẫn là nỗi khiếp sợ trên khắp cả nước, như Crips (Mỹ gốc Phi), MS13, Mafia Mexico (latino), hay xa hơn nữa là Sukeban tại Nhật Bản (Châu Á)

    Criplettes và Bloodettes

    Vào khoảng những năm 1971, Bonnie Quarles, người phụ nữ được cho là đã thực hiện những bước đầu tiên hướng tới sự hòa nhập của nữ giới vào thế giới tội phạm có tổ chức. Thời điểm đó, Quarles cũng là bạn gái của Tookie Williams người đồng sáng lập nên Crip – tổ chức tội phạm da màu lớn nhất Hoa Kỳ. Từ đó cô đã tạo ra một tổ chức toàn nữ, ban đầu được gọi với cái tên là Criplettes 26.

    Tổ chức do cô tạo dựng nên chỉ nhằm mục đích trở thành một không gian an toàn cho các cô gái người Mỹ gốc Phi, và bằng một cách nào đó nó cũng phản ánh luôn cả cấu trúc tổ chức của Williams. Cái tên mà cô ấy chọn cho nhóm đến tận bây giờ đã trở thành thuật ngữ dùng để chỉ ám chỉ tất cả những người phụ nữ có liên quan đến Crips.

    Tuy nhiên, vì sự đối đầu vốn đã ăn sâu vào trong máu. Bloods, những cô gái từ tổ chức thù địch của họ từ đó cũng hình thành tổ chức cho riêng mình với mục tiêu vẫn là Crips. Và trong suốt bốn thập kỷ sau đó, cả hai tổ chức tội phạm này cũng đã sinh ra hàng loạt các phân nhóm toàn nữ, hoặc cả nam lẫn nữ với mục tiêu mở rộng địa bản hoạt động trên khắp cả nước.

    Với mục tiêu ban đầu, vai trò cụ thể của nữ giới trong các tổ chức tội phạm này rất khác hiện nay, nhưng dần dà nhiệm vụ và bản chất bạo lực của những cô gái này cũng tương tự như các đồng nghiệp nam của họ.
    Ví dụ, hầu hết các Criplettes Bloodettes sẽ được học cách mang và bắn súng. Các thành viên băng đảng nữ này cũng phải thường xuyên tham gia vào các cuộc đấu súng, phục kích và đột kích chống lại các bè phái của kẻ thù. Ngoài ra, trong các băng nhóm có cả thành viên nữ và nam, khái niệm giới tính dường như cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống phân cấp.

    Theo một số thông tin, bước đầu tiên các cô gái này sẽ buộc phải quan hệ tình dục với một thành viên nam của tổ chức và phải gắn bó cùng người bạn tình này trong phần lớn sự nghiệp phạm tội của mình. Tuy nhiên, những phụ nữ có xu hướng trao đổi tình cảm để được trở thành thành viên thường cuối cùng sẽ giữ được ít quyền lực hơn.

    Băng đảng nữ của Chicanas và Latino

    Trong khi các cô gái da đen thường tham gia vào một băng đảng chỉ để đáp lại việc những người thân yêu của họ cũng tham gia vào các hoạt động tội phạm này, thì không phải lúc nào Chicanas cũng có thể nói như vậy. Những cô gái gốc Tây Ban Nha này, mắc kẹt ở tận sâu bên dưới xã hội, họ buộc phải dấn thân vào con đường tội phạm không lối thoát này chỉ với duy nhất một mục đích là thoát nghèo.

    Mặc dù số lượng phụ nữ trong các nhóm tội phạm gốc Tây Ban Nha là thấp hơn nhiều, nhưng vai trò mà những cô gái này đảm nhận vẫn tương tự như các đồng nghiệp người Mỹ gốc Phi của họ. Những Chicana luôn ủng hộ mọi hoạt động hàng ngày của tổ chức, và nhưng hầu hết những hoạt động này đều liên quan đến bạo lực, khi cần thiết.

    Tuy nhiên, ngoài việc đóng góp trực tiếp vào thế giới ngầm tội phạm, Chicanas còn có nhiệm vụ phổ biến là bảo tồn di sản văn hóa của cộng đồng mà họ thuộc về. Trang phục và phong cách sống của họ đã trở thành biểu tượng đến nỗi, trong vài năm gần đây nó đã nhanh chóng trở thành trào lưu trên khắp thế giới.

    Sukeban, Nhật Bản

    Khoảng 50 năm trước, các băng đảng do các “chị đại” nữ sinh cầm đầu, gọi là “Sukeban (スケバン)”, đã ra đời và giáng một đòn mạnh mẽ vào hình ảnh nữ sinh vốn luôn được xem là mong manh, yếu đuối. Văn hóa Sukeban nổ ra vào cuối những năm 60 và tồn tại trong suốt gần 20 năm sau đó. Người ta nói rằng, do các băng đảng xã hội đen Yakuza không chấp nhận các thành viên nữ gia nhập, nên hình thức Sukeban đã hình thành như một cách khẳng định sức mạnh của nữ giới.

    Cũng như các băng đảng xã hội đen khác, các “đại tỷ” Sukeban cũng thường xuyên tham gia các hoạt động tranh giành địa bàn, trộm cắp, đua xe và bạo lực. Ở thời kỳ đỉnh cao, thành viên gia nhập băng đảng này từng lên đến 10.000 thành viên, trong đó lớn mạnh nhất là “Liên minh Nữ tội phạm vùng Kanto” với hơn 20.000 thành viên.

    Sukeban cũng hoạt động theo một hệ thống cấp bậc. Tương tự với Yakuza, Sukeban đề cao lòng trung thành là nguyên tắc cốt lõi duy trì sự công bằng giữa các thành viên. Mỗi thành viên phạm lỗi đều được đưa ra xử phạt thích đáng. Ví dụ, đối với các vi phạm nhỏ giật bồ bạn hay không tôn trọng hội viên khác, nữ thủ lĩnh sẽ sử dụng hình thức dùng điếu thuốc lá đang cháy để đốt lên da thịt người phạm lỗi. Còn với những vụ việc nghiêm trọng, băng đảng sẽ áp dụng cách thức nặng nề hơn, thậm chí là “diệt khẩu”

    Sau những năm 70, các băng đảng Sukeban dần thoái trào để nhường chỗ cho các trào lưu văn hóa khác như Gyaru, Ganguro hay Kogyaru. Hình ảnh những chị đại đời đầu trong chiếc váy dài dần bị thay thế bằng những cô gái đường phố với lối trang điểm đậm và chân váy ngắn. Dù ảnh hưởng của xu hướng Sukeban vẫn còn tồn tại trong văn hóa manga, anime và truyền hình nhưng sức lay động của Sukeban khó có thể so sánh với thời kỳ đỉnh cao.

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây