More

    Gặp gỡ Phương Tâm, ngôi sao nhạc rock’n’roll đầu tiên của Việt Nam

    Là một người chơi dòng pop Mỹ vào những năm 1960 tại Việt Nam, nữ ca sĩ Phương Tâm đã trở thành một nhân vật khá nổi tiếng vào thời điểm bấy giờ; tuy nhiên cô đã quay lưng lại với con đường ca hát sau khi di cư sang Mỹ. 

    Nhưng bây giờ cô ca sĩ năm nào đã 76 tuổi và thứ âm nhạc tuyệt vời từ cô giờ đây lại có thể được nghe thấy sau khi con gái của cô vô tình phát hiện ra nó

    Vào đầu những năm 1960 tại đất Sài Gòn, Nguyễn Thị Tâm, một cô gái xinh đẹp thường xuyên xuất hiện trên sân khấu của các phòng trà và hộp đêm đầy sắc màu của thành phố. Với hình ảnh là một thiếu nữ truyền thống, cô luôn xuất hiện với mái tóc đen mượt cùng chiếc áo dài trắng thanh lịch – biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Nhưng trái ngược với vẻ bề ngoài của mình, thay vì là những bài hát truyền thống, cô lại thích thể hiện những bản nhạc hot rods đầy mạnh mẽ của Mỹ, một cơn sốt âm nhạc một thời.

    Lấy nghệ danh là Phương Tâm, cô chính là một trong những ca sĩ Rock ‘n’ Roll đầu tiên của Việt Nam. Tâm nói: “Hồi đó, mọi người đều hát nhạc Việt, một số thì nhạc Pháp, chứ không ai hát nhạc Mỹ cả”, Tâm chia sẻ

    “I was lucky – I sang every night”, Phương Tâm trên bìa tạp chí Đẹp (Sài Gòn – năm 1965). Ảnh: Phương Tâm cung cấp

    Bị thất lạc trong nhiều thập kỷ, 25 trong số những ca khúc tuyệt vời mà cô đã thu âm – tất cả đến nay đều tràn đầy sức sống; và giờ đây có thể tìm thấy qua “Magical Nights”, một biên soạn mang tính bước ngoặt, thứ đòi hỏi phải có những nỗ lực của những tập thể quốc tế để có thể khôi phục lại khoảng khắc này, thời kỳ sơ khai của nhạc rock Việt Nam. 

    Vâng! Tâm và tôi đã có dịp trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt qua các nền tảng mạng xã hội hiện nay, khi cô ấy đang ở San José, California; còn tôi thì đang ở Sydney, Úc. Chúng tôi nói với nhau về những ký ức từ các sự kiện của hơn nữa thế kỷ trước, tôi đã rất ngạc nhiên bởi sự hồi tưởng đầy sống động của cô ấy. “Đây đều là những kỷ niệm quá giá đối với tôi, tôi đã rất may mắn khi có thể hát mỗi đêm bằng tất cả niềm đam mê”

    Lớn lên ở Hóc Môn giữa Sài Gòn phồn hoa của những năm 1950, Tâm đã có cơ hội được tiếp xúc với âm nhạc phương Tây từ rất sớm. “Khi radio của hàng xóm được bật lên, đó thường là nhạc của Mỹ – và tôi rất thích nó. Vì vậy tôi luôn ngồi bên ngoài để lắng nghe nó, mỗi ngày”

    Năm lên 12, cô bắt đầu học nhạc từ người hàng xóm chơi đàn mandolin, và đây chính người đã gợi ý cho cô về một cái tên nữ tính hơn – từ đó cô mới có nghệ danh là Phương Tâm. Đến năm 1961, ở tuổi 16, cô thi tuyển vào Biệt Đoàn Văn Nghệ, lữ đoàn văn hóa nghệ thuật miền Nam Việt Nam: một chương trình của chính phủ nhằm tuyển mộ các nghệ sĩ tham gia biểu diễn tại quân doanh chiến trường. Còn về phía gia đình, họ muốn cô phải tiếp tục công việc hằng ngày là cắp sách đến trường, tuy nhiên Thanh Tâm đã quyết định – “Tôi yêu ca hát” – và bỏ dỡ việc học trung học

    Vào những năm 1960, sân khấu nhạc sống ở Sài Gòn đang là một trào lưu nở rộ được rót vốn từ phía quân đội Mỹ và các doanh nhân Việt Nam. Với Tâm, ban ngày cô tập dượt và ban đêm thì sẽ biểu diễn cho các khán giả Việt Nam và lẫn nước ngoài. “Tôi hát từ 5 giờ chiều cho đến 1 giờ sáng. Tôi sẽ bắt đầu ở căn cứ sân bay, sau đó 7 giờ tối thì tôi sẽ hát ở một số câu lạc bộ sĩ quan. Rồi một câu lạc bộ khiêu vũ để biểu diễn piano với Nguyễn Văn Xuân. Sau cùng để kết thúc một ngày sẽ là một câu lạc bộ khác vào lúc nửa đêm”. Cô chia sẻ

    Chính ở thời gian này, cô đã gặp được Hà Xuân Du, một y sĩ quân đội đã đem lòng mến mộ giọng hát tuyệt vời của cô ca sĩ trẻ. Sau một thời gian tìm hiểu – hai năm sau họ chính thức kết hôn, bất chấp sự phản đối từ phía gia đình của Du. Không lâu sau, chồng cô với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật trong lực lượng không quân miền Nam Việt Nam – anh được tiếp nhận một nhiệm vụ cách Sài Gòn hàng trăm dặm về phía Bắc ở Đà Nẵng. Không nỡ rời xa chồng, cô đã không ngần ngại bom đạn nơi chiến trường mà đi theo anh. Mặc dù Thanh Tâm có thể kiếm được rất nhiều tiền với tư cách là một ca sĩ tại đất Sài Gòn, nhưng cô vẫn bỏ lại tất cả. Tâm nói: “Chỉ đơn giản là tôi quên mất những thứ như vậy”.

    Đến tháng 4 năm 1975, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến này, cô đã cùng gia đình chạy sang Mỹ, nơi họ được chấp nhận tị nạn.

    Khi đặt chân đến đây, Tâm chưa bao giờ tiết lộ về quá khứ âm nhạc của mình cho bất kỳ ai, kể cả các con của mình. Nhưng chỉ một lần khi lướt qua một cửa hàng nhạc Việt ở quận Cam, cô đã vô tình trông thấy một đĩa CD mà trong đó có một số bản thu âm trước kia của cô; và đây cũng là lần đầu tiên cô nghe được những bản nhạc của mình được phát trên đất Mỹ. Nhưng khi tôi có ý gặng hỏi cô ấy về việc tại sao lại không nói với các con về quá khứ ca hát của mình, thì cô ấy chỉ cười một chút mà chẳng nói gì thêm.

    Phương Tâm biểu diễn tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 1965 cùng ban nhạc Khánh Băng (Sài Gòn, năm 1965. Ảnh: Nguyễn Anh)

    Còn về cô con gái lớn của Tâm là Hannah Hà, cô cũng đã tham gia vào cuộc trò chuyện của hai chúng tôi từ St Louis, Missouri, nơi cô ấy sống và làm việc với tư cách là một bác sĩ. Theo những chia sẻ, Hà luôn biết mẹ mình không phải dân nghiệp dư, với cái cách mà bà thể hiện tại các buổi tiệc karaoke: “Lắc lư và hát với đôi mắt nhắm nghiền, bà ấy đã khiến toàn bộ căn phòng đó trở lại những đêm Sài Gòn trước năm 1975”. Tuy nhiên, cô cũng không hề suy nghĩ nhiều về việc đi hát của mẹ, cho đến cuối năm 2019, khi một nhà sản xuất của bộ phim Mắt Biếc viết mail cho Tâm để bàn về việc muốn sử dụng những sản phẩm âm nhạc từ mẹ cô. Và chính điều này đã khơi gợi sự tò mò của Hà: “Mẹ tôi có thực sự hát rock’n’roll?”. Rồi ngay sau đó không biết như thế nào, cô đã vô tình tìm thấy một con đĩa 7in vinyl đang được đấu giá trên eBay với ba bản nhạc do Y Vân sáng tác và người thể hiện chính là cô ca sĩ Thanh Tâm, mẹ cô: “60 năm cuộc đời”, “Đêm huyền diệu”“20-40”. Đây đều là những bài hát vẫn còn phổ biến cho đến ngày hôm nay trên khắp cộng đồng người Việt hải ngoại, và vẫn còn được ghi lại nhiều lần.

    “Với một mong muốn mãnh liệt là tôi muốn có nó,” cô nói. Sau đó, Hà đã tìm đến sự giúp đỡ của Mark Gergis, nhà sản xuất đứng sau bản tổng hợp Saigon Rock and Soul (2010) đình đám, nhưng việc tạo dựng một bản tổng hợp của ca sĩ Phương Tâm dường như là không thể, vì tất cả những gì họ có chỉ là ba bản nhạc và một số video trên YouTube bị cắt ghép vô tội vạ

    Tuy nhiên, Gergis vẫn có thể thêm vào bộ sưu tập ‘Saigon Rock and Soul’ của mình nhờ vào mối quan hệ rộng khắp trong giới; còn về Hà, cô đã nhắn tin cho một số người trên YouTube và Discogs để rồi đến khi tìm thấy Adam Fargason, một nhà sưu tập người Mỹ sống ở Việt Nam. Hà nói: “Adam đã dắt tôi đi mua sắm ở Sài Gòn theo kiểu những cuộc gọi video. Anh ấy ghé qua một số cửa hàng đồ cũ và tại đây chúng tôi đã tìm ra chúng. Những chiếc đĩa cũ kỹ đầy bụi bẩn. Khi tìm thấy Adam sẽ gọi video để tôi có thể nhìn thấy, và chúng tôi đã phải sẽ xem qua từng cái một”. Cuối cùng, thứ chú tôi có được là tổng cộng 25 bản nhạc của cô ca sĩ Phương Tâm

    Hannah Hà (trái) và cô ca sĩ Phương Tâm một thời (phải)

    Cô (Phương Tâm) chia sẻ: “Khi Hannah gửi nhạc cho tôi, tôi đã khóc khi nghe từng bài hát. Tôi cũng không nhớ rằng mình đã ghi lại nhiều thứ và vô tình lãng quên chúng khỏi cuộc đời mình như vật. Tôi cảm thấy tiếc khi chồng tôi không còn sống để cùng tôi nghe nó”. Cô lại khóc khi nhắc đến người chồng quá cố của mình, người đã qua đời vào năm 2019 – đây chính là người hâm mộ lớn nhất của cô ấy

    Tôi đã hỏi Tâm rằng, cô nghĩ gì về việc con gái của mình cô tìm lại những ký ức đã mất này, những thứ tưởng chừng như đã không còn sau thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam. “Đây có vẻ là một dự án mệt mỏi, nhưng Hannah kiên quyết lắm”, cô nói. “Nó đã mất 18 tháng để phục chế những chiếc đĩa đầy vết xước này, kiểu giống như đang leo ngược một ngọn núi vậy. Nó rất cứng đầu”

    Vâng! Tôi đã cho rằng Hà cũng bướng bỉnh như chính mẹ mình đã từng, như cách cô ấy quyết tâm trở thành ca sĩ – bất chấp sự phản đối từ gia đình. Ba chúng đã cười rất vui: Phụ nữ Việt Nam rất bướng bỉnh, và họ thường sẽ cố tìm cách để hiện thực hóa những điều không thể.


    Các bạn có thể lắng nghe những hồi ức của nữ ca sĩ Phương Tâm khi còn là một thiếu nữ Sài Gòn, người đã góp công lớn trong việc trở thành ca sĩ đầu tiên biểu diễn và thu âm nhạc rock and roll những năm 1960 tại Việt Nam.

    Album tổng hợp “Đêm Huyền Diệu” (Magical Nights), với 25 ca khúc được thể hiện bởi Thanh Tâm tại Sài Gòn trong giai đoạn 1964-1966.
    Dự án được phát hành vào ngày 26 tháng 10 năm 2021, được thực hiện bởi con gái cô (Hannah) và Mark Gergis.

    Bài phỏng vấn được thực hiện bởi Sheila Ngoc Pham
    Lược dịch từ theguardian.com

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây