Trở thành người giám sát âm nhạc không chỉ đơn thuần là biên soạn playlist và đưa nó vào những bộ phim truyền hình hay chiếu rạp. Và để hiểu rõ hơn điều này thì chỉ cần hỏi qua Jen Malone, người giám sát âm nhạc của các chương trình truyền hình được yêu thích nhất hiện nay, bao gồm cả “Euphoria”
Trong phần mở đầu trong buổi ra mắt phần hai của loạt phim truyền hình dài tập “Euphoria”. Tóm tắt về cuộc đời của Fez (Angus Cloud) trong phần trước đã được làm nền bởi một số ca khúc như “Look at Grandma” của Bo Diddley, trong những ngày lang thang anh đã gặp cậu bé Ashtray (Javon Walton) với “Jump Into the Fire” của Harry Nilsson, và “I Walk on Gilded Splinters” của Johnny Jenkins khi anh đứng nhìn bà của mình đánh chết một người đàn ông bằng xà beng. Đến khi mọi chuyện tiếp diễn từ quá khứ cho đến hiện tại, tất cả đã được kết thúc với diss track khét tiếng của Tupac “Hit ‘Em Up.”
Tuy nhiên, các bài nhạc được phát trong tập này đã đi ngược lại với sự kỳ vọng của phía nhà sản xuất. Nó không được người hâm mộ chú ý, thậm chí một số người trong số họ còn tạo meme trên mạng xã hội nhằm vào người giám sát âm nhạc của chương trình. Vâng, Jen Malone, người giám sát âm nhạc của “Euphoria”, đã trông thấy, và anh còn đáp lại một người trong số họ như sau: “Cảm ơn bạn đã để ý đến tôi”.
“Thật là buồn cười”, Malone nói về các meme trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với trang Okayplayer.
Jen Malone là giám sát âm nhạc đứng sau một số phim truyền hình được yêu thích nhất hiện nay như “Euphoria”, “Atlanta”, “Yellowjackets”, và “Umbrella Academy“. Cô đã nhận được đề cử Emmy ‘Giám sát âm nhạc xuất sắc’ cho cả “Euphoria”, và “Atlanta”, đồng thời cô còn là người đã được công nhận bởi Hiệp hội giám sát âm nhạc với giải thưởng ‘Giám sát âm nhạc xuất sắc nhất’ cho những loạt phim trước đây. Bên cạnh đó cô cũng là người sáng lập nên tổ chức Black and White PR, một cơ quan giám sát âm nhạc độc lập dành riêng cho phái nữ.
Vào cái thời điểm mà âm nhạc ngày càng trở thành một phần nội tại của các bộ phim và truyền hình, thì công việc của một giám sát viên càng trở nên quan trọng. Chắc chắn, hiểu biết về âm nhạc, cũng như tích cực tìm kiếm âm nhạc – cả mới lẫn cũ cũng là một phần trong vai trò của họ. Nhưng nó cũng là một công việc kinh doanh; nó không chỉ đơn giản như chọn bài hát và ghép âm vào một cảnh. Mà ở đây người giám sát phải điều tra về nó: nghiên cứu xem ai là chủ sở hữu của bài hát, tác giả được ghi nhận là ai của bài hát, ai là người đại diện cho một hãng đã không còn tồn tại trong nhiều thập kỷ – và đừng ngạc nhiên nếu bạn phải xem di chúc hoặc một thứ gì đó đại loại vậy trong quá trình tìm kiếm này.
Nhưng đôi khi đâu phải cứ muốn là được. Có thể ngân sách không thể chi trả cho bài hát; hay có thể một trong những tác giả được ghi nhận của bài nhạc không muốn nó được sử dụng trong một bộ phim hoặc chương trình truyền hình, chứ đừng nói đến là phân cảnh. Thật rắc rối khi bạn muốn bài hát đó nhưng nó không được chấp thuận bởi chủ sở hữu – nhưng chương trình vẫn phải tiếp tục. “Đó thực sự là phần tồi tệ nhất trong công việc của tôi”, Malone chia sẻ
Tuy nhiên, đôi khi phép màu cũng xảy ra trong một số tình huống. Lấy ví dụ như tập cuối của loạt phim ‘Yellowjackets’ với ca khúc “Only Time” của Enya khi ban đầu nữ ca sĩ đã không chấp thuận sử dụng bài hát .
“Tôi đã nói với người chạy chương trình của chúng tôi, ‘tại sao các bạn không thử viết một lá thư? Hãy thử nó. Ai biết được liệu nó có đến được tay quản lý của cô ấy hay không’, chúng tôi đã làm việc với phía nhà xuất bản về vấn đề này tất cả đã thực sự cố gắng để xem liệu nó có tạo nên một phép màu hay không”, Malone nói.
Bức thư đã thành công; hai ngày trước khi phát sóng, chúng tôi đã nhận được email phản hồi nói rằng Enya đã chấp thuận cho chúng tôi sử dụng bài hát. Và ở đây nó cho thấy mặc dù người nghệ sĩ đó có thể từ chối, nhưng nếu bạn có thể cố gắng liên hệ trực tiếp với họ thì có thể sẽ khiến họ xem xét lại. Còn nếu bạn phải làm việc với một nghệ sĩ đã qua đời, sẽ có thể rất khó khăn để nhận được sự chấp thuận sử dụng. Vì nếu người tác giả không còn để đại diện cho chính họ, thì phía gia đình phải sử dụng phán đoán tốt nhất của họ để quyết định xem liệu người nghệ sĩ quá cố ấy có cảm thấy ý nghĩa trong việc sử dụng di sản của họ hay không, chứ đừng nói đến việc thích nó. Đối với Malone, một phần công việc của cô là giúp các cơ quan hiểu được tầm nhìn nghệ thuật mà một người chạy chương trình đang cố gắng tạo ra, đồng thời như như nhắc nhở rằng vị trí này còn xuất phát từ tình yêu, danh dự và sự tôn trọng đối với người nghệ sĩ
“Và với những người đại diện cho những di sản của Tupac, họ là những người tuyệt vời, họ thực sự tôn vinh những di sản của anh ấy, họ yêu Zendaya và họ đã cảm thấy rằng nếu anh Pac còn sống đến ngày hôm nay thì anh ấy sẽ là một người hâm mộ của cô ấy và anh ấy cũng sẽ tham gia chương trình này”, Malone nói, “và đó là một khoảnh khắc tuyệt vời khi rất nhiều người bắt đầu quan tâm đến cái tên Tupac”
Một phần sức hấp dẫn của loạt phim truyền hình “Euphoria” là đây cũng là nơi để mọi người tìm hiểu về âm nhạc của nhiều thập kỷ và nhiều thể loại, với mùa đầu tiên bao gồm các ca khúc từ: “I Only Have Eyes for You” của The Flamingos cho đến “Cocky AF” của Megan Thee Stallion (với công lao của Malone). Là một chương trình về các vấn đề xã hội tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên, điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi ‘Euphoria’ nêu bật một thể loại mà kể từ khi ra đời vào những năm 70 thì đến nay nó đã trở thành một loại hình âm nhạc phổ biến trên toàn thế giới – đó là Rap. Trong đó ở mùa đầu tiên chủ yếu đưa những bản nhạc của các nghệ sĩ đương đại (với một số ca khúc của những năm 00: “Blow the Whistle” Too Short, “X Got’ Give It To Ya” của DMX và “Stuntin Like My Daddy của Birdman & Lil Wayne), thì ở phần mới nhất thì chúng ta sẽ được quay về của thập niên 90 và đầu 00 như “Hit ‘Em Up”, “Back That Azz Up”, và “Party Up” – tất cả sau khi được phát sóng đã khuấy động không ít các cuộc tranh luận từ giới trẻ.
Tuy nhiên, một số khán giả lại đặt câu hỏi liệu Gen Z có thực sự sẽ nghe rap của những năm 90 và 00 như trong “Euphoria” hay không, họ không tin rằng những khoảnh khắc trong phim đang thực sự phản ánh thực tế thói quen nghe nhạc của Gen Z.
Để trả lời cho câu hỏi này, Malone đã nói: “Một phần cái chúng tôi muốn ở đây chính là yếu tố khám phá trong giới trẻ và chúng tôi muốn những khán giả của mình có thể nghe những bản nhạc mà họ chưa bao giờ được nghe trước đây. Nhưng cái cốt lõi ở đây là chúng tôi đang tạo ra thứ cảm quan tốt nhất có thể khi các nhân vật trong phim kể về câu chuyện của mình”, Malone nói thêm. “Tôi nghĩ hiện tại bây giờ chắc cũng có những bữa tiệc với những đứa trẻ nghe nhạc Notorious BIG và Juvenile. Ít nhất tôi hy vọng đó sẽ là những gì đang diễn ra. Bởi vì nếu không, thì chỉ đơn giản chúng tôi đang làm một trong nhiều điều mà chúng tôi cảm thấy thích làm với âm nhạc”. Cô nhấn mạnh thêm: “Nhưng nên nhớ, chúng tôi không chọn nhạc ‘cho trẻ em’, mà chúng tôi chọn nhạc để phục vụ câu chuyện”
Thật thú vị khi kết hợp các đoạn rap vào các chương trình truyền hình như “Euphoria” và “Atlanta”, vì với rap, một thể loại nặng về sampling, thì không chỉ phải làm việc với những người viết lời của bài nhạc, mà còn cả chủ nhân của các sample gốc của nó. Như trong buổi ra mắt mùa hai của ‘Atlanta’, ca khúc “The Race” của Tay-K đã nhận được một vị trí nổi bật trong tập đầu tiên, nhưng vào thời điểm đó thì Tay-K đang phải ngồi tù vì nhiều tội danh, và điều này đã khiến việc xử lý ca khúc trên trở nên khá là ‘cồng kềnh’
“Vì vây người quản lý của Tay-K đã phải đến nhà tù để bắt anh ta ký vào bản hợp đồng”, Malone nói. “Và đó cũng là một trải nghiệm thú vị với tôi”
Khó khăn trong công việc này là vậy, nhưng đôi lúc nó cũng đi kèm với những ưu điểm riêng. Như đây, bạn không chỉ là một phần của quá trình hợp tác sáng tạo, mà trong một số trường hợp bạn còn có thể “xào chẻ” những bản nhạc mà mình yêu thích để tô điểm cho bộ phim – theo cách của bạn. Malone cũng chia sẻ thêm rằng tập thứ ba của ‘Euphoria’ sẽ có rất nhiều bản nhạc yêu thích của riêng cô ấy và cô cũng có một playlist tên là “Someday Syncs” có hơn 600 bài hát mà Malone hy vọng sẽ có thể đưa chúng vào chương trình vào một thời điểm nào đó.
Cô cũng tôn vinh công việc của mình với những người giám sát âm nhạc khác, những người đã có đóng góp to lớn trong một số dự án phim như Liza Richardson (Lovecraft Country và The Leftovers), Kier Lehman (Insecure), và Justine von Winterfeldt (Hawkeye)
“Giám sát âm nhạc là một sự hợp tác giữa rất nhiều người đang làm chương trình truyền hình. Chúng ta không tự mình làm việc một mình. Đó là về đạo diễn của bạn và người chạy chương trình của bạn và cách họ muốn sử dụng âm nhạc và loại âm nhạc họ muốn sử dụng để kể câu chuyện của họ”, Malone nói. “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là khán giả của chúng tôi – và những người muốn làm điều này – khi tất cả nhận ra rằng đó là một nỗ lực của cả nhóm với rất nhiều người thì điều đó thật tuyệt vời”
Bài phỏng vấn được biên soạn bởi Elijah Watson (Okayplayer)