More

    “My Philosophy”, lời tiên tri của KRS-ONE

    Trong lĩnh vực Hip Hop mang ý thức xã hội, thì “My Philosophy” của Boogie Down Productions giống như một bài thánh ca mang tính tiên tri và kích thích tư duy vô cùng lớn. Được phát hành vào năm 1988, bài hát như lời cam kết của nhóm trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và thách thức hiện trạng của xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Với ca từ mạnh mẽ, sản xuất sáng tạo cùng những ảnh hưởng lâu dài, “My Philosophy” đến giờ vẫn có thể tiếp tục gây được tiếng vang như một tác phẩm kinh điển vượt thời gian.

    Về Boogie Down Productions (BDP), đây là một nhóm tiên phong được thành lập ở xứ Bronx, New York vào giữa những năm 1980. Nhóm được dẫn dắt bởi rapper KRS-One (Knowledge Reigns Supreme Over Nearly Everyone / có nghĩa là “Kiến Thức Chính Là Thứ Cần Thiết Đối Với Hầu Hết Mọi Người) và DJ Scott La Rock, với KRS-One là người viết lời chính và Scott La Rock chuyên xử lý phần sản xuất. Ở album đầu tay của BDP, ‘Criminal Minded’ (1987), họ đã có thể tạo ra một tác động đáng kể đến bối cảnh Hip Hop thời bấy giờ với phần âm điệu gay cấn, ca từ có ý thức cùng phong cách đối đầu. Thật không may, bi kịch lại ập đến với nhóm khi DJ Scott La Rock bị sát hại sau khi phát hành album đầu tay này. Bất chấp mất mát này, KRS-One vẫn tiếp tục cầm đuốc và di sản của BDP đến giờ vẫn còn nguyên vẹn.

    Về riêng “My Philosophy”, đây là một trong những sản phẩm giữ một vị trí đặc biệt trong danh sách đĩa hát của Boogie Down Productions với tư cách là đĩa đơn chủ đạo trong album thứ hai của họ, ‘By All Means Necessary’ (1988). Track thể hiện tài năng của KRS-One với tư cách là nhà sản xuất, khi anh ấy tự mình đảm nhận vai trò này, tạo ra âm thanh đặc biệt đi kèm với đó chính là phần lyrics đầy kích thích của anh; “My Philosophy” thực sự là một lyrical tour khi chạm đến rất nhiều chủ đề một cách sắc bén độ chính xác. Sâu hơn tý nữa, sự thành công của ca khúc còn phải nhắc đến sample “Sister Sanctified” từ nghệ sĩ Stanley Turrentine, bổ sung thêm một lớp cảm xúc cho âm thanh tổng thể của bản nhạc.

    Phần lời của “My Philosophy” đóng vai trò như một công cụ phê phán gay gắt việc thương mại hóa làm lai tạp Hip Hop, thứ vốn liên quan đến thời kỳ hoàng kim của Hip Hop. KRS-One đã khéo léo loại bỏ khái niệm thành công từ việc bán đĩa, và thay vào đó là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trung thực với tính toàn vẹn nghệ thuật của một người. Anh ấy tuyên bố:

    “When I hear wack rhymes I get fed up
    Rap is like a set-up, a lot of games
    A lot of suckers with colorful names
    I’m so-and-so, I’m this, I’m that
    Huh, but they all just wick-wick-wack.

    (Phát ngán với mấy cái vần điệu nhãm nhí
    Rap chỉ một kiểu, nhạt nhẽo, game này thì nhiều đó
    Nhưng mà là nhiều thằng đần nhạc như cứt mà màu mè
    Kiểu tao thế này, tao là thế nọ thế kia
    Ờ, nhưng có ra giống ôn gì đâu.)

    Tại đây, KRS-One bày tỏ sự thất vọng của mình với cách tiếp cận nông cạn và hời hợt của ngành, nơi những mánh lới quảng cáo đã làm lu mờ tài năng và sự thật, phơi bày cái tôi đang bị thổi phồng, sự thiếu kỹ năng của một số nghệ sĩ trong khi nhấn mạnh nhu cầu về tính xác thực và khả năng thực sự

    Track còn đi sâu hơn vào cái được gọi là quyền lực trong ngành, với việc KRS-One định vị mình là một nhà giáo dục, truyền đạt kiến ​​​​thức và thách thức quyền lực của người khác. Anh cũng đề cập đến tác động của việc lạm dụng các khuôn mẫu trong Hip Hop:

    “Some MCs be talkin’ and talkin’, tryin’ to show how black people are walkin’
    But I don’t walk this way to portray, or reinforce stereotypes of today.”

    (Có một số thằng MC cứ nói và nói, cố cho người khác thấy được người da đen như thế nào.
    Nhưng tao không đi theo cách này, cái kiểu khóc lóc đầy khuôn mẫu của ngày nay.)

    Những line này thể hiện cam kết vững chắc của anh ấy đối với tính xác thực và từ chối tuân thủ các kỳ vọng trong ngành, tạo ra sự khác biệt như một lời nhắc nhở rằng nghệ thuật đích thực vượt xa lợi ích tiền tệ và đòi hỏi mức độ hiểu biết và trách nhiệm sâu sắc hơn.

    Đến nay, “My Philosophy” vẫn là một minh chứng cho vai trò của Boogie Down Productions với tư cách là những người tiên phong của Hip Hop có ý thức xã hội. Ca từ gay gắt của bài hát, kết hợp với phong cách sản xuất sáng tạo, đã để lại dấu ấn khó phai trong thể loại này. Ảnh hưởng của nó có thể được nhìn thấy trong các thế hệ nghệ sĩ Hip Hop tiền nhiệm, những người đã lấy cảm hứng từ tinh thần của BDP đối với xã hội và chiều sâu trong lyrical. Ngoài tác động tức thì, “My Philosophy” tiếp tục gây được tiếng vang như một bản nhạc tiên tri. Sự chỉ trích của KRS-One đối với ngành công nghiệp và sự kiên quyết của anh ấy trong việc duy trì tính vẹn toàn của nghệ thuật đã báo trước những cuộc đấu tranh mà nhiều nghệ sĩ Hip Hop phải đối mặt trong những thập kỷ sau đó. Ngay từ năm 1988, KRS-One đã nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn của sự nổi tiếng và thành công thương mại, cảnh báo chống lại việc khai thác và làm suy yếu loại hình nghệ thuật này.

    Ca khúc như một bản trường ca vượt thời gian cho tư duy phản biện và thể hiện văn hóa trong Hip Hop. Thông điệp mạnh mẽ của nó khuyến khích người nghe đặt câu hỏi về động cơ của ngành, thách thức các chuẩn mực xã hội và phấn đấu cho sự toàn vẹn của nghệ thuật. Trong thời đại mà Hip Hop chính thống thường nhấn mạnh chủ nghĩa vật chất và sự hời hợt. Bản chất tiên tri của nó, đề cập đến việc thương mại hóa và “hàng hóa hóa” thể loại này, vẫn phù hợp trong bối cảnh không ngừng phát triển của Hip Hop hiện nay. Khi xem lại bài quốc ca mang tính biểu tượng này, chúng tôi tôn vinh di sản của Boogie Down Productions và ghi nhận tác động lâu dài của “My Philosophy” như một minh chứng cho sức mạnh của Hip Hop.

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây