More

    10 bộ Anime ảnh hưởng bởi Hip-Hop

    Hip-hop và Anime có vẻ như là hai thế giới khác nhau, tuy nhiên không gì là không thể xảy ra. Sau đây là 10 trường hợp Hip-Hop có ảnh hưởng lớn đến những bộ phim Anime.

    Kể từ khi ra đời, Hip-Hop đã là một thứ vật chất vô hình, một nền văn hóa đại chúng đã liên tục phát triển trong hàng thập kỷ qua để trở thành một phong cách sống, hoặc trải nghiệm – hơn chỉ là một loại giai điệu, âm thanh hay phong cách âm nhạc nào đó. Hip-Hop là một cộng đồng, gần như là một loại tôn giáo, bao gồm bất cứ thứ gì từ DJing, Rapping, MCing, cho đến Breakdancing, và Graffiti

    Ảnh hưởng của Hip-Hop có thể được nhìn thấy và cảm nhận thông qua âm nhạc và cả phim ảnh; đó như một cảm giác có thể làm say đắm mọi người, những con người mang tư tưởng tự do của toàn bộ hành tinh này. Và không có một nền văn hóa, quốc gia nào khác có thể tạo được sự tác động vào Hip-Hop như Nhật Bản, từ thời trang cho đến âm nhạc của họ, và vâng, ngay cả Anime; Hip-Hop gần như đã trở thành một nỗi ám ảnh đã đi sâu vào tiềm thức của giới trẻ tại đất nước mặt trời mọc. 

    Trong danh sách này, chúng ta hãy điểm qua 10 trường hợp bị tác động của thứ văn hóa này tại Nhật, và cách họ bảo tồn và truyền bá ảnh hưởng của Hip-Hop thông qua Anime.

    Afro Samurai

    Afro Samurai là một câu chuyện kể về một người đàn ông da đen lớn lên trong một võ đường, và sau khi chứng kiến toàn cảnh ​​vụ sát hại đẫm máu của cha mình, anh đã lên đường trả thù. Đó là một câu chuyện bạo lực và đẫm máu liên quan đến khái niệm về bản sắc chủng tộc, và cuộc đấu tranh mang đầy danh dự của một con người.

    Afro Samurai cũng như một bức thư tình của Shakespearean gửi đến cộng đồng Hip-Hop và Anime trên toàn thế giới. Từ studio Gonzo với phần lồng tiếng của Samuel L.Jackson cho đến phần nhạc nền được tạo tác bởi RZA của Wu-Tang clan, những gì bạn nhận được từ bộ Anime này sẽ là một chuyến du ngoạn đầy màu sắc Á-Phi.

    Killer Bee

    Nếu bạn đang tìm kiếm những ví dụ về ảnh hưởng của Hip-Hop đối với Anime thì bạn sẽ không phải tìm đâu xa với Naruto. Mặc dù loạt phim này không hề liên quan gì đến âm nhạc hay HipHop, nhưng tác giả đã cố gắng thể hiện sự tôn trọng chân thành nhất của họ đối với thể loại này thông qua vai trò của một nhân vật.

    Killer Bee là một nhân vật bộ truyện và Jinchuuriki của Bát Vĩ, với một con quái vật bị phong ấn sâu bên trong họ. Anh ta là một shinobi cực kỳ mạnh mẽ, là một trong những Jinchuuriki có thể kết bạn sớm nhất với vĩ thú bên trong anh ta và được thừa hưởng sức mạnh của nó. Bất chấp tất cả những thành tích của anh mình, niềm đam mê của Bee ấy nằm ở việc theo đuổi việc trở thành rapper vĩ đại nhất mà mọi người từng thấy.

    Ở cái tên của anh, “Killer Bee”. Đầu tiên chúng ta sẽ thấy nó vô cùng có quan hệ với WuTang clan, họ có khá nhiều phân nhóm nhỏ; và chúng được gọi chung là Wu-Tang Killa Beez, hay còn được gọi là Killa Beez

    Wu Tang bao gồm có 9 thành viên trụ cột là: RZA, GZA, ODB, Method Man, Raekwon, U-God, Ghostface Killa, Masta Killa và Inspectah Deck. Khi ODB nằm xuống, số thành viên chỉ còn là 8, trùng với số đuôi của Bát Vĩ. Và tiêu đề của album thứ 5 của Wutang cũng liên quan đến con số 8, “8 Diagrams”

    Cũng ở cái tên của Bee, trong tiếng Nhật, số 8 có thể được gọi là Hachi (八), Killer Bee điều khiển Bát Vĩ có 8 cái đuôi. Ngoài ra nó còn có từ đồng âm là Hachi (蜂) cũng được goi là con ong (Bee). Điều này liệu có liên quan đến cái chết của OD-Bee. Số thành viên còn lại là 8. Hơn nữa số 8 ở đây cũng cực kỳ liên quan đến WuTang (Võ Đang), đó là Bát Quái, là 8 quẻ được sử dụng trong vũ trụ học của đạo giáo như là đại diện cho các yếu tố cơ bản của vũ trụ

    Boondocks

    Về mặt kỹ thuật, The Boondocks không chắc là một bộ Anime. Nó không được sản xuất bởi một xưởng hoạt hình đến từ Nhật Bản, nhưng studio sản xuất bộ phim này cũng thuộc sở hữu của Madhouse; vì vậy tôi nghĩ ta có thể phân loại nó vào mục Anime.

    Boondocks kể một câu chuyện về một gia đình da màu, những người Freemans, và họ đã có những cuộc phiêu lưu tại Woodcrest, khu vực của người da trắng. Loạt phim này phát triển như một cái nhìn sâu hơn vào lối sống và sự khác biệt trong xã hội, chiến tranh giai cấp, định kiến ​​chủng tộc và bản sắc con người ở nước Mỹ – như một cách châm biếm; với sự xuất hiện của một loạt các rapper khách mời, cho đến những nghệ sĩ hài da màu, cùng những người nổi tiếng khác; tác giả đã kết hợp hài kịch và cả những cuộc xung đột để có thể đưa ra quan điểm của mình vào mỗi nhân vật. Xuyên suốt bộ phim là những bản nhạc chứa đầy những nhịp điệu vui nhộn, và vâng thật khó để xác định đây là một bộ phim mang màu sắc lịch sử hay là một bài phê bình xã hội mang màu sắc Hip-Hop.

    Megalo Box

    Megalo Box lấy bối cảnh diễn ở một thành phố tương lai, nơi những công dân được cấp phép được sống trong giới hạn của một thành phố giàu có, trong khi ở vùng ngoại ô, nơi sinh sống những người nghèo và không có giấy phép; họ bị chính phủ bỏ rơi và phải tự thân trong một khu vực vô pháp.

    Câu chuyện tập trung vào một võ sĩ quyền anh Megalo tên là Junk Dog, người đã bị rớt hạng trong một trận chiến quyền anh – cho đến khi anh được võ sĩ hàng đầu thế giới mời tham gia vào giải đấu Megalo Box cuối cùng. Thông qua việc sử dụng khéo léo các giai điệu mang đầy âm hưởng Hip-Hop, bộ phim đã đã gói gọn một cách hoàn hảo về cuộc đấu tranh sinh tồn vô cùng khốc liệt trong một thế giới khắc nghiệt không được thiết kế để cho bạn sự thành công hoặc tồn tại. Megalo Box mang những chủ đề cộng hưởng vô cùng sâu sắc trên tất cả các khía cạnh của văn hóa Hip-Hop

    Michiko & Hatchin

    Khi Shinichirō Watanabe là nhà sản xuất âm nhạc cho một bộ Anime bất kỳ, bạn nên biết rằng bạn đang ở trong một chuyến đi. Michiko & Hatchin lấy bối cảnh ở một đất nước hư cấu (nhưng mang nhiều màu sắc Nam Mỹ) với những cạm bẫy, và câu chuyện kể về một bộ đôi là một tù nhân vượt ngục và một đứa trẻ trên hành trình tìm hiểu, suy ngẫm để giải phóng bản thân tìm đến tự do.

    Nhạc nền là một mối liên kết giữa nhạc Bossa nova của Brazil cùng những âm điệu đột phá của Hip-Hop. Với nội dung đầy tính gan góc, tội phạm, hành động và phiêu lưu, đây sẽ là một bộ phim mà chắc chắn bất kỳ tín đồ Hip-Hop nào cũng yêu thích

    Tokyo Tribe 2

    Nếu bạn từng thắc mắc mình sẽ nhận được gì khi kết hợp The Warriors hoặc Boyz N The Hood với Anime, thì không đâu xa hơn là Tokyo Tribe 2. Lấy bối cảnh khu ổ chuột ở Tokyo, Tokyo Tribes tập trung vào cuộc sống hàng ngày cũng như tội phạm. hoạt động của nhiều băng nhóm được gọi là “Tribes” (bộ lạc); họ luôn xung đột về lãnh thổ và danh tiếng của họ để tìm kiếm sự tôn trọng và một nơi của riêng mình.

    Với những cảnh phim xoay quanh về những cuộc chiến tranh giành địa bàn, chiến tranh băng đảng và những trận underground rap battles, loạt phim này đã mang đến cho người xem thấy được bản chất của đường phố; là sự sống còn, sự tôn trọng và tham nhũng; đồng thời khắc họa những cuộc đấu tranh cố gắng thoát khỏi cảnh nghèo đói.

    Devilman Crybaby

    Một phiên bản chuyển thể từ loạt phim Devilman của những năm 1970, câu chuyện kể về Akira, một đứa trẻ hay khóc nhè đã bị một linh hồn quỷ dữ ám vào, và kết quả cuộc phiêu lưu của họ là tìm ra vùng đất của lũ quỷ

    Để nói lên hoàn cảnh của mỗi nhân vật trong phim, tác giả đã lồng ghép những màn freestyling, beatboxing và cả phong cách storytelling (kể chuyện) của Hip-Hop để tạo cho bộ phim những khoảnh khắc lắng đọng có thể làm nổi bật cảm xúc của các nhân vật, cũng như vẽ nên bức tranh toàn cảnh về kinh tế xã hội, tinh thần và tài chính mà họ và cộng đồng của họ phải đối mặt.

    Gurren Laggan

    Khi nói về ảnh hưởng của Hip-Hop đối với Anime, khó có thể không nhắc đến một bộ phim đã tạo ra ca khúc Hip-Hop hay nhất trong thể loại này, Gurren Laggan .

    Trong một tương lai hậu tận thế được cai trị bởi một bạo chúa tàn nhẫn và độc ác, nơi nhân loại bị buộc phải sống trong những ngôi làng dưới lòng đất bị tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới. Hai anh em nhân vật chính bắt đầu hành trình trên mặt đất để tìm kiếm sự thật, và giải phóng cho mọi người. Toàn bộ phần nhạc phim là một bản hòa tấu đầy mê hoặc của nhịp điệu Hip-Hop – cùng dàn nhạc cổ điển, cả hai đã bổ sung cho nhau một cách vô cùng tinh tế; âm thanh đi song song cùng sự biến đổi của thế giới và các nhân vật trong đó

    Akira

    Akira là một trong những bộ phim hoạt hình quan trọng nhất từng được tạo ra, bộ phim đã truyền cảm hứng cho không chỉ Anime mà còn rất nhiều chương trình truyền hình, phim ảnh, trò chơi điện tử và thậm chí cả sách. Lấy bối cảnh tương lai ở một thành phố được gọi là Neo-Tokyo, nhân vật chính Akira, đã theo chân Kandea để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ giải thoát chính mình khỏi chính phủ và khôi phục lại ý thức của con người nơi đây

    Mặc dù bộ phim này chẳng hề liên quan gì đến Hip-Hop, nhưng trong vô thức nó đã trở thành nguồn cảm hứng chính cho thể loại này và nền văn hóa này. Chúng ta có thể thấy các rapper như đã Kanye West thực hiện một số cảnh quay giống với một phân cảnh trong Akira, hay các thương hiệu đã mang hình ảnh cách điệu từ bộ phim lên các mẫu áo phông, hay hoodies của Supreme, và các rapper đã nhắc đến bộ phim trong một số bar của họ. 

    Samurai Champloo

    Đỉnh cao, nơi giao thoa cuối cùng của Anime và Hip-Hop; Samurai Champloo. Câu chuyện kể về một kiếm sĩ lang thang tên là Mugen, người sau khi trốn thoát khỏi cuộc hành quyết công khai với sự giúp đỡ của hai kẻ lạ mặt là Jin và Fuu để bắt đầu một cuộc hành trình tìm kiếm một samurai có mùi hoa hướng dương.

    Với các tập liên quan đến các trận battle rap, các cuộc thi breakdancing và cả graffiti, đây là minh chứng tốt nhất cho tác động của văn hóa Hip-Hop vào Anime. Samurai Champloo, một sản phẩm mang đậm âm hưởng Hip-Hop

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây