Khi nhìn qua, Rap/Hip Hop và Phật giáo có vẻ không phải là một sự kết hợp khả dĩ, là hai mãng màu sắc riêng biệt, tư tưởng khá là đối lập. Một phía luôn ồn ào náo nhiệt, và phần còn lại thì luôn tìm kiếm sự tĩnh lặng và thiền định. Một bên ca tụng bản ngã bản thân, còn bên kia coi bản ngã như một ảo tưởng nguy hiểm. Một bên thích dùng từ ngữ để truyền đạt, trong khi bên kia thì cố gắng vượt ra ngoài lời nói (giác ngộ).
Nhưng đối với Hip Hop thì có lẽ không gì là không thể. Với Adam Yauch, hay còn được biết là MCA thành viên từ tổ đội Beastie Boys. Riêng về bản thân Adam, ông là một tín đồ, Phật tử đã tu hành từ những năm 1996. Cùng với đức tin của mình, ông đã sử dụng văn hóa đại chúng là Hip Hop để kết hợp cả hai màu sắc, hương vị này với ca khúc “Bodhisattva Vow”, từ classic album “Ill Communication” một trong những album tuyệt vời nhất của thập niên 90. Thứ đã giúp một phần truyền bá thông điệp của Phật giáo đến gần hơn thế hệ trẻ phương Tây
Ở phần tiêu đề, “Bodhisattva Vow” (Bodhisattva (Bồ Tát) ) được lấy từ một thuật ngữ tiếng Phạn dành cho các bậc giác ngộ được tạo ra bởi lòng đại từ đại bi một lòng hy sinh cho lợi ích cuối cùng của tất cả chúng sinh. Đây thật sự là một trong những ca khúc độc đáo nhất của Beastie Boys, nếu không muốn nói là một trong những con track độc đáo nhất từng xuất hiện trong Hip Hop khi được lấy cảm hứng từ vị luận sư Phật giáo đến từ Ấn Độ, ‘Shantideva’ (Tịch Thiên), từ thế kỷ thứ 8
Ở phần lời, mỗi line từ Bodhisattva Vow đều đề cập đến tâm linh Phật giáo và các khía cạnh tạo nên cuộc đời một con người.
- Sự tha thứ: “If others disrespect me or give me flak, i’ll stop and think before I react”
- Vị tha: “Seeing others as important as myself”
- Thiền định: “I strive for a happiness of mental wealth”
Bên cạnh đó, bạn sẽ nghe được một số thuật ngữ từ Phật giáo như “Dharma” (pháp), thuật ngữ này được đề cập đến để chỉ những lời dạy của Đức Phật về quy luật và trật tự vũ trụ (nó có ý nghĩa khác nhau trong Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và đạo Sikh). “Samsara” (luân hồi) một khái niệm Phật giáo đôi khi được gọi là ‘bánh xe của sự tồn tại’. Tất cả, đó là chu kỳ, một vòng tròn vô tận của sự tái sinh mà hầu hết con người đều luôn bị mắc kẹt. Nhưng với một người có thể vượt qua chu kỳ này, thoát khỏi sinh tử thì đó sẽ đươc gọi là “đấng giác ngộ”, và đó là việc mà đã Beastie Boys muốn nhắm đến
“And the Enlightened Ones who’ve graduated Samsara”
Với album Ill Communication, hay riêng ca khúc “BodhisattvaVow”, đúng thật là chưa có ban nhạc nào có thể đưa chúng ta qua nhiều khung bậc cảm xúc, suy nghĩ, và nhìn nhận đến vậy. Âm thanh tái tạo khung cảnh hoàn hảo, nội dung lời ca uyển chuyển, lý lẽ chặt chẽ và cả những chân lý trường tồn (đạo Phật). Một ban nhạc không thể hoàn hảo hơn. Một kiệt tác