Kể từ lần bùng nổ trên sân khấu âm nhạc cách đây 8 năm trước, nhóm nhạc Hàn Quốc với bảy thành viên – BTS (“Bangtan Sonyeondan”, “Bulletproof Boys Scouts”) đã trở thành một thế lực mới của làng nhạc K-Pop.
Chỉ tính riêng năm 2018, một năm vô cùng thành công của bảy chàng trai gồm RM, Jin, Suga, J-Hope, Jimin, V và Jungkook. Trong năm đó, họ đã giành được khá nhiều thành tựu cũng như giải thưởng, ở đây chúng ta có thể nhắc đến giải Top Social Artist (một trong ba hạng mục do chính người hâm mộ bình chọn), hay số vé cho chuyến lưu diễn toàn thế giới của họ đã cháy sạch trong vòng vài phút. Và để tiếp nối thành công của mình, “Love Yourself: Tear”, album thứ ba của nhóm đã trở thành album (tiếng nước ngoài) đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200 sau 12 năm (thời điểm năm 2018)
Tuy vậy, đối với một số nhà phê bình thì họ vẫn có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với BTS. Như Alexis Petridis, cây viết cho tờ The Guardian, anh cũng đã từng có những chia sẻ về dự án thứ ba vô cùng thành công của BTS rằng “nội dung trong đó chẳng có gì quan trọng hay nổi bật”, hay phủ nhận những tác động mà nhóm đã mang lại cho xã hội: “Họ thành công chỉ vì họ sở hữu bề ngoài hấp dẫn mà thôi”
Nhưng riêng với cá nhân tôi, “Love Yourself: Tear” chính là giấc mơ của một con người. Với giai điệu neo-soul u tối đầy huyền ảo được lồng ghép cùng những câu ca mang đầy thông điệp xã hội, thứ ít nhiều đã khiến tôi phải lặng người một tý để lắng nghe. Vâng! BTS chưa bao giờ là một nhóm nhạc K-Pop tuân theo những quy chuẩn hay điều cấm kỵ của xã hội, chính vì vậy không hề lạ khi mỗi câu ca, lời nhạc trong đại đa số sản phẩm từ họ đều có thể tạo được cảm tình với giới trẻ Hàn Quốc cũng như tiếng vang trên toàn cầu
Lên án xã hội
Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu năm 2018, Suga, một thành viên của nhóm đã giải thích rằng BTS chỉ nói: “Những điều mà ai đó cần phải nói, nhưng điều mà chẳng ai làm”.
Tôi xin được giải thích sâu một tý về những câu nói này của Suga. Người Hàn Quốc, những người hiện đang ở độ tuổi 20 và 30, thứ mà họ luôn phải đối mặt là những tiêu chuẩn cao ngất ngưởng trong mọi lĩnh vực của xã hội, từ ngoại hình cho đến cả đạo đức làm việc. Nhưng việc than vãn hay bày tỏ về những áp lực mà những con người này đang chịu đựng là một điều cấm kỵ trong văn hóa xứ Hàn, quốc gia bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho Giáo (Khổng Tử) thứ trật tự xã hội được duy trì dựa trên lòng trung thành.
Không bị gói buộc bởi truyền thống quy củ, BTS đã thực hiện điều mà những nghệ sĩ cần nên làm – đó là lên tiếng cho xã hội này. Khoảng cách mỗi thế hệ, tình trạng thất nghiệp và quá chú trọng vào thành tích ở trường đều được BTS khắc họa trong những ca khúc của mình. Như điển hình ở đây ví dụ sẽ là “Silver Spoon”, trong đó J-Hope đã rap:
“At a part-time job, it’s passion pay
At school, it’s the teachers
The superiors’ violence
The number of generations in the media everyday”
(Công việc bán thời gian làm chỉ là vì đam mê
Ở trường làm công việc giảng dạy
Sự bạo lực của đám cầm quyền
Ảnh hưởng nhiều thế hệ trên truyền thông mỗi ngày)
Hay một ca khúc về sức mạnh của các cô gái cũng đã được đưa vào “Wings”, album thứ hai của BTS. RM, nhóm trưởng của cả đội sau đó cũng đã kêu gọi người hâm mộ hãy đọc cuốn tiểu thuyết Kim Ji-young born 1982 của tác giả Cho Nam Joo để có thể có cái nhìn rõ nét hơn về sự phân biệt đối xử mà những người phụ nữ Hàn Quốc phải đối mặt.
Với những câu từ, những chia sẻ cởi mở mang tính chất phản văn hoá đầy mạnh mẽ và trung thực (kén người nghe), chúng đã được kết hợp cùng những hình ảnh mãn nhãn mang tính giải trí cao (thu hút) để có thể trở thành thứ vũ khí vô cùng sắt bén mà bất cứ ai cũng có thể chạm vào
On Top
Để có thể như ngày hôm nay chắc chắn đó cũng không phải là một điều dễ dàng, nhất là ở ngành công nghiệp K-pop, nơi vốn nổi tiếng về mặt tàn nhẫn của nó. Thời gian làm việc cực kỳ vô chừng, cát-xê bị các công ty chủ quản cắt xén và quyền riêng tư thì hạn chế đã hủy hoại cuộc đời của vô số nghệ sĩ. Như nếu so với BTS, thì họ tương đối dễ thở hơn với mối quan hệ khá tốt với công ty quản lý Big Hit Entertaimant, nhờ sự giúp đỡ của CEO Bang Si-hyuk là một người vô cùng tin tưởng vào BTS
Thái độ phân biệt của Bang Si-hyuk cũng là một trong những lý do khiến BTS trở nên thành công đến như vậy. Nơi mà các nhóm nhạc nam hiện đại khác thường mắc kẹt trong việc chỉ có thể hát về tình yêu và nỗi đau – nhưng ngay từ đầu tay CEO này đã khuyến khích BTS hãy kể lại những câu chuyện nội tâm cá nhân của mình và tạo điều kiện cho các thành viên của nhóm có thể tự do đưa ra những lời nhạc mang tính đả kích xã hội vào lời nhạc của họ
Như “Love Yourself: Tear”, album mà tôi đã nói phía trên chính là sản phẩm mang tính cá nhân và cũng là u tối nhất cho đến nay. Suga – người trước đây đã nói về sự đấu tranh của mình với căn bệnh trầm cảm từng dằn vặt anh từng ngày, anh chia sẻ trong một buổi phỏng vấn cho album: “Tôi rất lo lắng về nó, chắc bạn cũng vậy nhỉ, vì vậy hãy cùng nhau tìm ra cách để vượt qua nó nhé”
Tuy nhiên cũng không phải bất kỳ ai cũng yêu mến BTS, và cách họ đối phó với những lời chỉ trích này chỉ đơn giản là đối mặt với nó một cách cởi mở và trung thực nhất có thể – cũng giống như bất kỳ vấn đề nào từng được họ mang vào âm nhạc của mình vậy.
Nhóm nhạc bảy thành viên này từng đưa ra tuyên bố sau:
"Sau khi tự nhìn nhận lại tất cả, chúng tôi đã học được rằng mình sẽ không bao giờ có thể tránh khỏi những định kiến và sai lầm của xã hội này. Hãy tiếp tục theo dõi BTS phát triển và nếu bạn tiếp tục chỉ ra những thiếu sót của chúng tôi, chúng tôi rất biết ơn vì điều đó"
Vâng, ở một cái thời điểm mà rất nhiều bạn trẻ đang phải loay hoay để tìm chỗ đứng cho chính mình, thì gần như chẳng có gì khiến tôi phải ngạc nhiên khi BTS lại gây được tiếng vang lớn và lâu dài đến như vậy. Những tác phẩm vô cùng ấn tượng của họ đã có thể cho chúng ta thấy được rằng, Pop (nhạc đại chúng) có thể không chỉ gói gọn ở những ca khúc mang màu sắc yếu đuối về tình yêu đôi lứa hay than vãn về bản thân, mà ở đây họ còn có thể là những sản phẩm âm nhạc mạnh mẽ mang tính xã hội cực kỳ cao – thứ có thể giúp chúng ta tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn
Bài viết được biên soạn bởi tiến sĩ Aleydis Nissen
một nhà nghiên cứu xã hội đến từ đại học Cardiff
Một số bài viết liên quan