Là một người tị nạn, cho đến một tay giang hồ trong thành phố. Nhưng với tầm nhìn cùng tư duy âm nhạc của mình, Mondega vẫn mang đến cho người nghe những góc nhìn vô cùng chân thật về xã hội này. Thứ mà tôi sẽ gọi là chất xúc tác có thể thay đổi mọi thứ
Xuất thân từ vùng núi cao miền Trung Việt Nam, và hiện đang cư trú tại khu vực Bắc Carolina, rapper người Thượng Mondega là một nghệ sĩ Hip Hop được các nhà hoạt động nhân quyền từ những trường đại học và các thanh niên châu Á trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Đông Nam Á hoan nghênh; với hàng loạt những lời khen có cánh – một số người khẳng định đây sẽ là một nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong tương lai, một số người khác thì nói rằng âm nhạc của anh ấy mang đầy cảm hứng cho giới trẻ. Vâng! Mondega không phải là rapper bình thường với những giai điệu bắt tai đơn thuần. Mà ở đây âm nhạc của anh nhận được sự chú ý vì nó nâng cao nhận thức về quyền con người ở Đông Nam Á, cũng như trao quyền cho giới trẻ châu Á đang sống tại đất Mỹ
Mondega, anh tên thật là Bom Siu – anh sinh ngày 14 tháng 10 năm 1987 tại Cheo Reo, vùng đồi núi Tây Nguyên của Việt Nam. Nghệ danh của anh ấy, Mondega, chính là một cái gật đầu cho xuất thân của mình – dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, những người tự gọi mình là Dega (nhà nước Dêga), hoặc bằng thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hơn là Montagnard – thuật ngữ thuộc địa của Pháp để chỉ “người miền núi”
Về Bom, khi còn là một đứa bé, anh đã phải trải qua những chuỗi ngày lang thang trên các con phố, làm mọi công việc để có thể kiếm từng đồng từng cắc để có thể trang trải cuộc sống. Lớn lên trong nghèo đói, tham nhũng chính trị và cả nạn diệt chủng, Mondega đã sống và trải nghiệm hầu hết những gì mà mọi người đều coi thường. Nhưng tiệt nhiên, ý tưởng trở thành một nghệ sĩ Hip Hop chưa bao giờ tồn tại trong nhận thức lúc bấy giờ của anh anh, nhưng mọi thứ đã thay đổi khi gia đình anh tháo chạy sang Mỹ tị nạn vào năm 1996.
Sống trong một cộng đồng dành cho người tị nạn ở Raleigh, Bắc Carolina. Như bao đứa trẻ khác, Bom cùng anh chị em của mình cũng đến trường, nhưng với những đứa trẻ nhập cư như họ thì việc hoà nhập với xã hội cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn. Ở nơi họ sống, không biết phải diễn tả như thế nào – chỉ có thể nói đây là một khu phố đầy rẫy những tệ nạn; như bãi đất trống mà họ thường chơi đùa, đây là nơi thường diễn ra mấy vụ bán ma tuý, mấy tay ma cô thường dẫn ‘đào’ đến đây để quắc khách, rồi những vụ nổ súng đạn lạc bắn vỡ kính mấy ngôi nhà trong khu vực
Nguy hiểm luôn rình rập xung quanh. Đây cũng là lúc Bom có những trải nghiệm âm nhạc đầu tiên, khi anh trai của anh thành lập một ban nhạc người Thượng lấy tên là Bajaraka. Việc kết bạn ở Raleigh cũng là một trong những thử thách đối với những đứa trẻ nhập cư như Bom, không thể chơi với người ngoài thì ta chơi với người nhà; vì vậy anh đã thường xuyên đến các buổi tập dượt cuối tuần của Bajaraka và trở thành người trợ diễn và cũng là ca sĩ khách mời. Trong thời gian tham dự các sự kiện âm nhạc mang tính cộng đồng này, Bom nhận thấy giới trẻ đang dần bị tách biệt đối với văn hóa và bản sắc riêng của họ. Một số người bạn cùng trang lứa với anh thì tham gia vào các hoạt động băng nhóm và buôn bán ma túy. Vì vậy thông qua âm nhạc, anh ấy muốn thay đổi một điều gì đó?
Lần đầu tiên Bom bắt đầu chú ý đến Hip Hop là khi một người bạn cho anh nghe những bản nhạc của 2pac, Wu Tang và DMX. Lúc đầu, nó nghe có vẻ khá là kỳ lạ đối với anh ấy, nhưng khi anh trở nên rành rọt tiếng Anh hơn, thứ âm nhạc kỳ lạ này đã trở thành thứ công cụ mà anh đã sử dụng cho đến bây giờ để tiếp cận với giới trẻ trong khu vực. Đối với Mondega, Hip Hop chính là một hình thức trị liệu cho riêng bản thân anh để thoát khỏi cái xã hội đầy thăng trầm này. Mục tiêu chung của Mondega là tiếp cận tất cả mọi người và trao cho họ sự hiểu biết, triết lý và dĩ nhiên là cả âm nhạc.
Sau nhiều năm ấp ủ, đến cuối năm 2010 Mondega quyết định cho ra mắt dự án đầu tay của mình, “For the People”. Album này được xem là sản phẩm HipHop đầu tiên của một nghệ sĩ người Thượng (Dega)
Thông qua ca từ đầy chất thơ được xếp tầng cùng các nhịp điệu và sample mang tính truyền tải cao, “For The People” đã có thể tạo nên sự cộng hưởng hiếm thấy thông qua chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân. Trong ca khúc đầu tiên ‘Wake Up’, Mondega đã nói về việc các dân tộc thiểu số trong khu vực anh từng sống tại quê hương đã trở thành đối tượng phân biệt chủng tộc sau các cuộc bạo động vào năm 2001 và 2004 về quyền tự do tôn giáo và quyền đất đai. Anh cũng nói rõ về những áp lực đặt lên mình khi còn là một nam thanh niên người thiểu số đang sống ở miền Nam nước Mỹ: “Welcome to my world” (Chào mừng đến với thế giới của tôi)
Mondega còn mình là Black Panthers của châu Á, và các bài như “I Have a Dream” và “Rise Up” chính là những lời kêu gọi một sự thay đổi tại quê nhà. I Have a Dream chính là cuốn tự truyện của Mondega, anh mô tả chuyến đi đầy nguy hiểm của gia đình anh từ Tây Nguyên đến Sài Gòn, Hàn Quốc, California và cuối cùng là tái định cư ở Bắc Carolina. Ca khúc này cho thấy khả năng storytelling (kể chuyện) của anh thông qua Hip Hop
Tiếp theo sau đó là “One Day”, một sự kết hợp tuyệt vời với chất giọng mượt mà mang âm hưởng Pháp-Việt, Quỳnh Anh – giọng ca nữ đã hát: “One day, I’ll touch your soil/ one day, I’ll know your soul … hello Vietnam”; đến khi còi hụ và tiếng súng máy lấp đầy màng nhỉ: “Bị mắc kẹt trong núi và cả trong quan tài”, Mondega rap, “vậy mà các người có thể nhâm nhi cà phê của mình vậy sao”. Ở những câu này, anh ám chỉ đến việc Hoa Kỳ thúc đẩy thương mại đối với những nước đã trải qua nhiều thập kỷ cấm vận và bất chấp những vi phạm nhân quyền ngày nay. Và line tiếp theo sẽ là sự trớ trêu đây: “Những già làng nói rằng họ sẽ đưa chúng tôi đến Hoa Kỳ để mang tự do trở về nhà”
Phía trên vẫn chưa phải là tất cả, nhưng để tóm gọn lại “For The People” là một câu chuyện ngụ ngôn đại diện cho những người tị nạn Mỹ gốc Á và những người bị cuốn theo làn sóng nhập cư gần những năm 80 và 90. Với Mondega, theo góc nhìn của tôi, anh ta chính là những người theo chủ nghĩa âm nhạc đa văn hóa như bộ ba Das Racist – những người cũng có xuất thân từ các cuộc di cư cuối thế kỷ 20, từ những vụ nội chiến và bất ổn ở các quốc gia châu Á hậu thuộc địa, Châu Phi và Châu Mỹ Latin. Vâng! Họ đều là những ngôi sao … nhưng cũng chỉ có thể là những ngôi sao từ những cuộc tấn công lén lút từ Underground, bởi vì đơn giản đại đa số khán giả luôn bỏ qua những lời nói này bởi thứ sức hút toàn cầu được thêu dệt sặc sỡ từ truyền thông.
Những thứ đã tạo nên dấu ấn trong văn học, nhưng lại hầu như không bao giờ có cửa trong âm nhạc chính thống.