Trang chủ Deep Cut Samurai x HipHop: Cuộc đụng độ giữa hai nền văn hóa

Samurai x HipHop: Cuộc đụng độ giữa hai nền văn hóa

0
1618

Bắt nguồn từ thế kỷ 12 ở Nhật Bản, với tư cách là những người được trả công để chiến đấu-bảo vệ cho các tướng lĩnh, chủ đất,…. thời phong kiến. Từ đó khái niệm về Samurai trong vô thức đã trở thành một trong những biểu tượng vô cùng hấp dẫn và mang tính biểu tượng về chủ nghĩa anh hùng thượng võ. 

Samurai in Armour, J. Paul Getty Museum [1860s] / Kusakabe Kimbe / WikiCommons

Có vô số cách hiểu, cách giải thích về Samurai hoặc bushido (chiến binh) theo thuật ngữ tiếng Nhật, tầm ảnh hưởng của họ có thể được tìm thấy khắp nơi, nó đan xen nhau trên những con đường nghệ thuật dường như vô tận trên khắp thế giới. Cho dù đó là các bộ phim như Jidaigeki, hay Chambara của đạo diễn Akira Kurosawa, và hàng loạt những bộ Anime tên tuổi nhất. Văn hóa Samurai, với hơn 900 năm lịch sử được đúc kết từ tinh thần võ thuật, và đạo đức để trở thành một trong những yếu tố chính của điện ảnh, truyền hình, anime, văn học và âm nhạc – đặc biệt là trong HipHop

Harakiri [1962] / Masaki Kobayashi 

Dù là tình cờ hay do một lý do nào khác, sự kết hợp giữa tinh thần Samurai và văn hóa HipHop đã trở thành một trong những cú bắt tay tuyệt vời. Các nghệ sĩ nhạc rap của Wu-Tang Clan, với sensei RZA, họ đã nói lên tinh thần bất diệt của các Samurai thông qua những tác phẩm nghệ thuật của họ. Hay những ngôi sao được yêu mến như Shinichirō Watanabe’s (đạo diễn của bộ anime Samurai Champloo) đã khám phá sự kết hợp giữa HipHop và Samurai ở một mức độ cơ bản – chủ yếu thông qua nhà sản xuất âm nhạc quá cố Nujabes và Fat Jon.

Với khả năng, đôi tai, đôi mắt của các nhà sản xuất, đạo diễn – Họ đã khéo léo đưa những đường nét mang đậm chất đô thị – đường phố của người Mỹ da Đen pha trộn vào đó nét cổ kính, tinh thần của những võ sĩ Nhật Bản thời phong kiến; sự bùng nổ của các Samurai và HipHop nhanh chóng trở thành một nhánh phụ của phim và Anime.

Tuy nhiên, khi nhìn sâu hơn vào nguồn gốc, chúng ta có thể thấy rõ được hai nền văn hóa này là hai thái cực hoàn toàn khác nhau; HipHop là tư tưởng cấp tiến của sự đổi mới trong các cộng đồng Da đen ở Mỹ, vào những năm 1970, Còn Samurai là những chiến binh huyền thoại của Nhật Bản xưa, họ luôn cố lưu giữ những tinh thần từ thời phong kiến mà đôi khi bị nhiều người cho là cổ hủ. Nhưng với nhà làm phim Jim Jarmusch, ông đã kết hợp hai tư tượng có thể là khả dĩ này trở thành một dự án điện ảnh vô cùng đặc biệt – Samurai trong bối cảnh hiện đại, cùng sự giúp sức của RZA, với một dự án mang đậm tính đường phố vô cùng tinh tế “Ghost Dog: The Way of the Samurai” (bộ phim cùng tên)

RZA

Với nhịp boom-bap được pha trộn từ những âm thanh nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản, những ca khúc của RZA đã kết hợp nhuần nhuyễn các khía cạnh của văn hóa người da Đen thành thị Mỹ với các Samurai Nhật Bản. Hơn nữa, trong anime chuyển thể từ manga đình đám của Takashi Okazaki, “Afro Samurai”, chúng ta cũng đã chứng kiến ​​một Samurai da đen tìm cách trả thù cho cái chết của cha mình, nơi một lần nữa RZA phô diễn khả năng của mình trong phần nhạc nền của phim

Cuộc gặp gỡ của các nền văn hóa, sự pha trộn giữa HipHop và Samurai ban đầu nghe có vẻ khả dĩ này ngược lại lại vô cùng fresh – với âm sắc đặc biệt và vượt quá sự độc đáo đến mức thành quả mà nó mang lại hơn cả sức tưởng tượng của những nhà sản xuất, đạo diễn.


GHOST DOG: THE WAY OF THE SAMURAI

Ghost Dog: The Way of the Samurai

Thứ khiến cho các Samurai đặc biệt chính là tính kỷ luật, tinh thần và lòng trung thành cao độ. Được biên soạn trong mục hướng dẫn chi tiết về bushido (Võ sĩ đạo) trong cuốn sách “Hagakure – The Book of the Samurai” của Yamamoto Tsunetomo và Tashiro Tsuramoto. Dưới thời lãnh chúa, Nabeshima Mitsushige, một daimyō (lãnh chúa phong kiến) Nhật Bản đầu thời kỳ Edo, Tsunetomo thể hiện quan niệm của mình về Samurai – lòng trung thành, tâm linh và sự hy sinh – với trọng tâm là các vấn đề duy trì lớp chiến binh huyền thoại trong trường hợp không có chiến tranh. Như đã lưu ý, Samurai chủ yếu là những chiến binh được thuê bởi giới quý tộc Nhật Bản, hiếm khi mạo hiểm tự phục vụ bản thân và khi làm như vậy, được gọi là Rōnin (một samurai không có chủ). Tuy nhiên, mối quan hệ phức tạp về mặt lịch sử giữa các Samurai và chủ nhân của họ sẽ được đạo diễn Jim Jarmusch đưa lên màn ảnh (lấy cảm hứng từ cuốn sách của Tsunetomo), thông qua bộ phim Ghost Dog: The Way of the Samurai.

Lấy bối cảnh ở Hoa Kỳ thời hiện đại, mặc dù không được nêu rõ ở thành phố nào, Ghost Dog ra mắt năm 1999, có sự tham gia của Forest Whitaker, trong vai một tay súng luôn cố gắng tuân thủ quy tắc Samurai của Tsunetomo. Được đặt tên là Ghost Dog, anh thường xuyên thiền định, đọc sách không ngừng, thường xuyên thấu hiểu trí tuệ, tôn trọng mọi sinh vật, không bao giờ trúng đòn và quan trọng nhất là làm theo mọi yêu cầu của chủ nhân. Anh được thuê bởi một tên trùm Louie, người sau khi giải cứu Ghost Dog khỏi một trận đánh dã man trong thời gian đầu của anh, và sau đó đã đưa anh ta vào nhóm tội phạm của mình…. tên trùm Louie đã tận hưởng lòng trung thành của Dog và thiên hướng hoàn hảo của anh ta trong nhiều năm sau đó. Cho đến khi đang thực hiện một nhiệm vụ của mình, Ghost Dog từ chối giết một cô gái vô tội, và hậu quá anh đã bị săn lùng vị vụ việc trên

Mặc dù về bản chất, bộ phim này không liên quan đến âm nhạc, nhưng dự án này của đạo diễn Jarmusch có điểm nhấn là sự kết hợp giữa âm nhạc truyền thống của Nhật Bản và HipHop của Mỹ do RZA cần trịch, một người hâm mộ Samurai, người thậm chí xuất hiện trong một số bộ phim với tư cách là một Samurai đường phố. Những bản nhạc phim RZA thấm đẫm Ghost Dog với các giai điệu dễ tiếp cận, điều mà nhiều bộ phim về Samurai trước đây không thành công. Xin đính chính lại điều này, không có nghĩa là những bộ phim đó có chất lượng kém hơn hoặc ít tác động hơn, nhưng sự kết hợp HipHop cùng tinh thần Samurai trong phim của Jarmusch là một điều hoàn toàn khác. Sự kết hợp giữa thái độ, văn hóa, tư duy – về mặt âm nhạc và lịch sử – nó đã tạo ra một thứ gì đó vô cùng mới mẻ trong một thể loại phim đã bão hòa và phần lớn là phim độc quyền của Nhật Bản. 

Mặc dù có lẽ thiếu tính biểu tượng như trong các bộ phim Samurai của Nhật Bản, Ghost Dog được xem như một phiên bản đầy tính ẩn dụ, vì thay vì một lãnh chúa cổ xưa hoặc một ngôi làng phong kiến nhận được sự trợ giúp của một chiến binh huyền thoại. Thì tại đây chúng ta chứng kiến ​​một đứa trẻ đến từ đường phố đô thị nước Mỹ, cố lấy danh hiệu Samurai thông qua con đường của các tổ chức tội phạm. Với phần nhạc nền của RZA – bao gồm sự góp giọng từ các thành viên khác của Wu-Tang Clan như Method Man, Masta Killa, Black Knights và ….. – đã giúp tiếp thêm sức mạnh cho các bản nhạc. Ngay cả bản thân RZA cũng khẳng định, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Drew Fortune:

“Tôi đã không khám phá ra cách âm nhạc (hip-hop) và phim (samurai) có thể kết hợp với nhau cho đến khi Jim Jarmusch ngõ lời với tôi. Khi tôi nghĩ về album của mình, tôi đã cố gắng làm một audio movie. Tôi đã không biết rằng hai điều này có thể đi cùng nhau như thế cho đến khi Ghost Dog ra mắt”

RZA

Với Ghost Dog, Jarmusch và RZA đã mở ra cánh cửa cho sự kết hợp giữa tinh thần Samurai và văn hóa người Mỹ gốc Phi, mở rộng ranh giới thể hiện và cung cấp một mô hình âm nhạc hợp tác mà nhiều bộ phim, nghệ sĩ và animes sau này được truyền cảm hứng.

SAMURAI CHAMPLOO

Samurai Champloo

Nổi tiếng với kiệt tác âm thanh – điện ảnh trước đó là Cowboy Bebop, loạt phim hoạt hình tiếp theo của Shinichirō Watanabe, Samurai Champloo, chính là thứ phương tiện thích hợp trong chuyến đi sâu hơn về sự hợp nhất giữa HipHop và Samurai. Lấy thiên hướng âm nhạc đã có của Watanabe làm công cụ đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình sáng tạo, Samurai Champloo kể về câu chuyện về hai Samurai lang thang là Mugen và Jin, và cô hầu bàn Fuu, cả ba người bắt tay vào một nhiệm vụ để tìm kiếm một “samurai có mùi hoa hướng dương” bí ẩn ở thời Edo, Nhật Bản. 

Với phần cốt truyện có phần hơi quanh co, bao gồm cả chuyện những nhân vật phải vật lộn để tìm thức ăn, gặp rắc rối trong các thị trấn và làng mạc, và cãi nhau trên đường đi, Champloo, giống như Bebop, nó có xu hướng đi lạc khỏi cốt truyện trung tâm và thay vào đó là để người xem chìm vào bối cảnh thời phong kiến Nhật Bản, và hiểu rõ hơn về nội tâm các nhân vật. Khi các anh hùng của chúng ta khám phá các ngóc ngách của vùng nông thôn Nhật Bản vào thế kỷ 17, tất cả đã được chứng kiến ​​một loạt các tiêu chuẩn của một Samurai – đấu kiếm, đánh thuê, tất cả đan xen với yếu tố nổi bật và chủ yếu nhất của bộ truyện là âm nhạc. 

Loạt phim có cả một bộ sưu tập của các nhịp điệu HipHopLo-fi, được sản xuất và giám tuyển bởi Tsutchie, Fat Jon, FORCE OF NATURE và Nujabes, người đã đưa phong cách âm nhạc mang tính biểu tượng của mình vào tác phẩm với tư cách là “godfather of lo-fi”. Giống như Ghost Dog, nhạc nền của Champloo về cơ bản hoạt động để thông báo bối cảnh của loạt phim, nhưng thay vì mang tính lịch sử đến hiện đại (như với nhạc phim của RZA trước đây), thì ở đây họ lại mang hiện đại về quá khứ.

Nujabes

Mỗi bản nhạc sẽ hoạt động, kết hợp song song với bối cảnh lịch sử của quá khứ và cả hiện đại. Khi các lãnh chúa phong kiến ​​trị vì, các geisha hoạt động và các cuộc đụng độ của những Samurai, âm nhạc sẽ hòa vào đó để rồi kể cho người nghe những câu chuyện thông qua giai điệu của mình. Như trong Champloo, mặc dù là thời phong kiến nhưng chúng ta có thể thấy được màn đối đầu giữa hai nghệ sĩ graffiti, trẻ em thì nghe rap và HipHop xuất hiện mọi nơi trên đường phố. Cũng giống như HipHop tại Mỹ, thứ được tạo ra để chống lại các cấu trúc thống trị vốn có của âm nhạc phương Tây, nhạc nền của Champloo có tác dụng tái cấu trúc lịch sử của Nhật Bản thời phong kiến

Như Apollo Rydzik đã viết trên tạp chí The Word rằng: “Với một cú xoay và một nhát chém, Samurai Champloo đẩy người xem vào một phiên bản thay thế của thời kỳ Edo của Nhật Bản, một không gian xác định tuổi trẻ với đầy những rủi ro hài hước, tình bạn bình dị và âm thanh nhịp điệu lo-fi đầy xúc cảm”.

Thay vì kết hợp văn hóa HipHop và những đặc tính Samurai như những khía cạnh khác nhau từ hàng thế kỷ của âm nhạc và lịch sử, Champloo đã kết hợp cả hai một cách liền mạch thành một thứ hoàn toàn mới, xoa dịu bất kỳ sự e ngại nào về bản sắc và tạo ra một buổi trình diễn vô cùng tuyệt vời về mặt thẩm mỹ, để rồi khiến người xem muốn được khám phá nó bằng mọi giá

AFRO SAMURAI

Afro Samurai

Samurai và HipHop, hai hình thức biểu tượng văn hóa độc lập, có xu hướng kết hợp để thông báo những câu chuyện mới về đấu tranh và chủ nghĩa anh hùng. Nhận ra nguồn gốc tương ứng của chúng và kết nối với nhau để tạo ra thế giới và quan điểm độc đáo, sự kết hợp văn hóa tương đối mới mẻ này cho phép các nghệ sĩ đưa những thứ nghệ thuật truyền thống đã có này và thay thế chúng bằng tiếng nói và tầm nhìn mới, đa dạng hơn. Trong Ghost Dog, phần nhạc nền của RZA cho thấy sự tin tưởng của đạo diễn Jarmusch với những thông tin, tài liệu về một Samurai được đưa ra cuốn “The Book of the Samurai” của Tsunetomo. Còn ở Champloo, Nujabes và nhóm thì đã đưa ra lời chào thân mật đến với Nhật Bản thời kỳ Edo cùng nhịp điệu Lo-fi và Hip Hop để làm nổi bật sự tái cấu trúc về Samurai và lịch sử Nhật Bản.

Tuy nhiên, không có một tác phẩm nào gói gọn được điều này nhiều như loạt Anime chuyển thể từ manga cực kỳ bạo lực của Takashi Okazaki, Afro Samurai , và phần tiếp theo của nó, Afro Samurai: Resurrection, do Fuminori Kizaki đạo diễn.

Được ra mắt lần lượt vào năm 2007 và 2009, và được chuyển thể từ manga đình đám cùng tên của Okazaki, Afro Samurai kể về câu chuyện của một Samurai trẻ được lồng tiếng (bằng phiên bản tiếng Anh) bởi Samuel L.Jackson, người sau khi chứng kiến ​​cái chết của cha mình, để rồi tìm cách trả thù và tiêu diệt kẻ đã ra tay thủ ác

Lấy bối cảnh ở một thế giới nơi có vô số các chiến binh tồn tại chỉ để chứng tỏ mình mạnh hơn những người còn lại, và cha của Afro được coi là một đỉnh cao của huyền thoại. Ông ấy là chiến binh số một trên thế giới, được gắn nhãn bởi chiếc băng đô thần thoại của mình; nơi được cho là ban cho sức mạnh bất tử, khả năng siêu nhiên và kiến ​​thức tuyệt vời giống như Chúa trời. Do đó, khi Justice, nhân vật phản diện của loạt phim cầm súng ngắn đến và giết cha của Afro, thì thứ được gắn nhãn từ cha của Afro sẽ chuyển sang hắn ta theo đó, cùng với sức mạnh và danh tiếng của chiếc băng đô. Nhưng thật không may cho Justice, Afro cũng muốn trả thù.

Khi nhân vật chính dấn thân vào một cuộc hành trình đầy đau thương, mất mát và bạo lực không ngừng, bộ truyện về cơ bản tiết lộ bản chất vô ích của sự trả thù và cách bạo lực tạo ra bạo lực trong một thế giới được kết hợp với nhau bởi… bạo lực. Tuy nhiên, đó lại là điểm số để xây dựng thế giới và âm thanh mà tôi dự định khám phá, giống như Champloo, có những điểm tương đồng về hình ảnh với Nhật Bản thời phong kiến, nhưng các yếu tố tương lai có tác dụng giải cấu trúc và thêm sự tinh tế vào bản sắc kỳ ảo của câu chuyện .

Súng ngắn và các dạng súng cầm tay khác tồn tại; cyborgs (sinh vật cơ khí hóa) được tạo ra; những thành phố nổi, những ngôi đền bằng kim loại và điện dựng lên từ lớp đất đẫm máu; và với Afro, không có gì ngoài thanh kiếm katana của cha mình để lại, tìm kiếm công lý giữa tất cả.

Trong một cuộc phỏng vấn với Animation World Network vào năm 2009, Okazaki giải thích rằng: “Thế giới của Afro Samurai rất độc đáo. Tôi không chỉ pha trộn Nhật Bản hiện đại với thời phong kiến. Tôi còn muốn mang những gì tinh túy nhất của công nghệ hiện đại đến Edo – Nhật Bản”

RZAWu-Tang đã mang đến một sự kết hợp tuyệt vời giữa Hip Hop và âm nhạc truyền thống của Nhật Bản để làm nổi bật Afro Samurai, như một biểu tượng của sự tái cấu trúc lịch sử và nghệ thuật, các nhịp điệu có tác dụng thông báo sự mới mẻ của tác phẩm đồng thời truyền tải tính cách của Afro với ý thức về cá nhân và sự hiện diện.

Okazaki tuyên bố rằng khi viết manga gốc khi còn là sinh viên, anh ấy đã thực sự say mê Hip Hop, và những giai điệu của RZA ra đời để thêm phần nhấn mạnh cho tính bạo lực và căng thẳng ngày càng tăng trong cuộc hành trình của Afro, vốn bị cản trở bởi những xung đột cá nhân từ tư tưởng đến bạo lực bên ngoài… Điều này đã đưa câu chuyện đến một kết luận đầy phong cách và sâu sắc hơn nữa. Sử dụng hip-hop, soul và rap để truyền tải những nhận thức truyền thống về thời kỳ Edo, Nhật Bản, đồng thời mang lại cảm giác hợp lý và nhất quán cho các nhân vật trong truyện. Trong trường hợp của Afro Samurai, phần nhạc nền mạnh mẽ hoạt động hài hòa với thứ nghệ thuật mang màu sắc đầy bạo lực trong thế giới của bộ truyện; nơi mọi người giết và bị giết theo lệnh của chủ nhân, hoặc vì ham muốn quyền lực. 

RZA đã xuất sắc trong việc tạo ra thứ âm thanh cộng hưởng để đồng hành cùng hành trình đến đỉnh cao của Afro, sự kiên trì cần có để đạt được điều đó và những hy sinh mà anh ấy phải thực hiện trong suốt chặng đường. Trong một cuộc phỏng vấn với Medium vào năm 2018, RZA nhấn mạnh rằng: “Những thế lực trên thế giới sẽ khiến cho bạn trở thành một nạn nhân – của gia đình bạn, chủng tộc của bạn, quá khứ của bạn, lịch sử của bạn. Đừng tin họ. Họ không biết bạn. Hãy nhìn vào bên trong và tìm ra con người thật của bạn. Ngay cả khi cơ thể bạn đang trải qua địa ngục”

Nghe Afro Samurai soundtrack có thể cho ta cảm giác như đang nghe một bản tóm tắt của chính ý tưởng này của RZA; một album khái niệm mà trong đó một anh hùng tan vỡ, người khao khát quyền lực trong một thế giới nơi sức mạnh có thể khiến bạn bị giết bất cứ lúc nào, phải trải qua mất mát và trật bánh nhưng cuối cùng vẫn ở trên đỉnh. Ở một khía cạnh nào đó, thậm chí có thể lập luận rằng hành trình trở thành ngôi sao của RZA phản ánh hành trình tìm kiếm công lý của Afro. Là một nhạc sĩ kiêm rapper nổi lên từ cuộc sống phạm tội vặt trên đường phố Brooklyn, New York, và sau đó thống trị Hip Hop đang phát triển trong những năm 90. Phần nhạc nền của RZA là một kiệt tác tuyệt vời không ngừng về trình độ âm nhạc và một điều còn xuất sắc hơn thế nữa trong phần phim tiếp theo; đó là độ đồng nhất về âm sắc và sự cộng hưởng theo chủ đề vào sự cuồng nhiệt tổng thể của thế giới Afro Samurai

Theo: Sabukar

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây