Trang chủ HipHop Âm nhạc ‘chính trị’ không có cửa hợp pháp tại Nga

Âm nhạc ‘chính trị’ không có cửa hợp pháp tại Nga

0
419

Chính quyền Nga đã ra tay đàn áp, hủy bỏ hầu hết các buổi biểu diễn và cấm các nghệ sĩ quá tự do trong ca từ của họ

Khi Husky, nam rapper người Nga biết được rằng vào cuối tháng 11 năm 2018 các quan chức Nga đã hủy bỏ không lý do những buổi biểu diễn của anh ở thị trấn phía nam Krasnodar, anh ta đã trèo lên đầu một chiếc xe ở một bãi đỗ xe gần đó để bắt đầu một màn trình diễn ngẫu hứng.

“I will sing my music, the most honest music”
(Tôi sẽ hát lên thứ âm nhạc của chính mình, thứ âm nhạc của sự thật)

Đó là một trong những line duy nhất Husky nói ra trước khi cảnh sát ập đến và bắt anh. Nhiều người đã xếp hàng dài trên đường để lên tiếng phản đối cho hành động này của giới chức cầm quyền, họ chế nhạo quốc ca của chính đất nước mình với những nội dung đề cập đến trong bài quốc ca của Nga, “Một Tổ quốc tự do”

Sau vụ bắt giữ này. Husky, tên thật là Dmitry Kuznetsov, anh đã hầu tòa vào ngay ngày hôm sau với tội danh gây rối trật tự và bị kết án 12 ngày giam. Tuy nhiên, không chỉ riêng Husky là người duy nhất phạm lỗi với chính quyền Nga. Trong nhiều tháng, các nhân viên cảnh sát của quốc gia này đã ngăn chặn hàng chục buổi biểu diễn bằng bạo lực từ Siberia cho đến miền tây nước Nga.

Phía dưới là đoạn video ghi lại cảnh Husky bị bắt

Theo thông tin có được, các cuộc đột kích này có cả sự tham gia của các sĩ quan từ cơ quan an ninh FSB, đơn vị kế nhiệm KGB, cũng như đơn vị chống chủ nghĩa cực đoan của Bộ Nội vụ, thường được gọi là Centre E. Một ngày trước khi Husky bị bắt ở Krasnodar, các sĩ quan của Centre E đã bị cáo buộc hành hung chủ câu lạc bộ ở thành phố Rostov-on-Don, gần biên giới của Nga với Ukraine

Những vụ việc như thế này có thể không phải là những ví dụ gây sốc nhất về sự bất công ở Nga trong những năm gần đây, nhưng việc Matxcơva thẳng tay đàn áp âm nhạc (chủ yếu là nhạc rap) thì nó đã vô hình trở thành một mặt trận mới trong cuộc chiến đang diễn ra từ phía chính và những thanh thiếu niên trẻ tuổi, những người dám lên tiếng phản đối những áp đặt bảo thủ từ Điện Kremlin, thứ sẽ vô cùng ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, từ nghệ thuật …. cho cả đến tình dục.

Tháng 12 năm 2018, Vitaly Khelnitsky, một quan chức cảnh sát cấp cao đã có một cuộc thảo luận với quốc hội rằng cần có những lệnh cấm kéo dài đối với các nghệ sĩ “quá tự do trong tư tưởng”. Ông tuyên bố rằng việc hủy các buổi hòa nhạc và chặn các video ca nhạc trực tuyến vi phạm là một biện pháp để đảm bảo “việc duy trì đạo đức và tinh thần trong việc giáo dục thanh thiếu niên ở đất nước chúng ta”

Tuy nhiên, một số đã phản ứng lại rằng: “Một thế hệ nhạc sĩ và nghệ sĩ mới thoải mái về các chủ đề khác nhau đã xuất hiện, và có vẻ như một số người lại không thích điều này vì họ coi đây như một mối đe dọa”. Anastasia Kreslina, giọng ca chính của ban nhạc Ic3peak, cho biết. “Có vẻ như họ sợ một cuộc cách mạng nào đó”


Khi rap lần đầu tiên được phát sóng trên sóng truyền hình Nga vào những năm 1990, các nhà chức trách đã coi đây là một thể loại âm nhạc kỳ lạ, vô thưởng vô phạt, tất cả hầu hết chỉ quan tâm đến tiệc tùng hơn là chính trị. Và cho đến những năm 2015-2018, một số rapper còn rất vui khi nhận được sự ủng hộ từ tổng thống Putin. Thậm chí vào năm 2015, Timati, một trong những ngôi sao đình đánh nhất của Hip-Hop Nga, đã cho ra mắt ca khúc mang tên “My Best Friend is President Putin” (Người bạn tốt nhất của tôi là tổng thống Putin)

Tuy nhiên, khi sự nổi tiếng của Putin sụt giảm cùng với nền kinh tế đất nước, các rapper người Nga – những người có hàng triệu khán giả trực tuyến đã chuyển sự chú ý của họ sang những vấn đề hóc búa hơn như: nghèo đói, ma túy và những thực tế nghiệt ngã về cuộc sống ở tỉnh lẻ của Nga.

Husky đã chỉ trích gay gắt về cách cầm quyền của Putin, anh bày tỏ sự ủng hộ đối với những người ly khai ở miền đông Ukraine – một lập trường chính trị không có gì lạ ở Nga.

Vào tháng 2 năm 2018, Face, nam rapper khi đó chỉ mới 21 tuổi, đã cho phát hành một MV đầy tục tĩu chế nhạo lại cái mà anh gọi là lòng yêu nước “mù quáng” của người dân Nga. Vào mùa thu cùng năm, anh cũng đã cho ra mắt album có lẽ là album chính trị rõ ràng nhất của làng rap tại Nga, “Ways Are Unfathomable”, trong đó Face đã mô tả quốc gia của mình là “một trại tù lớn”.

Nhưng không chỉ các rappers là những người duy nhất đi vào tầm nhắm của cuộc đàn áp này. Ic3peak, một ban nhạc electronic music cũng đã nhiều lần bị chính quyền Nga quấy rối và thậm chí là giam giữ trong chuyến lưu diễn khắp cả nước của họ. Rắc rối xảy ra ngay sau khi nhóm cho phát hành một MV có tên “There Is No More Death”. Mọi thứ bắt đầu với việc Kreslina (ca sĩ của nhóm) đổ xăng lên người mình trước một trụ sở chính phủ ở Moscow, khi cô ấy hát: “Hãy để mọi thứ bùng cháy / Cả nước Nga đang theo dõi tôi / Hãy để mọi thứ bùng cháy”. Bài hát cũng đề cập nhiều đến việc người dân bị giam giữ trong các cuộc biểu tình của phe đối lập.

Nước Nga đã không trải qua một cuộc đụng độ về thế hệ và văn hóa nào trong phạm vi nghệ thuật kể từ cuối những năm 1980, khi KGB từ thời Liên Xô ra tay đàn áp underground rock

Chẳng có một hy vọng nào để được phát hành nhạc một cách hợp pháp, các nhóm như Akvarium từ thành phố Saint Petersburg, hay Grazhdanskaya Oborona từ Omsk, Siberia, đã phải truyền bá những sản phẩm âm nhạc của mình dưới dạng các cuộn băng cát-xét bất hợp pháp và thỉnh thoảng là các hợp đồng biểu diễn bí mật

Vladimir Kozlov, một tác giả và cũng là đạo diễn của bộ phim tài liệu nói về punk của Liên Xô cho biết: “Ở Liên Xô, lời nhạc phải được phê duyệt bởi người kiểm duyệt trước khi họ có thể biểu diễn trên sân khấu, và tất cả các buổi biểu diễn cũng phải được các quan chức phê duyệt một cách vô cùng gắt gao”

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây