More

    𝐂𝐥𝐢𝐩𝐬𝐞 – 𝐋𝐞𝐭 𝐆𝐨𝐝 𝐒𝐨𝐫𝐭 𝐄𝐦 𝐎𝐮𝐭

    Đây không phải một cú trở lại. Đây là một cuộc thẩm phán.
    Tên album nói hết:

    Ai sống, ai chết – không phải chuyện của Clipse.
    Việc của họ là nói sự thật, bắn bar, và đi tiếp.
    Phần còn lại, để Chúa lo.

    Clipse, bộ đôi huyền thoại từ Virginia Beach – Gene “Malice” và Terrence “Pusha T” Thornton – chưa bao giờ rời khỏi bàn cân Hip Hop Lyrical game bén như dao cạo, storytelling thật như phim tài liệu đường phố. Xuất hiện từ đầu thập niên 90, cặp này thật sự “bật mode” với album Lord Willin’ năm 2002 — một quả bom vừa cày nát bảng xếp hạng vừa được giới chuyên môn vái lạy, nhờ phần beat futuristic của The Neptunes và bản anthem bất hủ “Grindin’.” Album Hell Hath No Fury (2006) thì khỏi bàn — full dark mode, kể chuyện “bếp núc” (đọc: crack kitchen) như thiệt, khiến Clipse thành cult classic trong giới real headz. Sau một thời gian “chia lane” — Malice đi làm nhạc Chúa, Pusha solo lên ngai vương — giờ thì Clipse trở lại đường đua với Let God Sort Em Out (Roc Nation, tháng 7/2025) — và tin tao đi, có đổ máu đó.

    Album mở bằng “The Birds Don’t Sing” — một track u tối, đậm mùi đau thương. Piano rền rĩ, dàn hợp xướng gospel kéo cảm xúc lên đỉnh, trong khi Pusha T và Malice trút tâm sự sau khi mất cả cha lẫn mẹ gần như cùng lúc. Verse của Pusha nghe như nghẹn:

    “Lost in emotion, Mama’s youngest/
    Tryna navigate life without my compass.”
    Câu đó là g-cut, rạch vào tim. Malice thì lowkey hơn, nhưng vẫn đau:

    “The way you missed Mama, I guess I should have known/
    Chivalry ain’t dead, you ain’t let her go alone.”
    Beat của Pharrell + hook của John Legend = combo đỉnh, nhưng hơi sáng quá so với cái chất raw mà fan Clipse nghiền. Dù vậy, mở màn như này là bold move, cho thấy hai anh em giờ không chỉ chơi chữ mà còn dám show vết thương.

    Chuyển cảnh một cái là vào mode “sát thủ không cảm xúc.” “Chains & Whips” thả beat lạ như tiếng sắt va, nghe vừa khó chịu vừa addictive — kiểu beat chỉ Clipse mới cưỡi nổi. Kendrick vào phá track như sấm: verse cháy, punchline gắt. Pusha thì vẫn đậm đặc metaphor về quyền lực, trong khi Malice lại vào vai ông chú “wise man” nhưng vẫn ready đâm người bất kỳ lúc nào.

    “Whips in garage, chains on wrist — slavery flipped.”

    Pharrell thả đám synth như bị vặn cổ, bass đập mặt — đúng kiểu chaos nhưng có chỉ huy. Căng như dây đàn.

    Qua “P.O.V.,” không khí đậm mùi introspection. Tyler, The Creator join với một verse dị như phong cách ảnh, trên beat có tiếng kèn méo, bass như heartbeat trong đêm. Pusha vào với thái độ toxic rich:

    “The only Audi here is driven by my au pair.”

    Malice thì kể về hành trình đức tin như đang giảng đạo ở trap church. Một bên là quỷ, một bên là nhà sư. Chính sự đối nghịch này mới khiến album có lửa. Họ không chỉ đối thoại, mà còn so găng, mỗi người một lane nhưng chạy song song không ai lùi.

    Chưa hết đâu nha, dưới đây còn 3 track mà tôi có thể gọi là là tam giác của một bản đồ chiến lược: tài chính – di sản – báo thù. Chúng cho thấy Clipse không chỉ comeback để “kể chuyện cũ” — mà là để thiết lập đế chế mới, nơi lyric là luật, beat là chiến binh, và trải nghiệm là vũ khí hạng nặng.

    *Pharrell đúng nghĩa “mad scientist” trong phòng thu. “E.B.I.T.D.A.” (nghe như bài giảng MBA mà hoá ra trap kinh tế học) có loop trống loop mãi không dứt, khiến track như đang tăng tốc vô cực. Hook weird nhưng bắt tai kinh dị. Đây là lúc Clipse flex chất street business – track này là tài chính học dành cho trùm ma tuý. Pharrell dựng beat như đang code một cổ phiếu sắp bùng nổ: trống nhấp nháy như đèn báo động, synth lượn như thị trường crypto. Cái loop cứ giật giật, chẳng bao giờ “resolve” — nghe như đang bị kéo vào một cuộc thương lượng sống còn giữa cơn thiếu ngủ.

    Pusha T bắn câu đầu:

    “My profit margin’s cartel size, no middleman/
    I ran EBITDA ‘fore I ever touched a dividend.”

    Một dòng là đủ thấy đây không phải rap thường — đây là môn kế toán đường phố. Malice vào sau, giọng như sư phụ kế toán ngồi trên ngai vàng trap:

    “Before salvation, I sold salvation/
    Saints in my ledger, demons in rotation.”

    Đây là kiểu track chỉ Clipse mới làm được: biến mấy chữ khô khan thành vũ khí giết người, vừa đậm chất Wall Street, vừa đẫm mùi cocaine.

    *“F.I.C.O.” thì cinematic, kiểu Narcos x Blade Runner, với vocal sample rung như dây thần kinh đứt. Stove God Cooks vào thêm dầu: hook vừa dirty vừa soulful, như đang hát giữa căn bếp cocaine. Ngay tên track đã thấy ẩn dụ nặng đô — điểm tín dụng không chỉ là con số, mà là định nghĩa niềm tin, uy tín và độ “risk” trong thế giới đen trắng. Beat dội như tim đập của kẻ đang sống ngoài rìa luật pháp. Pharrell chơi vocal sample rung như dây điện chạm nước, khiến từng câu rap nghe như đang chạm vào sự thật bẩn thỉu của nền kinh tế Mỹ.

    Pusha T tấn công như audit viên đi bắt mafia:

    “Credit score clean, but my past don’t fade/
    FICO high ‘cause the Feds never raid.”

    Malice lại lên lớp:

    “Built a legacy off decimals and decimals/
    Not just debt — I’m talking generational.”
    Stove God Cooks thì như khách mời phá nhà:

    “I got loans in the kitchen, interest in the pots/
    I cook equity — the street version of stocks.”

    Hook của Cooks đầy soulful, nhưng bụi như tàn tro trên áo da. Một track đậm tính chiến lược — không chỉ rap về tiền, mà rap về cách sống sót trong hệ thống bẻ cong con người.

    *Track “Inglorious Bastards” thì dissing mode ON: beat có tiếng kèn bị cắt vụn, nghe như tiếng còi báo động trên chiến trường. Verse nào cũng như sniper shot nhắm vào “opps” không tên:

    “Bastards talk slick, we baptize ’em in flame.

    Bài này là đòn trả thù — không gọi tên, nhưng cú nào cũng găm vào máu. Pharrell vặn tiếng kèn thành một con dao âm thanh — cứa vào tai, rồi đột ngột im bặt, như tiếng còi báo động vừa tắt trước cuộc phục kích. Đây là Clipse đeo mặt nạ đấu kiếm, vào sân như hai chiến binh vừa thánh vừa ác.

    Pusha mở đầu như một lời tuyên chiến:

    “They quote Sun Tzu, I quote my plug/
    I strategize with silencers, bury them with love.”

    Malice đáp lại như đọc di chúc cho đối thủ:

    “Tried to end me with whispers and posts/
    But I baptized in war — I outlive ghosts.”

    Câu punch nào cũng như katana Nhật cổ, được mài bởi cả thập kỷ im lặng. Track này không dành để nghe, mà để nhớ — như vết sẹo.

    Tóm cái váy lại: Let God Sort Em Out không phải album dành cho mấy đứa nghe rap để “chill chill.” Đây là rap cổ điển pha tâm linh hiện đại, là thuyết phục bằng skill, làm đau bằng lời. Nếu hip hop là chiến trường, thì Clipse vẫn là cặp sát thủ cuối cùng đứng vững — lặng lẽ, lạnh lùng, và deadly.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây