More

    Rap/HipHop – “Sức mạnh mềm” tại Trung Quốc

    Liệu những đội nhóm như Higher Brothers có thể sử dụng sức ảnh hưởng của mình để quảng bá hình ảnh của Trung Quốc ra nước ngoài, và rồi từ đó dần trở nguồn lực giúp quốc gia của họ tạo ra “sức mạnh mềm”?

    Vào mùa hè năm 2019, đã có rất nhiều thanh niên Trung Quốc xuất hiện tại một câu lạc bộ đêm ở trung tâm Frankfurt; họ đã cùng nhau tụ tập ở đây cùng nón Supreme, giày Jordan và nhiều nhãn hiệu thời trang cao cấp khác. Tất cả phần lớn đều là những sinh viên, những du học sinh trẻ tuổi, những người sẽ đại diện cho thế hệ Hoa Kiều sinh sống tại Đức sau những năm 1990.

    Họ đã đến đây để xem Higher Brothers – những vị anh hùng cây nhà lá vườn của họ; và đó cũng là lúc nhóm nhạc rap đến từ Trung Quốc này kết thúc chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của mình, “Wish You Rich”.

    Mặc dù Higher Brothers không hẳn là một nhóm rap mang tầm siêu sao toàn cầu, nhưng sức phủ sóng thì chắc không cần phải bàn; họ đã biểu diễn khắp châu Á, Bắc Mỹ và ở các thành phố lớn ở châu Âu như London, Amsterdam và Berlin. Chính nhờ vào những tour lưu diễn ấy, nhóm đã có thể mang văn hoá Trung Quốc truyền bá khắp thế giới nhờ vào thể loại âm nhạc mới nổi như Rap/HipHop

    Một loại “văn hoá phản kháng” mới?

    Thứ đã làm cho Higher Brothers thực sự nổi bật, đó là họ không giống như phần lớn (không phải tất cả) các rapper tại Trung Quốc của những năm 1990 và đầu những năm 2000; họ không chỉ bắt chước phong cách của các rapper phương Tây, gói lại để đó, nhận chỉ đạo – sử dụng, và kết hợp những yếu tố này thông qua một hệ thống tuyên truyền: “Đó là hệ tư tưởng nhà nước, và truyền tải những ý tưởng này thông qua các phương tiện phù hợp nhằm thao túng văn hóa đại chúng từ các quốc gia xã hội tư bản”

    Tuy nhiên, với Higher Brothers thì hoàn toàn khác – họ đại diện cho sự bùng nổ của thế hệ tiếp theo – những người Trung Quốc thời hậu Thiên An Môn, những người đã lớn lên với sự kết hợp giữa nền giáo dục “bịt tai che mắt”.

    Nhớ lại khoảng năm 2015, nhóm đã có những bar vô cùng gây tranh cãi trong bài “Anti-Uber”: “Tôi không viết nhạc HipHop chính trị”. Melo đã rap: “Nhưng nếu bất kỳ gã chính trị gia nào cố gắng bịt miệng tao, tao sẽ chặt đầu và đặt nó dưới chân cái xác của họ…..”

    Và đó cũng là một trong những yếu tố khiến cho âm nhạc của Higher Brothers được giới trẻ gốc Hoa đang sinh sống tại những quốc gia tự do trên khắp thế giới yêu thích; …. bên cạnh động thái quan trọng nhất cho sự tiếp cận toàn cầu của họ chính là việc đặt bút ký hợp đồng với, “88rising”, một công ty âm nhạc có trụ sở chính tại New York được thành lập nhằm để đưa tên tuổi của các nghệ sĩ gốc Á ra toàn cầu.

    HipHop/Rap là một công cụ tuyên truyền

    Đều là những thanh niên đầy sức trẻ, những con người này sẽ đóng vai trò tiên phong cho thế hệ này tại Trung Quốc Đại Lục, cũng như góp công rất lớn trong việc phổ biến thể loại âm nhạc này. 

    Quay về năm 2017, “Rap of China” – một chương trình truyền hình của Trung Quốc bắt đầu được phát sóng. Nó đã phá vỡ kỷ lục về lượng người xem, đưa HipHop trở thành một phương tiện mới trong diễn ngôn phổ biến tại đất nước tỷ dân này; từ một thứ mà trước đây chỉ được xem như một “tiểu văn hoá”, thì giờ đây, sau chương trình này, HipHop đã trở thành một phần trong văn hóa đại chúng tại Trung Quốc. Vâng! Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của của HipHop. Tuy nhiên, cũng vì sự phổ biến ngày càng tăng mà các nhà chức trách tại quốc gia này đã quyết định nhảy vào – và rồi tạo nên cuộc chiến mang tên “định hình văn hóa”

    Họ đã thành lập một nhóm nhạc của riêng mình mang tên “Chengdu Revolution” (天府事变) (chúng ta có thể hiểu là “Cách Mạng Thành Đô”) hay CD-REV. Nhóm được hoạt động trực tiếp dưới quyền chỉ đạo của liên đoàn thanh niên Cộng Sản Trung Quốc, một tổ chức thanh niên do ĐCSTQ điều hành

    Chengdu Revolution” (天府事变) aka CD-REV

    Kể từ lúc đó, nhạc Rap/HipHop dần bị biến tướng nghiêm trọng – từ một nền văn hoá/thể loại mang tính chất đấu tranh, phản kháng xã hội thì giờ đây nó đã trở thành những tiết mục tuyên truyền của nhà cầm quyền Trung Quốc; và ví dụ gần đây nhất sẽ là “HongKong Fall” của CD-REV, một ca khúc cho rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là bạo loạn bất hợp pháp, thứ do “bàn tay đen” xúi giục (chúng ta có thể hiểu là “thế lực thù địch từ nước ngoài”)

    Hay xa hơn nữa tôi sẽ đưa một danh sách bao gồm một số ca khúc mang các chủ đề “nhạy cảm” về mặt chính trị:

    • “Chính sách một Trung Quốc” với cuộc tấn công nhắm vào tổng thống Đài Loan, Tsai Ing-wen (bà Thái Anh Văn – Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc )
    • Hay một ca khúc vào năm 2017, CD-REV đã dùng nhạc rap để chống lại việc Hàn Quốc triển khai hệ thống THAAD (Phòng không tầm cao giai đoạn cuối)

    Trái ngược với Higher Brothers, có vẻ như con đường CD-REV đang đi là những gì Joseph Nye từng nói về tầm quan trọng của văn hóa đại chúng đối với một quốc gia, thứ ông ấy thường gọi là “quyền lực mềm”. Theo Joseph: “Đây là loại sức mạnh khả năng khiến người khác muốn cái mà bạn muốn, do đó họ sẽ tự nguyện làm điều đó mà không phải ép buộc hoặc mua chuộc – vì vậy nó sẽ hiệu quả hơn nhiều so với những sáng kiến bức ép (quyền lực cứng) thường được tạo ra ​​bởi các nhà nước lãnh đạo”

    Từ vấn đề trên, đã có một cuộc thảo luận giữa các giới chính trị và học thuật về HipHop Trung Quốc, họ cho rằng CD-REV dường như đã làm biến chất linh hồn của HipHop bằng thứ được gọi là “Propaganda rap” (Rap Tuyên Truyền) – thứ sẽ làm lu mờ những nghệ sĩ khác như Higher Brothers tại quê nhà Trung Quốc

    Đề cao quốc gia, “Trung Quốc thượng đẳng”

    PG One, đương kim vô địch của chương trình “The Rap of China”, với ca khúc “Christmas Eve” ra mắt 2017, anh từng bị liên đoàn ‘thanh niên Cộng Sản’ chỉ trích vì trong bài nhạc có một vài dòng ngụ ý cổ súy sử dụng chất ma túy.
    Tiếp theo sau đó, các tổ chức chính phủ và giới truyền thông thông qua Weibo. Họ đã nói PG: “Anh ta không xứng đáng được lên sân khấu và nên bị loại”.

    Không lâu sau đó, PG tỏ vẻ nhún nhường với dòng trạng thái:

    “Tôi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi âm nhạc của người Mỹ da đen trong những ngày đầu tiếp xúc với văn hóa Hip Hop, và có lẽ tôi chưa hiểu đúng về giá trị cốt lõi của thứ văn hóa này”, chàng rapper chia sẻ trên tài khoản Weibo của mình. Anh còn viết thêm rằng: “Hip Hop nên nói về tình yêu

    Dòng trạng thái từ tài khoản Weibo của PG ONE

    Từ đó, tại quốc gia tỷ dân này chính phủ đã đưa ra những ‘lưu ý’

    • Đối với người nghe nhạc, lẫn các nhà tổ chức: Không làm việc, hoặc nghe những người có giá trị đạo đức thấp
    • Không làm việc với những người làm nhạc với ca từ dung tục với những sở thích thấp kém (ma túy vv…vv);
    • Không làm việc với những người có suy nghĩ và phong cách thiếu tinh tế

    Và đó cũng là thứ tạo nên sự mâu thuẫn trong cách tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc. Mùa hè năm 2017, một rapper đến từ phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên được biết đến với cái tên Fat Shady đã thu hút sự chú ý với một bài hát mang tên “Stupid Foreigners” (người nước ngoài ngu ngốc), với những lời ca thô thiển nhắm vào người nước ngoài đang sinh sống tại Trung Quốc, nhưng lại đề cao chính dân tộc của mình. Trong video, Shady cùng một nhóm thanh niên đi lang thang ngoài các con phố và liên tục chỉ ngón tay giữa vào những người nước ngoài ….. Tuy nhiên, họ lại không hề bị kiểm duyệt; trái ngược hoàn toàn với vụ của Higher Brothers năm 2015

    Hoà tan hoặc biến mất

    À, có thể các bạn chưa biết. Theo tờ BBC cho biết, sau khi bài “Anti-Uber” của Higher Brothers được lên sóng vào năm 2015, nó đã bị chặn bởi các nhà kiểm duyệt tại Trung Quốc, và Melo một thành viên của nhóm đã bị gọi đến cục công an địa phương để thẩm vấn. Kể từ đó, nhóm đã cho ra đời những bản hit có ca từ phù hợp hơn với công chúng tại quốc gia tỷ dân này như “Made in China”, “Wechat”, hay album “Five Stars” ra mắt năm 2019

    Không chắc có phải một sự trùng hợp, cùng năm khi nhóm cho ra mắt album “Five Stars” (5 ngôi sao trên quốc kỳ Trung Quốc). Mùa hè năm 2019 khi các cuộc biểu tình ở Hồng Kông nổ ra, và khi tình hình địa chính trị trở nên căng thẳng cả trong và ngoài nước, nhiều rapper của Trung Quốc đã quyết định lên tiếng về vấn đề này.

    Đã có rất nhiều người đã tỏ ra thất vọng, vì thực sự Higher Brothers đã đi ngược hoàn toàn với quan điểm ban đầu của nhóm về mặt chính trị; thứ văn hoá mà xưa nay có truyền thống phản văn hoá, phản kháng xã hội đã hình thành trong suốt nhiều thập kỷ qua. Tất cả đều bày tỏ sự ủng hộ đối với cảnh sát Hồng Kông trong việc trấn áp các cuộc biểu tình đang diễn ra ở đất Hương Cảng. Với những gì có thể xảy ra, việc này chắc chắn sẽ tổn hại đến danh tiếng của nhóm đối với những người hâm mộ quốc tế, đặc biệt là những người Đài Loan và Hồng Kông.

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây