Trang chủ HipHop Lược sử về quá trình phát triển của Hip-Hop tại Nhật Bản

Lược sử về quá trình phát triển của Hip-Hop tại Nhật Bản

0
443

Hip-Hop là một hình thức nghệ thuật, một nền văn hóa xuất xứ từ Hoa Kỳ, và theo như đại đa số mọi người được biết thì loại hình này du nhập vào các nước phương Đông như chúng ta là khá trễ, tầm thập niên 90. Nhưng thật sự ở một số nước Châu Á thì Hip-Hop đã được du nhập vào khá sớm, chẳng hạn như tại Nhật Bản, thứ văn hóa này đã len lõi vào đất nước của họ vào tầm đầu thập niên 80.

Japanese Hip-Hop hay còn có thể được gọi tắt là J-HIPHOP, J-RAP hay J-HOP. Có một vài tài liệu cho rằng người đầu tiên mang hip-hop vào Nhật Bản chính là Hiroshi Fujiwara (một nhà sản xuất) vào đầu thập niên 80 với những ảnh hưởng đáng kể từ nhịp boombap bất hủ, từ đó, những tín đồ tại Xứ sở mặt trời mọc đã tự đút kết mọi thứ để rồi tạo ra thứ giai điệu của riêng họ. Bạn có thể nghe một số bài nhạc rap tại Nhật, giai điệu của họ có một nét gì đó rất riêng

Trở về vấn đề ban đầu, như bao quốc gia khác, hip-hop đến với Nhật cũng theo như kiểu phong trào và nó cũng từng phải nhận lấy rất nhiều lời chỉ trích. Nhưng có lẽ đối với một số người thì nó chỉ là phong trào nhất thời, nhưng với một số khác thì đây lại là một niềm đam mê đích thực, những tính đồ hip-hop đã bất chấp tất cả những lời chỉ trích từ phía chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng. Và những điều này đã tạo nên một phần lịch sử của văn hóa Hip-Hop, nó cho chúng ta thấy hip-hop đến với giới trẻ không đơn thuần chỉ là “trao đổi văn hoá”, hay là “tìm hiểu văn hóa”! Phải nói như thế nào nhỉ ??? Đại loại như đây là một loại công cụ, thứ tạo nên sự tương tác, mọi người có thể thể hiện mình qua việc tham gia đội nhóm hay đóng góp cá nhân. Hiểu ý tôi chứ?

Và ở Nhật, có lẽ nhóm nhạc đầu tiên chơi rap/hip-hop chính là ‘Yellow Magic Orchestra’, một bài electro hip-hop đầu tiên của Nhật Bản, ca khúc mang tên “Rap Phenomena”, đĩa đơn trong album BGM ra mắt năm 1981 của họ.

Phía trên có thể nói là sự khởi đầu cho tất cả, nhưng đến tận năm 1983 mới có một tia sáng quan trọng chiếu vào Hip-Hop Nhật Bản khi breakdance xuất hiện ở Tokyo thông qua các video, bộ phim và các buổi biểu diễn trực tiếp.

Theo Takagi Kan, một MC thuộc thế hệ f1 của Nhật thế chia sẻ: “Lần đầu tôi nghe và xem hip-hop, tôi thật sự không thể phân biệt được Rap và DJ là gì, nhưng với nghệ thuật breakdancing và graffiti, tôi có thể hiểu nó bằng trực quan, như kiểu là, “Á ĐÙ”. Dancing có một tác động trực quan mà mọi người có thể hiểu được, khi nói đến vũ điệu thì không có rào cản ngôn ngữ nào, và breakdance có thể nói chính là nền tảng lớn nhất cho sự phát triển của hip-hop Nhật Bản”

Hip-Hop đến với Nhật Bản tương tự như ở Đức. Vào mùa thu năm 1983, ‘Wild Style’ đã được trình chiếu tại quốc gia này, một bộ phim hip-hop cổ điển nói về cội nguồn văn hóa – breakdance, freestyle, mc, dj, graffiti và hơn hết nó có chứa những cảnh quay ghi lại hành trình phát triển của các tay bố già của thể loại này như Grandmaster Flash. Và từ đó, không lâu sau Nhật Bản bắt đầu thịnh hành breakdancing, nhất là tại Tokyo, điểm nóng là công viên Yoyogi nơi mà nhiều tính đồ hip-hop underground thường xuyên tụ tập.

Crazy-A, leader của ‘Rock Steady Crew Japan’, là một trong những người đầu tiên chơi break tại công viên Yoyogi vào đầu những năm 1984. Và để phát triển niềm đam mê của mình đến với mọi người, hàng năm ông đều tổ chức ‘B-Boy Park’, một giải đấu thu hút một lượng lớn người hâm mộ và hàng chục nhóm breakdance trên khắp Nhật Bản. Và theo các OG, đây chính là kỷ nguyên hoàng kim của Japanese Hip-Hop, nó đã giúp văn hoá Nhật Bản chấp nhận thứ văn hóa đường phố này .

Sau Breakdance, sự gia tăng của các MCing/DJing chính là bước tiếp theo cho sự phát triển của văn hóa Hip-Hop tại Nhật Bản. Trở về trước những năm 1985, không có nhiều người chơi hai môn này, nhưng với sự gia tăng số lượng người đam mê hip-hop trong năm đó, nó đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tựu điểm hip-hop.

Vậy vì sao hai môn trên không được nhiều người chú ý? Một số người bảo rằng “tiếng Nhật” không thể rap, điều đó khá là buồn cười đúng không? Nhưng thật sự là vậy đấy, trong tiếng Nhật không chứa những câu nhấn “stress accents”. Rap đến với Nhật không mạnh mẽ bằng breakdane, số lượng người chơi rap ít và không được chú trọng nhiều; nhưng Ito Seiko, Chikado Haruo, Tinnie Punx và Takagi Kan là những người đã thành công trong rap vào thời điểm đó (họ đã chịu nhiều chỉ trích nhưng sự sáng tạo của họ tương đối thành công)

Phải đến những năm 1994 và 1995, đây chính là thời gian đánh dấu cho sự thành công thương mại của hip-hop Nhật Bản. Các bản hit đầu tiên chính là “Kon’ya wa Bugi bakku” của Scha Dara Parr & Ozawa Kenji, tiếp theo là “Da. Yo. Ne” của East End & Yuri tất cả đều được bán với hơn một triệu bản.

Điều này đã đưa J-Rap đi lên và nhiều nhà sản xuất và nhãn hàng thời trang chú ý đến họ, các thương hiệu nổi tiếng của Nhật trong thời gian này cũng đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ hip-hop, trong đó có thể kể đến nhãn thời trang ‘A Bathing Ape’ (BAPE), một công ty quần áo của Nhật Bản được thành lập bởi Nigo vào năm 1993. Lúc ấy người mang J-Rap đánh mạnh vào thị trường chính là Lamp Eye với con track “Shogen”, nhóm nhạc chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi Public Enemy và Rakim

Đến năm 2000 trở lên, hip-hop ở Nhật mới thật sự phát triển mạnh mẽ về mặt thương mại, trong một cuộc phỏng vấn năm 2003 với BBC. CEO của tờ Tokyo News ông Hideaki Tamura đã nói: “Hip-Hop Nhật thực sự bùng nổ trong hai, ba năm qua. Tôi không bao giờ nghĩ rằng các bản thu âm của Nhật có thể bán được tại Mỹ , nhưng nó lại xảy ra”

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây