Mũ nón và hip-hop luôn có cho mình một sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Quay trở lại những năm 80, các rapper đã dần khẳng định, tạo cho bản thân một hình ảnh riêng biệt không chỉ là ở giai điệu hay flows, mà còn với những gì họ khoác trên cơ thể.
Và nhãn hiệu mũ Kangol cũng là một trong số đó, nhưng lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu này có thể không hề giống như bạn nghĩ.
Được thành lập từ những năm 20 bởi Jakob Henryk Spreiregen, một cựu binh người Pháp gốc Ba Lan đã di cư đến Anh vào năm 1915 sau Thế chiến thứ I. Hiện nay thì Kangol chắc chắn ai cũng đều từng ít nhất một lần thấy qua những mẫu nón đặc trưng của họ, nhưng thật sự những chiếc mũ đầu tiên đặt nền móng cho nhãn hiệu này lại là những chiếc mũ nồi quân đội bằng đá bazan nhập khẩu từ Pháp; và lúc này họ cũng chẳng hề có tên là Kangol – cho tận đến năm 1930. Dần Kangol bắt đầu mở rộng ngay sau đó, và với sự giúp đỡ của các cháu trai của Spreiregen, một loạt các nhà máy đã được mở tại Frizington và Carlisle nước Anh.
Khi đến trong và sau Thế chiến II, Kangol dần trở nên cực kỳ nổi tiếng ở Anh. Trên thực tế, trong cuộc chiến này thì họ chính là nhà cung cấp mũ nồi chính cho Quân đội Anh, với sản lượng đạt con số khổng lồ, một triệu chiếc mỗi năm.
Đến những năm 60, Kangol bắt đầu bổ sung thêm vào danh sách các nhà thiết kế của mình là Pierre Cardin và Mary Quant, đây là những người đã tạo ra những chiếc mũ cho Công nương Diana quá cố, hay cả The Beatles, bốn chàng trai cực kỳ nổi tiếng từ Liverpool đã chọn những chiếc mũ Kangol để quảng bá cho chuyến lưu diễn của họ ở các bang thống nhất: một sự lựa chọn đã dẫn dắt thương hiệu hướng tới thị trường nước ngoài đã thu hút được sự chú ý của thị trường Hoa Kỳ đầy béo bở, và người đã Mỹ sớm bắt đầu tự hỏi họ có thể mua cho mình một chiếc mũ Kangol ở đâu?. Đây là khi thương hiệu bắt đầu sử dụng biểu tượng Kangaroo mang tính biểu tượng
Tiếp đến những năm 80, Kangol dần bắt đầu thâm nhập vào hip-hop, một nền văn hóa non trẻ đang dần được định hình. Và rapper nổi tiếng đầu tiên đã đội chiếc mũ bucket Kangol đầy biểu tượng không ai khác chính là LL Cool J. Rồi theo sau đó là vô số các rapper như Run-DMC, Grandmaster Flash, Slick Rick và Missy Elliott, … Nhóm nhạc hip-hop UTFO ở Brooklyn thậm chí còn có một thành viên tên là Kangol Kid,… một tình yêu thực sự nhỉ?. Hay trong bộ phim New Jack City – với nhân vật mang tính biểu tượng do Wesley Snipes thể hiện cũng vô cùng nổi bật với chiếc mũ Kangol đặc trưng trong suốt bộ phim.
Và đây cũng là lúc thương hiệu mũ nón đến từ Anh chứng kiến sự tăng vọt doanh số đáng kinh ngạc tại Mỹ.
Bước sang thập niên 90 chính là thời kỳ nhãn hiệu “chuột túi” bắt mở rộng thương hiệu của mình sang lĩnh vực thời trang: vào năm 1996, Helmut Lang và Louis Vuitton đã cho sản xuất một phiên bản đặc biệt là một hộp đựng đĩa vinyl với ngôi sao DJ Grandmaster Flash cùng chiếc mũ Kangol yêu thích của anh.
Theo như chia sẻ từ Flash, lúc đầu anh không chắc là mình sẽ tham gia, anh ấy nói “Tôi chẳng biết phải làm người mẫu như thế nào”, nhưng sau khi gặp Lang và xem qua dự án này thì anh ấy đã muốn có mặt ở đó bằng mọi giá. Trên thực tế, trong buổi chụp hình này, nam DJ sinh ra tại Barbados đã từ chối mặc bất cứ thứ gì không phù hợp với phong cách của mình, vì vậy, cùng với nhà tạo mẫu Basia Zamorska, anh ấy đã đến cửa hàng Macy’s để mua một số món đồ như của Carhartt, một đôi Timberlands và dĩ nhiên là một chiếc nón Kangol, mà anh phải tự bỏ tiền túi ra trả.
Như Nigel Minani của tờ Highsnobiety chia sẻ: “Kangol đã bước chân vào và tham gia trò chơi này mãi mãi. Họ sinh ra ở Anh nhưng lớn lên thì là New York, nơi khai sinh ra hàng loạt những thương hiệu thời trang dạo phố. Điều này đã khiến nó trở thành một trong những thương hiệu yêu thích của tôi và đặt nó bên cạnh những ông lớn khác của thế giới như Nike’s, Stüssy’s và Carhartt’s:”