Như nhiều thứ ngôn ngữ khác trên thế giới, “rhyme” (vần) là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong thơ ca tiếng Anh. Như ở trường, đối với mỗi chúng ta, chắc chắn ai cũng từng được dạy rằng ghép vần chính là sự lặp lại, là sự tương đồng của các cặp vần; và dần dà sau này chúng ta còn được học thêm nhiều cách ghép vần phức tạp khác nhau nữa
Với bạn hay tôi, đó chỉ là những điều hết sức bình thường, nhưng đối với một số ngôn ngữ khác, thì việc sử dụng vần vẫn là một thứ gì đó khá đặc biệt – hãy nghĩ đến những bài thơ Haiku nổi tiếng của Nhật Bản, tất cả chỉ liên quan đến số lượng âm tiết – còn vần thì không. Vâng! Với thơ ca Hàn Quốc cũng vậy.
Ban đầu, các tập thơ cùng các ca khúc của Hàn Quốc không hề có vần điệu, người viết chỉ sử dụng một cấu trúc âm tiết cố định (tức là một lượng âm tiết cụ thể, tương tự như Haiku), chủ yếu với mục đích để ghép phần lời với âm thanh
Vì vậy, đó là lý do mà Hip Hop đã đưa khái niệm “vần” cho ngôn ngữ Hàn Quốc .
Bản rap đầu tiên
Năm 1989, ca sĩ nhạc pop người Hàn Quốc, Seobeom Hong chính là người đầu tiên đọc rap bằng tiếng Hàn. Sau khi nghe được bài hát “Walk This Way (Feat. Aerosmith)” bất hủ của bộ ba Run-DMC; với ca khúc trên, anh ấy đã quyết định thử một thứ gì đó tương tự, và từ đó tạo ra “김삿갓” (Satgat Kim, tên của một nhà thơ Hàn Quốc). Bài nhạc bao gồm một đoạn điệp khúc du dương, cùng những vần điệu mà chúng ta thường được nghe hiện nay – là “rap”. Tuy nhiên, Hong chỉ cứ thế đọc ra những thứ mình biên trên giấy, chứ không hề có thứ được gọi là “flows”, có thể lúc ấy anh ta vẫn chưa hiểu gì về rap.
Đến mức lúc đầu khi mới ra mắt, ca khúc này còn bị cấm phát sóng với lý do các câu hát không hề có giai điệu. Chỉ sau khi giải thích rằng đây là “rap” là một khái niệm âm nhạc mới, Hong mới được dỡ bỏ lệnh cấm.
Vần điệu đầu tiên
Một năm sau đó, 1990, Hyun Jin-young ra mắt, tiếp theo đó là nhóm nhạc như Seo Taiji and Boys, Deux, và nhiều nghệ sĩ khác. Có thể nói các ca khúc từ những nghệ sĩ mà tôi đang nói phía trên trên chính là những bài nhạc đầu tiên thật sự chứa vần. Nhưng hầu hết chúng đều sử dụng vần đơn cuối câu hoặc vần kép giống hệt nhau, tức là các nguyên âm và phụ âm giống nhau trong một hoặc hai âm tiết cuối cùng của mỗi dòng. Dưới đây sẽ là ví dụ từ ca khúc đầu tay của Deux:
는 그대 나를
keudaeneun nareul
슬퍼 하는 나를
seulpeohaneun nareul
기다림 에 날 을
kidarime nareul
계속 하고 만 있는 나를
kyesoghagoman inneun nareul
Deux - 나를 돌아봐 (1993)
Như bạn có thể thấy, mặc dù có một chút biến đổi về ý nghĩa ở dòng thứ ba, nhưng tất cả các dòng đều kết thúc bằng các nguyên âm và phụ âm giống hệt nhau.
Một vài năm sau đó, trong giới Underground, vào năm 1995, câu lạc bộ black music “BLEX” (viết tắt của: Black Loud EXploders) được thành lập. Các thành viên của tổ chức trên bao gồm một số rapper tên tuổi như MC Meta, Joosuc và….. Trong album tổng hợp đầu tiên của họ, “검은 소리, 첫번째 소리” (Black Sounds, First Sounds, năm 1997), BLEX đã tạo được thứ gọi là “perfect rhymes” (vần hoàn chỉnh) – trong đó, vần điệu từ các nguyên âm và phụ âm của các âm tiết vần đều không hề giống nhau:
그 소리 헤 맸어 우리 keu
sori hemaesseo uri
더 이상 은 나 에겐 무리
deo isang-eun na-egen muri
Joosuc - BLEX (Black Loud EXploders) (1997)
Bất chấp sự cải tiến này, vần điệu vẫn là một khái niệm xa lạ, họ vẫn chưa thật sự nắm bắt được đầy đủ. Các kiểu vần này đã ảnh hưởng một cách tự nhiên đến flows và khiến cho vibe có vẻ tẻ nhạt và thiếu sự biến hóa. Đây là một đặc điểm của cái mà ngày nay được gọi là “90s flow”
Tiến hóa
4WD (ForWard), thành viên của nhóm nhạc SNP, khởi nghiệp là một ca sĩ nhưng đã chuyển sang chơi rap với diss track cực kỳ nổi tiếng “노자” (2000). Cách gieo vần của anh ấy trong thời gian ấy phải nói là cực kỳ điêu luyện và tinh tế, điều này đã khiến anh được rất nhiều người hâm mộ hết lời khen ngợi. Năm 2003, 4WD cho ra mắt EP đầu tay, “친구”
Từ đó, khi nhạc rap lần đầu được bước lên sân khấu âm nhạc chính thống, nó đã tạo cho âm nhạc nói chung của Hàn Quốc một thứ mà từ trước giờ vẫn thiếu, “vần điệu”. Nhờ đó, vần không chỉ có thể chỉ được tìm thấy trong nhạc rap tại Hàn Quốc, mà ngày nay nó còn xuất hiện trong các thể loại âm nhạc khác nhau của xứ sở kim chi
Cuộc cách mạng
Tiếp theo sau đó, với Verbal Jint, người được ghi nhận chính là nghệ sĩ đã cách mạng hóa vần điệu trong nhạc rap Hàn Quốc với EP đầu tay năm 2001 của anh ấy, có tựa đề “Modern Rhymes”. Với dự án này, anh ta không chỉ sử dụng những thủ thuật ghép vần đơn giản như những người đi trước (chữ cái giống nhau), mà Jint còn sử dụng cả “từ đồng âm” khi kết hợp giữa tiếng Anh và Hàn ở mỗi bars. Điều này chứng tỏ rằng anh ta đã hoàn toàn hiểu được những khái niệm về vần, thứ có lẽ đã ảnh hưởng bởi vốn tiếng Anh tuyệt vời của Verbal Jint.
내 flow 는 깊어만 가는데
nae flow neun kipeoman kaneunde
날 이겨낸다는 게 너희들로서는 거의 불가능에
nal igyeonaendaneun ge neoheedeulloseoneun geo-eui bulganeung-e
가깝다는 걸 모르나?
kakkapdaneun geol moreuna
노자 시절부터 결론은 다
noja sijeolbuteo gyeolloneun da
Suckers can't feel my rhyming
어떻게 이런 놈들과 나란히
eotteoke ireon nomdeulgwa naranhi
Hip-Hop 을 얘기 하니?
Hip-hop eul yaegi hani
아까워 내 시간이...
akkawo nae shigani
Verbal Jint - Overclass (2001)
Với câu trích dẫn trên, chúng ta hãy soi kỹ hai dòng đầu tiên của câu thứ hai, tại đây Jint đã ghép “my rhyming” với “naranhi”. Nếu phát âm đúng, hai cụm từ này không hề có vần; tuy nhiên, VJ đã thành công trong việc biến chúng thành vần bằng cách lơi giọng để có thể tạo được những nguyên âm phù hợp. Từ đó chúng ta có thứ được gọi là “forced rhyme”, một trong nhiều cách chơi vần mà anh đã mang đến cho ngôn ngữ Hàn Quốc.
Bắt kịp
Nhờ ảnh hưởng của Verbal Jint, các rapper khác đã bắt kịp. Joosuc là một ví dụ
I live my life 의심 마라
한 치의 부끄럼도 없어 Believe my rhymes
힙합 언제나 She's my wife
엎치락 뒤치락 이제 그만
eopchirak dwichirak ije keuman
어찌나 빛이 나는지 확인 하고파
eojjina bichi naneunji hwagin hagopa
Joosuc - 정상을 향한 독주 2 (Feat. BSK) (2003)
Như bạn có thể thấy, anh ấy không còn chỉ sử dụng vần đơn ở mỗi câu nữa. Ví dụ đầu tiên, bằng tiếng Anh, thứ chứng minh rằng anh ta đã thực sự hiểu cách dụng vần đa dạng như thế nào. Và ở câu thứ hai, anh ta đã áp dụng kiến thức của mình vào ngôn ngữ Hàn Quốc. 6 âm tiết đầu tiên của mỗi dòng với các nguyên âm giống nhau, và mỗi âm tiết thứ 2 và thứ 5 có các phụ âm tương tự.
Bên cạnh đó còn có Beenzino, người được biết là một fan cứng của Verbal Jint, anh ta đã từng chia sẻ quá trình nghiên cứu về cách gieo vần của VJ – thứ đã ảnh hưởng sâu sắc đến anh. Zino đã ghép các từ tiếng Anh, tiếng Hàn một cách xuất sắc cũng như thần tượng của mình, một điều đáng được nhắc đến cùng những vần điệu hài hòa và kỹ năng tiếng Anh tinh tế của anh ấy
Xung đột
Vào khoảng thời gian này, một số rapper đã nhận ra rằng “vần điệu” sẽ là thứ mang lại thách thức nhất định cho họ. Việc truyền tải nội dung trở nên khó khăn hơn, và cần phải làm việc, vắt chất xám nhiều hơn, cùng vốn từ vựng phải nhiều hơn để tránh việc gượng ép trong cách dụng vần
Mặt khác, với những nghệ sĩ như UMC, họ đã khăng khăng sẽ sử dụng các vần kết thúc giống hệt nhau:
학교축제에 랩한거?
hagkyochukje-e raephan-geo
이태원 어저께 갔다온거?
itaewon eojeokke kattaon-geo
신촌 클럽에 갔다온거?
sinchon keulleobe kattaon-geo
집에서 놀다가 랩하는거?
jibeseo noldaga raephaneun-geo
UMC - Shubidubidubdub (2005)
Với ý tưởng là giữ cho mọi thứ dễ dàng và đơn giản thì sẽ dễ dàng truyền đạt nội dung bài nhạc đến với mọi người hơn, nhưng về mặt kỹ năng thì rõ ràng đây là một bước thụt lùi. Một số người Hàn Quốc còn gọi đây là “English rhyming”, vì vần kết thúc của mỗi câu đa số chỉ là những từ phổ biến nhất trong tiếng Anh.
Mặt khác, với những nghệ sĩ như FANA, họ đã đào sâu hơn vào các loại vần điệu khác nhau để tìm ra thứ gì đó phù hợp hơn với ngôn ngữ Hàn Quốc. Giải pháp mà anh và một số người đồng chí hướng khác nhắm đến chính là tập trung vào các nguyên âm hoặc phụ âm tương tự, từ đó họ cho ra một loạt các từ đồng âm. Điều này dẫn đến lời bài hát có âm hưởng tự nhiên và trôi chảy đến tuyệt vời:
가슴팍에 - 따분하게 - 가둔 나의 - 작은 바램(을)
kaseumpage - ttabunhage - kadun na-eui jageun baraem(eul)
한국말의 - 발음 안에 - 가득하게 - 담을 차례
hangungmareui - bareum ane - kadeukage - dameul charye
Soul Company - 아에이오우 어!? (Ft. 최적화, Planet Black, Kebee, The Quiett, MC Meta (2004)
What now?
Các rapper của Hàn Quốc đã phải mất một thời gian dài để hiểu và đồng hóa vần điệu vào ngôn ngữ của họ. Mặc dù cách nó hoạt động khá giống tiếng Anh, nhưng xét cho cùng thì cả hai đều là hai loại ngôn ngữ khác nhau nên việc chọn lọc các loại vần phù hợp vẫn là một thách thức đối với những lyricist.
Các nghệ sĩ được công nhận là chuyên gia về “Korean rhyming” (vần điệu Hàn Quốc) còn được gọi là RHYME-A (rhyme attack), hay IGNITO .