More

    Liệu Comic (Truyện tranh) có thể trở thành yếu tố thứ 6 tạo nên Hip-Hop hay không?

    Truyện tranh và HipHop không chỉ có những điểm giống nhau ở bề ngoài; mà bên cạnh đó cả hai còn có một mối ràng buộc vô cùng sâu sắc.

    Từ những bài nhạc như xưa cũ như “Rapper’s Delight” của Big Hank – một trong những đĩa đơn HipHop đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng cũng đã từng nhắc đến hình ảnh của Superman, hay rapper Sticky Fingaz của bộ tứ Onyx là người thủ vai Blade trong loạt phim truyền hình về đề tài ma cà rồng …. và còn rất nhiều nữa.

    Vâng! Suốt khoảng thời gian hình thành đến khi phát triển hơn bốn thập kỷ, HipHop và truyện tranh đã là những thứ thứ không thể tách rời. Từ ca từ, nghệ danh, những tác phẩm nghệ thuật là bìa album, những bức vẽ graffiti — chắc chắn cả hai đều có cùng chung huyết thống

    Đầu tiên, chúng ta phải nhìn lại nguồn gốc của HipHop là tại các khu ổ chuột đầy tệ nạn của Bronx. Những thanh thiếu niên trẻ người Mỹ gốc Phi và Mỹ Latinh, những người nắm chặt lọ sơn, micro, mixers hoặc các miếng bìa carton vẫn luôn vùi đầu vào những tập truyện tranh, đó là sự thật. Trong những trang giấy đầy màu sắc của những tạp chí, những nhân vật như Grandmaster Caz, Melle Mel, Spoonie G và Kool Moe Dee đã cố vươn mình khỏi thực tế khắc nghiệt của hoàn cảnh, họ bị cuốn vào thế giới của các siêu anh hùng, để rồi tự mình chống lại những nhân vật phản diện mang tên “sự bất công”. Và để chứng minh cho điều này, bạn chỉ cần nhấn play trên bất kỳ tác phẩm đầu tiên của họ

    Hay các bạn có thể hiểu hơn điều này thông qua những bộ phim tài liệu của HipHop, ở đây tôi sẽ lấy ví dụ từ bộ phim sản xuất năm 1982 là “Wild Style”, trong phim chắc chắn ai cũng có thể thấy rõ được những ảnh hưởng từ truyện tranh – những thứ được phản ánh trong các bảng màu rực rỡ, đầy màu sắc trên tường gạch và toa xe lửa. Và nhân vật chính trong phim của đạo diễn Charlie Ahearn chính là huyền thoại graffiti Lee Quiñones, người được biết với nghệ danh “Zoro”, cái tên được đặt theo tên của một trong những nhân vật anh hùng mang tính biểu tượng, khuôn mẫu cho các siêu anh hùng thời hiện đại như Bat Man

    Còn với “Style Wars”, bộ phim sản xuất 1 năm sau đó (1983), những tác phẩm của những nghệ sĩ graffiti như Kase 2, Skeme, Cap, Dondi, Seen và Shy 147 thì luôn nổi bật với logo của Superman, Batman hay Captain America.

    Đến thời điểm hiện tại, các bộ phim điện ảnh về đề tài siêu anh hùng cũng thường xuyên được phát hành hơn trên màn ảnh rộng, và điều này đã thu hút sự chú ý của giới mộ điệu văn hóa đại chúng, cũng như cho phép các siêu anh hùng và truyện tranh này tiếp cận một cách vô thức và thấm vào văn hóa HipHop – sâu hơn bao giờ hết.

    Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả của bài luận này. Năm 1979, một năm trước khi ca khúc “Rapper’s Delight” được lên sóng, thì nhóm nhạc huyền thoại mang tính biểu tượng Grandmaster Flash and The Furious Five đã cho ra mắt trước đó là “Super Rappin”, một sản phẩm âm nhạc đánh dấu sự xuất hiện của họ như những siêu anh hùng ngoài đời thực. Tên của Grandmaster Flash thậm chí là được lấy ý tưởng từ nhiều nhân vật truyện tranh như Flash Gordon, cho đến những nhân vật có kỹ năng về tốc độ của DC là The Flash, và cả nhân vật Flash Thompson trong phim Spider Man.
    Hay cả DJ Kool Herc “Bố Già của HipHop”, nghệ danh của ông cũng được lấy ý tưởng từ Hercules, tên của một vị thần Hy Lạp. Vâng, rõ ràng là tất cả bọn họ đều muốn trở thành một siêu anh hùng, bất kể từ truyện tranh hay thần thoại, và những liên kết này cũng không phải chỉ là ngẫu nhiên.

    Thậm chí ngày nay, những OG của thập niên 70 và 80 vẫn tự hào về mối liên kết này với truyện tranh, như huyền thoại graffiti ‘Mare 139’, người cũng xuất hiện trong bộ phim “Style Wars”, ông đã vẽ Darryl McDaniels, hay còn gọi là DMC, một phần ba của bộ tam Run-DMC huyền thoại như một siêu anh hùng. Bức vẽ đã được in và nhà xuất bản với cái tên “Darryl Makes Comics (DMC)” từ năm 2014.

    Để mà nói về điểm tương đồng giữa truyện tranh và HipHop, theo tôi, cả hai loại hình nghệ thuật này đều có những cách phản ánh lẫn nhau rất thú vị — mỗi loại hình là một thế giới của riêng của họ. Cũng như cách HipHop đã tự sáng tạo, tự chuyển hoá thành một nền văn hoá, một thể loại riêng biệt khi vay mượn, biến tấu các sampling từ jazz, blues, soul, … ; nó cũng như việc các tác giả truyện tranh lấy cảm hứng, để rồi phát triển nó thành các nhân vật của riêng họ. Như từ sau “The Spirit” trở đi, truyện tranh chính thống và cả độc lập tái dựng các nhân vật và kịch bản cho riêng họ cũng như cách nhà trường luôn cố khơi dậy nguồn cảm hứng từ văn học và văn hóa đại chúng với chúng ta vậy. Nó cũng như cách tác giả kết hợp các nhân vật như Batman, The Shadow hay Zorro lại với nhau để tạo ra một câu chuyện mới mẽ hơn. Và nó cũng chẳng khác gì cách các nghệ sĩ HipHop vẫn luôn mày mò, lật tung các sample, kết hợp – cắt ghét chúng lại với nhau để tạo nên những giai điệu riêng biệt.

    Vâng! Cả truyện tranh và HipHop đều là những mảnh ghép được ghép lại từ những giai điệu, câu chuyện, nhân vật tuyệt vời nhất của một thể loại, trường phái

    Còn theo một góc nhìn nào đó. Ở cấp cơ sở thì cả HipHop và truyện tranh đều là những phương tiện dễ tiếp cận cho bất kỳ ai có kinh tế thấp. Tất cả những gì bạn cần để viết một đoạn rap hoặc tạo một mẫu truyện tranh là một cây bút chì và một cuốn sổ ghi chú. Và đương nhiên, những tín đồ HipHop từ MC, DJ, B-Boy hay Graff writers luôn là những người bị thu hút bởi ý tưởng rằng – là những người bình thường, nhưng họ luôn có thể sống sót sau chấn thương và đạt được những khả năng phi thường. Và đó cũng là lúc họ thể hiện sức mạnh của bản thân, họ sẽ chọn một bản ngã khác để phản ánh lại với phong cách, cá tính của mình.

    Nghe có vẻ rất quen thuộc đúng không? Đó cũng như những câu truyện tranh siêu anh hùng, nơi những người đàn ông lẫn các phụ nữ hàng ngày phải che giấu đi danh tính thực sự của mình để cứu thành phố của họ như một bản ngã – thứ được tô điểm bằng những bộ trang phục bó sát đầy màu sắc, như một thực tế không khác gì những B-Boy, B-Girl mà chúng ta thường biết, những con người năng động luôn cố vượt qua khả năng của bản thân cùng bộ đồ thể thao đầy sắc màu của họ

    Còn ở cấp độ sâu hơn, thì có vẻ như những OG HipHop và cả các OG của làng truyện tranh khi họ chia sẻ về xuất phát điểm, nguồn cảm hứng của họ thì … cả hai nền văn hoá này đều có điểm chung về nguồn gốc. Như Jerry Siegel, Joe Shuster, Bob Kane, Bill Finger, Stan Lee và Jack Kirby; cả sáu đều là những người cha sáng lập nên ngành công nghiệp truyện tranh – và tất cả đều xuất thân từ những người nhập cư châu Âu thế hệ thứ nhất và họ đã tạo ra các siêu anh hùng ở Mỹ sau Thế chiến thứ hai. Thời kỳ hoàng kim của truyện tranh, khoảng thời gian mà ​​những người sáng tạo đã biến quá khứ đau buồn của mình trở thành những câu chuyện đầy thông điệp thông qua những mẫu truyện hay cả âm nhạc. 

    Trong cả HipHop và truyện tranh, những người sáng tạo luôn có thể biến nỗi đau của mình thành chiến thắng, thông qua trí tưởng tượng của họ

    Không chỉ bấy nhiêu đó. Năm 1986, nghệ sĩ graffiti của xứ Bronx, Eric Orr đã cho ra mắt bốn ấn bản truyện tranh mang chủ đề HipHop mang tên “Rappin ‘Max Robot”; nhân vật chính trong bộ truyện được bắt đầu như một bức tranh biếm họa đặc trưng như hầu hết các tác phẩm đường phố của Orr. Loạt truyện này thật ra chỉ là một công việc hoàn toàn tự phát, tất cả là do niềm ham thích của Graff writers này đối với nền văn hoá. Từ dạo đó, trong thập kỷ sau – những bức vẽ nghệ thuật mang phong cách Comics (truyện tranh) đều có thể được nhìn thấy trên phần bìa của các hộp băng cassette và cả bìa đĩa CD. 

    Như ở đây ta có thể nhắc đến dự án thứ ba của bộ đôi EPMD, “Business As Usual”, đây có thể được xem là một trong những sản phẩm nhạc rap đầu tiên có phần bìa được lấy cảm hứng từ Comics; được tạo tác bởi hoạ sĩ truyện tranh mang tính cách mạng Bill Sienkiewicz, người đã đứng sau những bức vẽ của “The New Mutants” (Dị nhân thế hệ mới) và “Moon Knight”. Tiếp sau đó thì chúng ta sẽ có Frank Gomez (từng là hoạ sĩ cho DC, nhưng giờ đây là Marvel), anh ta đã bắt tay với OutKast để cho ra mắt phần bìa của “ATLiens”, một trong những sản phẩm mang tính biểu tượng của nhóm … và cho đến hiện nay, chúng ta có có rất nhiều album rap lấy cảm hứng từ truyện tranh; có thể nhắc “Bobby Digital in Stereo” của bang chủ RZA, “Man on the Moon: The End of Day” của Kid Cudi, TI với “Trouble Man: Heavy Is the Head”. Bên cạnh đó hoạ sĩ Người Nhện Jim Mahfood cũng làm điều tương tự cho You Only Live Twice: The Audio Graphic Novel” của MF Grimm và cả “Felt’s A Tribute to Lisa Bonet

    Và đây chỉ là một vài ví dụ về những lần đụng độ của hai nền văn hoá


    Phía trên là một số góc nhìn của tác giả, có thể có phần chủ quan. Vậy theo ý kiển của quý độc giả về vấn đề này ra sao? Liệu Comics (truyện tranh) có thể được xếp vào một trong những yếu tố tạo nên HipHop – có thể đứng bên cạnh những yếu tố mà các bạn đã từng biết như MC, DJ, Graffiti, B-Boy hay Kiến Thức. Hãy để lại bình luận của các bạn bên dưới

    Bài luận được viết bởi Kieron Byatt aka Defron,
    một nhà vô địch battle rap từ nước Úc

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây