More

    “Văn Hóa HipHop”, tiếng nói đấu tranh cho quyền dân chủ tại Myanmar

    Trong khi hàng loạt các cuộc đình công và biểu tình chống lại cuộc đảo chính quân sự, các thành phố, ngõ ngách tại Myanmar tiếp tục bị tê liệt hoàn toàn. Thì tại đây, các rapper đang chiến đấu bằng chính âm nhạc để thúc đẩy sự trở lại nhanh chóng của nền dân chủ.

    Hàng chục các ca của các nghệ sĩ hip-hop sống tại “xứ Chùa Vàng” Myanmar, và cả nước ngoài đã được lan truyền lên các nền tảng truyền thông xã hội, các trang web phát trực tuyến, bao gồm Facebook, YouTube và Soundcloud. Chính vì điều này, một việc vô cùng mới lạ đã khiến âm nhạc trở thành một mặt trận mới trong cuộc chiến thông tin đang diễn ra chống lại chính quyền quân sự nơi đây

    Trong sáu tuần kể từ khi phía quân đội lật đổ chính phủ dân cử, do bà Aung San Suu Kyi của đảng “Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân” lãnh đạo, tình trạng thiết quân luật đã được áp dụng ở các quận trên toàn quốc. Ít nhất 149 người đã bị cảnh sát và lực lượng an ninh giết chết, 1.800 người khác bị giam giữ. Tháng 3, năm 2021, tmột trong những thời điểm biểu tình đẫm máu nhất cho đến nay, 74 người đã mất mạng ở Yangon và Mandalay, hai thành phố lớn nhất của Myanmar


    Các ca khúc nhạc rap chỉ trích quân đội bắt đầu xuất hiện trên mạng trong vòng vài ngày sau cuộc đảo chính. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến là “End Game” của Nay Ye Khant, Adjustor, Yung Hugo, GRACEe, D-Vision, Young Yair và EilliE – đã được xem hơn 200.000 lần trên YouTube.

    Con track mô tả cuộc đàn áp độc tài hiện tại của Myanmar – giai đoạn cai trị quân sự thứ ba của đất nước kể từ khi giành được độc lập từ Anh năm 1948 – như một cuộc chiến cho tự do và dân chủ.
    Qua đoạn hook được xướng lên, rapper Nay Ye Khant đã vạch ra những quan điểm trong những tuần và tháng sắp tới:

    “The last battle, the last battle, the final ending
    The people must win, the truth must prevail
    The last battle, the last battle, the final ending
    We shall revolt and end the dictatorship and its roots.”

    (Trận chiến cuối cùng, trận chiến cuối cùng, kết thúc cuối cùng / Nhân dân phải thắng, chân lý phải thắng / Trận chiến cuối cùng, trận chiến cuối cùng, cái kết cuối cùng / Chúng ta sẽ nổi dậy và chấm dứt chế độ độc tài và gốc rễ của nó)


    Phỏng vấn qua qua điện thoại, Khant giải thích những bạo lực của cảnh sát và lực lượng vũ trang, cũng như một số hạn chế mới về quyền tự do hàng ngày, đã buộc anh và bạn bè của mình tạo ra “End Game”.

    “Quân đội bắt đầu đưa ra luật, như chúng tôi không thể ra ngoài từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng, và chúng tôi bắt đầu mất quyền của mình, giống như họ cắt Internet cả ngày”. Anh nói thêm: “Họ đột kích vào các khu dân cư và nhà dân vào ban đêm mà không có lý do gì, bắn vào nhà và bắt giữ những người có liên quan đến các phong trào chống lại họ”

    Nay Ye Khant

    Khant, người có hơn 34.000 người theo dõi trên Facebook, nói thêm: “Hip-hop là vươn lên chống lại áp bức. Đó là cách hip-hop bước đi trên thế giới. Và hiện nay, tại đây cuộc sống chúng tôi đang trở nên tồi tệ hơn từng ngày, vì vậy chúng tôi phải kết thúc điều này càng sớm càng tốt….. theo cách tôi có thể làm.”

    Từ phong trào dân quyền của Hoa Kỳ đến Nam Phi thời kỳ phân biệt chủng tộc, âm nhạc từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chính trị. Ra đời từ bối cảnh tiệc tùng ở New York vào cuối những năm 1970, hip-hop nhanh chóng trở thành một phương tiện mạnh mẽ cho các thông điệp về việc trao quyền và công bằng xã hội. Tuy nhiên, khi Chuck D của Public Enemy nhận xét về thể loại này vào năm 1989, rằng thể loại này là “Black CNN”, một kênh truyền thông dành cho người da đen. Vâng, có lẽ ông ấy đã không hoàn toàn hình dung được nó sẽ lan rộng ra sao, thứ âm nhạc này đã mang lại tiếng nói cho toàn thế giới.

    Trong vài thập kỷ qua, chúng ta ít nhiều đã chứng kiến hip-hop chính là thứ luôn đi đầu trong các cuộc biểu tình tại Xứ Cờ Hoa”Hoa Kỳ”. Họ đã cho ra hàng trăm con track nêu bật sự tàn bạo của cảnh sát, phân biệt chủng tộc, và bất bình đẳng xã hội. Trong một diễn biến khác, các rapper người Anh cũng phản ứng với cuộc khủng hoảng tội phạm của đất nước, và các nghệ sĩ ở Hồng Kông đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với phong trào ủng hộ dân chủ.

    Việc nhanh chóng ra mắt hàng chục bài hát hip-hop chống đảo chính cũng nói lên quyền tự do trong tư tưởng của các nhạc sĩ trẻ tại đây. Myanmar là một quốc gia có lịch sử kiểm duyệt âm nhạc đã từ rất lâu, khi quân đội nắm chính quyền lần đầu tiên vào năm 1962, chính quyền thường xuyên cấm các ca khúc mà họ cho là có tính chất lật đổ. Điều này dẫn đến việc tạo ra một style âm nhạc được gọi là “copy thachin” hoặc “copy song”, trong đó các nghệ sĩ địa phương tại đây phải viết lại lời hay giảm bớt yếu tố nhạy cảm trong ca từ của các bản hit của các nghệ sĩ như Bob Dylan và John Lennon để phù hợp với sự nhạy cảm của quốc gia.

    Khi quá trình dân chủ hóa bắt đầu vào giữa những năm 2000, các hạn chế bắt đầu được nới lỏng, và Myanmar đã phát triển mạnh mẽ các nền nhạc hard rock và heavy metal. Bây giờ, hip-hop là thể loại thống trị của giới trẻ. Năm 2015, Zayar Thaw, người mà nhóm Generation Wave đã giúp nhạc rap tiên phong trong nước, được bầu vào quốc hội với tư cách là thành viên của đảng Liên đoàn Quốc gia Vì Dân chủ.

    Zayar Thaw

    Tiến sĩ Jane M. Ferguson, một giảng viên về lịch sử và nhân chủng học Đông Nam Á tại Đại học Quốc gia Australia tại Canberra, tin rằng sự lan tỏa của nhạc rap chống đảo chính thực hiện một chức năng quan trọng trong phong trào biểu tình của Myanmar. Cô giải thích: “Nó mang đến cho nó một sự sáng tạo thú vị có thể thu hút sự chú ý của người nước ngoài, và nó cũng có thể kích động sự ủng hộ qua nhiều thế hệ”
    Ferguson cũng trích dẫn phong cách thơ truyền thống mang tên “thanjat”, trong lịch sử nó được sử dụng để chế nhạo và châm biếm những người quyền lực, như một tiền thân của các giai điệu hip-hop chống quân phiệt ngày nay. Cô nói: “Bạn đã có sẵn mối quan hệ, hoặc thiên hướng, hoặc kỹ năng để có thể nghĩ ra các câu thơ có nhịp điệu, thứ vốn luôn mang tính chính trị”.

    Ngày 3 tháng 2, hai ngày sau khi đất nước bị quân đội tiếp quản, rapper Louz Xa Lone, 24 tuổi, sinh sống tại thành phố Yangon, đã cho ra mắt một ca khúc có tựa đề “The Voices”. Qua giai điệu và đoạn hook được samples từ bản ballad “Two Lovely Pillows” năm 1971 của Laura Lee, anh cho rằng đây sẽ là một tương lai ảm đạm của Myanmar.

    “What is life like for all of us?
    Can’t even think about it in this country’s situation
    Wrong sayings are still maintained until the next generation”

    (Cuộc sống của tất cả chúng ta là như thế nào? / Thậm chí tôi không thể nghĩ về nó trong hoàn cảnh này / Những tuyên truyền sai lệch vẫn được truyền cho đến thế hệ sau”

    Với ca khúc này, nó đã nhận được 7.000 lượt thích và 2.000 lượt chia sẻ trên Facebook. “Sau cuộc đảo chính quân sự, hầu hết tất cả mọi người, kể cả tôi, đều đánh mất tương lai của mình”. Lone nói qua email: “Thật là chán nản khi phải sống trong cuộc sống tăm tối này hiện giờ”

    Rapper, người có hơn 84.000 người theo dõi trên Facebook và đã làm nhạc được sáu năm, cho biết anh đã viết lời cho “The Voices” vào một buổi tối, trước buổi thu âm tại một phòng thu ở Yangon.
    “Một điều tôi biết là quân đội chính là trở ngại chính cho sự phát triển của đất nước chúng tôi – chúng tôi không muốn họ”” Louz Xa Lone nói.

    Các nghệ sĩ hip hop tại Myanmar cũng đã tham gia cùng với những người khác sống ở ngoài đất nước. Rapper Vanzzzo, 22 tuổi, quốc tịch Myanmar, người đã xin tị nạn ở Mỹ vào năm 2009, đã ra mắt “Rebel (Save Myanmar)” vào đầu tháng này.
    Giống như một số bài hát về cuộc đảo chính, nó đưa ra một cái nhìn không khoan nhượng về cuộc sống dưới sự cai trị của quân đội:

    “Me and my people, yeah, we’re the rebels
    We ain’t gonna live like cattle
    Mark my words, we ain’t never gonna settle
    Till we get our freedom
    We just want peace, not pistols”

    (Tôi và người dân của tôi, vâng, chúng tôi là những kẻ nổi loạn / Chúng tôi sẽ không sống như gia súc / Hãy đánh dấu lời nói này của tôi, chúng tôi sẽ không bao giờ ổchịu thua / Cho đến khi chúng tôi có được tự do của mình / Chúng tôi chỉ muốn hòa bình, không phải những khẩu súng)


    Vanzzzo chia sẻ thêm: “Trong vài ngày đầu tiên, tôi không thể làm gì được vì nó quá sức. Tôi không thể viết. Tôi đã không thể làm bất cứ điều gì, không có cảm hứng, không có gì cả”

    Ngoài âm nhạc, văn hóa hip-hop luôn cung cấp những cách thể hiện khác. Những nghệ sĩ trẻ tại đây xuất hiện rất nhiều trong các cuộc biểu tình, với những bức vẽ graffiti, họ vẽ các bức tranh tường và khẩu hiệu chống đảo chính trên các tòa nhà và con đường trên khắp đất nước.
    Si Thu Aung, đến từ Mandalay, đã vẽ các mảng tường ở một số thị trấn và thành phố trong sáu tuần qua. “Tôi là một nghệ sĩ graffiti” anh ấy nói: “Chúng tôi không có vũ khí, chúng tôi chỉ có nghệ thuật, vì vậy chúng tôi sẽ nổi dậy với nghệ thuật của mình cho đến khi mọi người biết đến tiếng nói của chúng tôi trên toàn thế giới.”

    Si Thu Aung, một nghệ sĩ graffiti đến từ Mandalay, đã vẽ những bức tranh tường phản đối cuộc đảo chính trên khắp đất nước trong sáu tuần qua.

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây