More

    RM của BTS – Không chỉ là một nghệ sĩ “thần tượng”

    Là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tình yêu với Rap cùng nguồn năng lượng tuyệt vời từ nhạc Pop. BTS, một nhóm nhạc đầy sắc màu đến từ Hàn Quốc – với người đứng đầu là Kim “RM” Nam-joon, hay chúng ta còn được biết với “RM”, là tên viết tắt của nghệ danh ban đầu của anh ấy, “Rap Monster”

    Bài luận được biên soạn bởi Elliot Sang, biên tập viên của trang DJBOOTH

    Vào tháng 11 năm 2017, RM từng nói rằng nghệ danh của mình còn là từ viết tắt cho “Real Me” – và cái tên này cũng như một lời tuyên bố mà anh dành cho tất cả mọi người.
    Thật sự như vậy, kể từ lần đầu xuất hiện, RM phần nào đã giúp phá bỏ đi cái định kiến luôn nhắm vào những nghệ sĩ thần tượng như anh, mà bên cạnh đó “Real Me” còn khẳng định bản thân là một nghệ sĩ Hip Hop thật thụ

    Kim Nam-joon aka RM

    Trên YouTube, có một video khá nổi tiếng từ năm 2013, trong đó có B-Free, người đã đặt câu hỏi về khả năng của BTS, và anh còn cho rằng cách nhảy nhót và trang điểm của họ thật quá ẻo lả, nó khiến họ thiếu sự mạnh mẽ của một rapper thật thụ: “Dám cá là BTS chưa bao giờ nghe album của tụi này. Tụi này cũng chưa bao giờ nghe album của BTS luôn”. Trong chương trình đó, B-Free cũng mạnh miệng tuyên bố rằng: “Đáng lý ra mấy đứa đã có thể đi theo con đường rapper thực thụ nhưng anh đoán là mấy đứa vẫn không thể cưỡng lại sự cám dỗ của việc trở thành thần tượng. Không phải BTS theo đuổi dòng nhạc hip hop sao? Trang điểm lòe loẹt trên sân khấu như một đứa con gái mà là HipHop hả?

    Và đây là cách “Rap Monster”, trưởng nhóm của BTS phản bác lại những câu nói đầy ngạo mạn của B-Free – thông qua khả năng của mình.

    Nhìn lại quá khứ và tự khẳng định mình

    Nam-joon đã bắt đầu làm quen với các tập thơ từ năm thứ hai tiểu học, rồi dần làm quen, chơi rap từ khoảng năm 2007 (khi anh 13 tuổi), thậm chí RM còn được công nhận là một phần của DaeNamHyup một nhóm nhạc underground khá nổi tiếng trong thời điểm bấy giờ – trước khi anh thử giọng thành công tại công ty Big Hit Entertainment (2010), nơi anh trở thành RM – thành viên đầu tiên của BTS (2013) và nhanh chóng trở thành hiện tượng trong làng giải trí K-Pop.

    Tuy nhiên, trong những năm đầu sự nghiệp của mình ở BTS, cả anh và thành viên cùng nhóm là Suga đều phải đối mặt với những lời chỉ trích từ giới underground vì họ cho rằng RM và Suga đã “sellout” để trở thành một nghệ sĩ thần tượng (“sellout”, một thuật ngữ dùng để diễn tả những cá nhân hay tổ chức đã từ bỏ con người thật của mình để đổi lấy tiền bạc)

    mixtape “RM”

    Và đó cũng là lúc “RM” (2015) bắt đầu cho ra mắt dự án solo cùng tên – đầu tay của mình, một mixtape đơn giản mang hơi hướng như “No Ceilings” của Lil Wayne. Trong một cuộc phỏng vấn cho Singles Magazine, Rap Monster cũng đã bày tỏ mong muốn phát hành mixtape này như một cách để khẳng định bản thân cũng như nói ra quan điểm của anh trước những lời ra tiếng vào xung quanh. Sau khi trả lời phỏng vấn của tờ Singles, RM đã tận dụng mọi thời gian nghỉ ngơi anh có để thực hiện mixtape này, và toàn bộ công việc của anh ấy với dự án này là khoảng 4-5 tháng

    Trong đó thành công lớn nhất của mixtape có thể nói đến “Do You”, một trong những ca khúc được Nam-joon sử dụng để bày tỏ sự khó chịu đến cùng cực của mình với những người luôn dè biểu anh, về tính xác thực của anh đối với HipHop này từ quá khứ cho đến hiện tại. Ở phần điệp khúc tiếng Anh, Rap Monster đã lặp đi lặp lại cụm từ “do you”, nó như một lời kêu gọi sự tôn trọng của mọi người. 

    Không chỉ với ca khúc trên, mà còn nhiều verse khác từ các cyphers của BTS sau này, tất cả đều mang sức nặng, nó giống như những cái nghiến răng đầy hậm hực đối với những người như như B-Free

    Đến năm 2016, B-Free ngõ lời nhận lỗi đến với BTS, nhưng nhóm dường như không chấp nhận điều này, và anh ấy lập tức đã rút lại lời xin lỗi: “Lũ fan BTS nhiều đứa não chậm phát triển thật”. Anh ấy tweet: “Nếu gặp lại oppa của tụi bây thì thì anh đây nhất định sẽ tát tụi nó thật mạnh”.

    Đây cũng có thể là điều ngu ngốc nhất mà anh từng làm, thật không may cho B-Free khi anh ấy dám động vào ổ kiến lửa là Army…. Và kết quả thì tự các bạn tìm hiểu

    BTS cyphers

    Tiếp theo đó là “Mono”, dự án solo được ra mắt vào tháng 10 năm 2018 của RM, là một EP với những lời đánh giá khá tích cực từ phía các trang review. Với dự án này của Rap Monster, đây còn được xem là một nỗ lực của người đã dành nhiều năm để cố khẳng định bản thân như một lyricist của HipHop “truyền thống”; cùng những ý tưởng về nổi buồn, và sự cô độc – “Mono”, một công cụ để RM có thể tiếp tục thể hiện sở trường của mình, về khả năng lyricism cùng những chủ đề được anh khám phá

    Về mặt kỹ thuật, RM là người thường sử dụng ngữ âm để buộc các từ bổ sung ý nghĩa cho các từ tiếng Hàn; như trong “Moonchild” (single lấy từ album Mono) anh ấy đã phát âm ‘isukhae’ giống với ‘it’s okay’, để cho ra nghĩa kép của từ “tear” (là khóc và sự tách biệt).
    Cũng như TK Park, một blogger lâu năm của Ask AKorean cũng từng nói: “Nếu chỉ nghe qua, tôi đơn giản chỉ cảm thấy những bài nhạc của RM khá là bình thường. Nhưng khi xem xét kỹ hơn, sâu hơn vào những đoạn rap của anh ấy – thì tôi mới thấy được sự tinh tế trong từng câu chữ của anh ta, tất cả đều được sắp xếp rất chặt chẽ”

    Vâng! Không có gì phải ngạc nhiên với khả năng của Rap Monster – khi thần tượng của anh ấy đều là những huyền thoại của làng rap. Trong ca khúc “Hip-Hop Lover” trình làng năm 2014 của BTS, anh ấy đã shout out một loạt các rapper có ảnh hưởng lớn đối với HipHop như: JAY-Z, Nas, KRS-One, Gang Starr và Black Star,…. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được anh ấy nhắc đến trong ca khúc này là Epik High, một nhóm nhạc tại Seoul – những người đã giúp định hình thể loại này ở Hàn Quốc trong những năm 2000.

    Và đó cũng là một trong những điều có thể chứng minh rằng, Kim Nam-joon luôn nhớ về nguồn gốc của mình, không hề “sellout”, bỏ lại quá khứ sau lưng như những lời mà người đời từng nói về anh như một tên khốn

    “Rap Monster” và văn hoá Hip-Hop tại Hàn Quốc

    Với các nhà báo, nhà văn như blogger của Ask Koera, Park TK; anh ta đã dành ra khá nhiều thời gian để biên soạn lại những thứ anh tiếp thu được từ nền văn hoá này, trong suốt nhiều năm. TK đã phân tích về sự phát triển của nó, khi đây chỉ là một thể loại dance khi mới du nhập về Hàn Quốc – rồi dần dà trở thành một loại hình nghệ thuật được các nghệ sĩ tại đất nước này vay mượn từ văn hoá Mỹ da đen

    Tuy sự phổ biến của thể loại này đã tăng lên rất nhiều trong những năm qua, nhưng với sự “màu mè có phần ẻo lả” của các rapper tại nơi đây luôn là thứ khiến nó trở thành một chủ đề khi mọi người từ trong lẫn ngoài nước luôn đặt ra câu hỏi về tính xác thực, về nguồn gốc của Hip-Hop tại Hàn Quốc – rằng nó có thật sự đến từ “đường phố” hay không?

    Như trong bài viết năm 2015 có tựa đề “What’s Real in Korean Hip Hop? A Historical Perspective” – TK đã bàn luận về sự phát triển của thể loại này tại Hàn Quốc: “Xuống địa ngục đi hỡi những kẻ hợm hĩnh, tôi chẳng cần phải nói nhiều về tính xác thật của Hip-Hop tại Hàn đâu, chỉ đơn giản vì nó sẽ tự biện minh cho mình thông qua thời gian thôi. Hãy thử nhìn các rapper hàng đầu của Hàn Quốc đi, họ đã thể hiện con người thật của mình rất nhiều thông qua các ca khúc tuyệt vời của họ. Hãy tự mình lắng nghe và nói cho tôi biết tất cả chỉ là dối trá đi. Tôi thách các bạn đấy”. TK nói

    Mkit Rain (Label)

    Thuật ngữ “Idol” (thần tượng) có ý nghĩa riêng ở Hàn Quốc, nó ám chỉ các nhóm nhạc K-Pop được thành lập dưới các công ty giải trí, có lượng người theo dõi lớn và trải qua một chế độ đào tạo nghiêm ngặt. Kết quả có thể hơi quen thuộc với hầu hết các độc giả: như những nhóm nhạc nổi tiếng như BIGBANG, 2NE1 hay BTS – với chất lượng sản xuất tuyệt vời, vũ đạo sắc nét cùng một đội quân người hâm mộ vô cùng đông đảo; và những thứ tôi vừa liệt kê phía trên, nó chỉ đóng vai trò là một yếu tố thẩm mỹ, thứ mà đại đa số người hâm mộ thích họ vì những thứ đó – Nhưng vô tình nó lại tạo sự hoài nghi cho một số khác về chữ “Real Hip-Hop”

    Như trong cuốn sách của Youngdae Kim được lên kệ vào tháng 3 năm 2019, “BTS The Review: A Comprehensive Look at the Music of BTS”. Tại đây Kim đã thẳng thắn nói về vấn đề này dưới góc nhìn của một người hâm mộ, anh cho rằng: “Vấn đề cân bằng giữa việc trở thành một nhóm nhạc thần tượng và một nhóm nhạc Hip-Hop thực thụ như ở Mỹ là bất khả thi, các rapper thần tượng không thể trở thành một ‘real HipHop’ được”. Với việc họ trở thành một nhóm nhạc HipHop thần tượng – trang điểm, lối ăn vận đầy màu sắc, nhảy múa – những thứ đã vấp phải sự phản đối dữ dội. Kim nói: “Cách trang điểm và vũ đạo được sắp xếp quá hoàn hảo của họ đã trở thành mục tiêu bị mọi người lên án. Mọi người sẽ đặt câu hỏi, tại sao đàn ông lại trang điểm? Hay ‘Tại sao các rapper lại nhảy? … Nó khiến tôi nhận ra rằng Idol và Hip-Hop vốn dĩ không thể hoà hợp”

    Bài bình luận của Youngdae Kim một phần đã minh họa cho những gì B-Free ngụ ý khi anh ấy nói với RM và Suga rằng họ không thể “chống lại sự cám dỗ”. Hai rapper đều là những nghệ sĩ trẻ, đang phải vật lộn để cố tìm được ánh hào quang cho mình. Quyết định gia nhập một nhóm nhạc thần tượng, biểu diễn bên cạnh những giọng ca hút hồn, thứ được cho là bán rẻ bản thân vì tiền và danh tiếng. 
    Nhưng khi được hỏi về điều này, RM chỉ đơn giản nói rằng: “Tôi hiểu cả hai”

    Như câu trả lời trên của Nam-joon. “RM thật sự là một nghệ sĩ chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử HipHop của Hàn Quốc”. TK chia sẽ với DJBooth. “Đã từng có một sự căng thẳng rất lớn giữa các nghệ sĩ ‘thần tượng’ và các nghệ sĩ HipHop tại Hàn Quốc. Nhưng với RM, anh đã xác định bản thân mình với tư cách là một nghệ sĩ HipHop, anh ấy đã trở thành cầu nối giữa hai cộng đồng, kéo mọi người lại với nhau và tìm thấy con đường riêng cho mình với tư cách vừa là một nghệ sĩ thần tượng vừa là một rapper thực thụ”

    Một ví dụ hoàn hảo cho sự hoà hợp này của RM chính là “Timeless”, một sản phẩm hợp tác cùng huyền thoại HipHop Hàn Quốc Tiger JK aka Drunken Tiger, trong đó Namjoon đã bày tỏ lòng kính trọng của mình đối với OG cùng sự châm biếm: “Cả cuộc đời anh là một buổi trình diễn đáng nguyền rủa, cho dù anh thích hay không thì anh đã tạo cho mình một con quái vật” – Với câu này RM như nói về sự ra đời của mình với tư cách là một nghệ sĩ thần tượng, và cũng là một con quái vật lyrical của HipHop, người đã bị ảnh hưởng bởi Drunken Tiger nghệ sĩ được công nhận là huyền thoại của HipHop xứ Hàn. 

    Bài luận được biên soạn bởi Elliot Sang, biên tập viên của trang DJBOOTH


    Một số bài viết liên quan

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây