Trang chủ Deep Cut Nỗi sợ hãi của Mac Miller

Nỗi sợ hãi của Mac Miller

0
3065

“Welcome to the dark side of my bizarre mind” – (San Francisco)
(Chào mừng tụi mày đến với phần tăm tối nhất trong tâm trí của tao)

Giờ là lúc tôi sẽ nói với bạn về một thứ được gọi là, “NỖI SỢ HÃI”. Với tôi, sợ hãi là một thực thể vô hình và đôi khi sẽ rất khó để bạn có thể nhận biết được nó như thế nào? Có lẽ đó là một mớ hỗn độn, và nó sẵn sàng chèn ép, bóp nghẹt tất cả những dòng suy nghĩ khác đang cố chạy song song với nó.

Để tôi cho bạn một ví dụ. “Sợ hãi”, giống như một cơn mưa tuyết, nó có thể tuyệt đẹp trong mắt một số người, nhưng với số khác thì đó là thứ có thể giết chết bạn, một vẻ đẹp để che đậy nỗi sợ này.

Bạn sẽ cảm nhận được nổi sợ, trước khi bạn cảm thấy nó như thế nào? Trong xương, trong máu, trong tâm trí của bạn, và dĩ nhiên tất cả đều chỉ là trong một Khoảnh Khắc. Sợ hãi như một con quỷ ranh mãnh, di chuyển liên tục, khắp mọi nơi trong trí óc bạn… Tạo cho ta những mục tiêu điên rồ, khiến ta lao đi mà không suy nghĩ, đến khi lấy lại nhận thức thì có lẽ lúc đó ít nhiều gì ta cũng đánh mất đi một số thứ. “Nỗi sợ hãi” thật khủng khiếp

Nói đến đây, tôi đoán có thể bạn sẽ nói rằng: “Hãy cố vượt qua nỗi sợ này, hãy tự tìm lấy niềm vui cho chính mình”.

Vâng, có lẽ bạn sẽ đúng. Nhưng mỗi khi tôi tìm được niềm vui cho mình, thì nỗi ám ảnh ấy lại khẽ bên tai tôi với những nỗi sợ cùng cực. Để thoát khỏi nó, tôi đã cố bước nhanh trên cái lối mòn mà tôi vẫn thường xuyên bước chạy trong tâm trí này. Cuối con đường mòn ấy, tôi đặt một chiếc giờng để rồi tôi có thể gục trên nó, trùm kín chăn, run cầm cập như một đứa trẻ để che giấu đi nổi sợ trong tâm trí mình.

Con quỷ khốn kiếp mang tên ‘Nỗi sợ hãi’ ấy gần như cứ đeo bám lấy tôi, và cách duy nhất tôi có thể làm để chống lại nó là kìm nén đi nỗi sợ của mình. Và đó cũng như cách rapper yểu mệnh Mac Miller đã từng cố vượt qua nỗi sợ trong tâm trí của chính mình, trong lúc sinh thời

“GO:OD AM”, “Swimming”, và cả “The Divine Feminine” có lẽ đã mở ra một cánh cửa đáng sợ. Mac Miller như bị mắc kẹt trong tâm trí đen tối của chính mình, cố gắng chịu đựng những khủng hoảng do chính anh ấy tạo ra, và ngồi đó chờ chính bản thân phán xét.

Dù có hay không, có lẽ ai ai cũng nhận ra được điều gì đó trong album GO:OD AM, Mac như kiểu anh đang tự dằn vặt chính bản thân:

“And you know I’ve been through all the highs / I’ve seen all the lows, lost track of time / I’m coming home, you know my mind / Places it goes, and it goes, and it goes” —Mac Miller, (Doors)
(Mày biết tao đã qua trải qua đỉnh cao (nghĩa 1:những thứ xa xỉ, nghĩa 2: phê “highs”), tao cũng đã từng đụng đáy cuộc đời (hồi chưa fame nghèo đói và ….), tới nỗi tao mất dần khái niệm về thời gian (cũng có thể là do phê quá). Đã đến lúc tao về nhà thôi, mày biết tâm trí (suy nghĩ) của tao mà

Với những câu trên, Mac như ví mình là con cừu đang bị vờn bởi một con sói, anh là con mồi và cũng là kẻ đi săn, và cuối cùng, Mac lại chính là phép màu đã cứu vớt con cừa kia để rồi chữa lành vết thương trong tâm hồn anh. Nỗi sợ này tất cả đều nằm trong đầu của Mac, là do anh tạo ra. Đó là mấu chốt của vấn đề.

Nhưng điều đáng chú ý là trong một cuộc phỏng vấn với Larry King, Mac cho biết đây là ca khúc yêu thích nhất của anh trong cả album. Có khả năng, điều này là do bài hát là một bài tập tự làm dịu mình. Và với ca khúc phía trên, “Door”, trong phần điệp khúc anh đã lên giọng nhấn mạnh “Don’t be afraid” (Đừng sợ điều đó), điều này với tôi như một lời hứa rằng Mac có thể vượt qua được

Trong thời kỳ đỉnh cao của Mac, GO:OD AM là album được anh sử dụng để bộc bạch nhiều nhất. Với cách này, nó cho phép anh vơi đi phần nào khủng hoảng trong tâm trí. Mac Miller đi qua nỗi sợ bằng cách nhận thức. Anh ta giữ nỗi sợ hãi hiện diện trong tâm trí nhưng đóng khung nó lại để đảm bảo nó không ăn mòn được mình.

Nhưng mọi việc dường như không theo ý muốn của Mac, trong album tiếp theo là “Swimming”, anh đã cho ta thấy được bản ngã của con người, bởi vì dù bạn có cứng rắn như thế nào? Thì việc sa lầy trong nỗi sợ là một lẽ tất yếu:

Trong ca khúc Stay”, một màn tự sự với bản thân bằng những hơi thở, Mac trông thấy nỗi sợ của chính bản thân, và nó đe dọa anh “One day you’ll go” (Một ngày nào đó mày sẽ ra đi), nhưng ở vế sau anh lại nói “Right now, you’re here” (Nhưng hiện tại bây giờ mày đang ở đây). Nó như kiểu Mac đang đứng trước gương, xử lý nỗi sợ hãi ấy bằng cách tự cân bằng với nó, chấp nhận rằng nỗi sợ hãi là một phần của cuộc sống.

Nhưng trong “Come Back to Earth”, con quỷ ấy dường như đã chiếm lấy linh hồn của Mac. Anh đã nói:

“I just need a way out of my head / I’ll do anything for a way out / Of my head”
(Tôi cần một lối thoát ngay chính trong tâm trí tôi).

Ở line trên, anh bắt đầu sống trong trạng thái lo lắng, nỗi sợ đã tìm thấy Mac, và anh phải tự vật lộn để trốn thoát khỏi nó. Tôi có thể đồng cảm với anh ấy, với việc phải vật lộn với nó hàng ngày, nhiều đến mức anh xem như đó là một phần trong cuộc sống hàng ngày của anh, Mac hát trong ca khúc tiếp theo:

“In my own way, this feel like living”
(bằng cách của tôi, tôi cảm giác như nó là một phần của cuộc sống)

Nhưng ở vế sau có lẽ Mac tìm được một động lực tươi sáng hơn

“They told me it only gets better”
(Họ nói với tôi rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi).

Hay ở line này Mac còn nói:

“And I was drowning, but now I’m swimming / Through stressful waters to relief”
(Và tôi đang bị đuối nước, nhưng tôi phải cố gắng vùng vẫy (bơi). Để có thể đi qua vùng nước của sự căng thẳng để được cứu vớt). Bài học về Bơi là cách Mac dùng để xử lý mọi thứ, nó giúp anh tiếp tục tiến lên, và ở đây anh đã có thể xử lý nỗi sợ hãi như vậy.

Sau tất cả những điều trên, Mac đã để lại cho chúng ta một album “có thể” với gam màu tươi sáng hơn, “The Divine Femaleine”. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh vẫn cứ đeo bám lấy anh,… theo một cách khác. Ngay cả trong những ca khúc mang tựa đề ngọt ngào như “Congratulations” (Xin chúc mừng):

“You were everything I ever wanted / Bought a wedding ring, it’s in my pocket / Planned to ask the other day / Knew you’d run away, so I guess I just forgot it”
(Em là tất cả những gì anh muốn / Anh đã mua 1 chiếc nhẫn cưới, nằm trong chiếc túi của anh / Dự định sẽ hỏi cưới em một ngày / Nhưng anh biết em sẽ bỏ chạy (từ chối?), nên anh nghĩ rằng mình sẽ quên kế hoạch ấy đi…)

Cứ ngỡ đây sẽ là một album mang màu sắc tươi vui hơn, nhưng không. Ở những câu đầu tiên của Congratulations, Mac nói:

“This sun don’t shine when I’m alone / I lose my mind and I lose control”
(Mặt trời dường như không thể tỏa sáng khi tôi cô đơn / Tôi trở nên mất trí và mất kiểm soát).

Nếu để ý kỹ hơn thì bạn có thể thấy line trên cực kỳ liên quan đến “Come Back to Earth” (một ca khúc của album trước, Swimming):

“And don’t you know that sunshine don’t feel right / When you inside all day / I wish it was nice out, but it look like rain / Grey skies, I’m drifting, not living forever / They told me it only gets better”
(Em không biết rằng ánh nắng sẽ không tỏa sáng khi em mãi ở trong nhà / Anh ước gì trời đẹp, nhưng có vẻ như là sẽ mưa / Mây xám, anh như trôi theo, không thể sống mãi được / Vậy mà người ta bảo mọi thứ sẽ tốt hơn cơ đấy).

Ở đây, cách mà Mac nói về mặt trời này mặt trời nọ… có vẻ như anh ấy đang nói về bản thân mình, nghĩa là anh ấy không phải là người nổi bật nhất khi anh ấy đang cô đơn hay cũng có thể hiểu là anh không có người con gái của mình

Nếu chúng ta gộp hai câu, của hai bài trên: “Ánh nắng không thể tỏa khi em mãi trong nhà”“tôi trở nên mất trí và mất kiểm soát” thì chúng ta có thể hiểu theo một nghĩa hoàn toàn khác. Vì trong một cuộc phỏng vấn thì Mac từng nói rằng, anh chỉ suốt ngày ở trong nhà làm nhạc, không ra ngoài đường thấy ánh nắng luôn (áp lực công việc = chơi thuốc mất kiểm soát). Nghĩa bóng có thể là vậy, còn theo nghĩa đen thì anh đang thất tình ….

Và với “ánh mặt trời”, Mac đã lặp đi lặp lại hình ảnh này từ GO:OD AM cho đến Swimming và cuối cùng là The Divine Femaleine, trong cùng một tông màu (tối hay sáng tùy bạn cảm nhận). Đây là một cách gắn kết tuyệt vời, một chủ đề mà Mac xây dựng theo một xâu chuổi dài trong cả ba album. Tôi có cảm giác rằng nỗi sợ hãi không phải do một thế lực nào đó tạo ra, ở đây chính Mac là người tạo ra nó. Nỗi sợ hãi không phải là nhiên liệu, mà ở đây tôi có thể hiểu nó là bệ phóng, Mac đã tự tạo nhiên liệu để nỗi sợ hãi ngày càng, ngày càng bay cao trong tâm trí anh, nó khiến anh sợ hãi và phải trốn chạy nó.

Và giải pháp của Mac là gì? Anh phải ẩn mình, lẫn trốn vào trong mỗi sản phẩm của mình. Nói như thế nào nhỉ? Anh cần một sự đồng cảm của người nghe, hay một lời kêu cứu?

Với tôi, cái hay mà Mac mang lại cho người nghe thứ nhất là rất “lạ”, có vẻ như anh không bị ảnh hưởng quá nhiều về cách flow, cách delivery như những rapper da trắng hiện nay (nếu nhìn nhận lại thì hiện nay phần đông các rapper da trắng đều na ná như Eminem). Tiếp đến là ý nghĩa trong mỗi sản phẩm, rất có chiều sâu nội tâm, nó tạo ra xúc cảm cho người nghe. Ca từ mang nhiều nghĩa kép khiến ai trong chúng ta đều phải ngẫm, ngẫm, và ngẫm.

Đó là cái nghệ của Mac Miller, và anh xứng đáng được mọi người tôn trọng dù lúc sinh tiền hay khi nằm xuống.

Rest In Peace – MAC MILLER

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây