More

    Ngắm nhìn Frank Ocean .P1

    Một trong những rapper kiêm ca sĩ đang được đón nhận nhất hiện nay

    Cảm giác có phần hoài cổ này đã được lấp đầy bởi nhịp trống dồn dập, các emcee có mặt trong video này, họ cứ như lũ trẻ đang ngồi quanh đống lửa trại, lắng nghe, chờ đợi để đến lượt của mình sau vòng lặp của con beat để sẳn sàng cypher. Với thứ âm thanh, giai điệu đầy bụi bặm của thập niên 90 – thứ thường chỉ được tìm thấy ở các khu vực tàu điện ngầm tại New York, những góc phố ở Brooklyn, hay những buổi chè chén tại gia ở Harlem; “Oldie”, một sản phẩm trong dự án “The OF Tape Vol. 2” ra mắt năm 2012 của Odd Future, tổ chức này thật sự đã đưa người nghe trở về với Hip Hop của thập niên 90 (mặc dù họ chưa bao giờ được coi là con đẻ của “trường phái cũ” (olds chool), mà đây họ thiên về hipster hơn là hardcore)

    Với tất cả các thành viên, từ Tyler cho đến Taco, phần âm thanh chỉ có vỏn vẹn vài giây để thở giữa các rapper trước khi họ tiếp tục phần của mình. Earl thì được ưu ái nhất khi được dành nhiều chỗ nhất để có thể lấp đầy chiếc bụng “đầy vần” của mình. Tất cả đều rất tuyệt vời, nhưng khi video này vừa kết thúc, người đã để lại ấn tượng nhất có lẽ chính là chú chim sơn ca đầy triển vọng của nhóm. Frank Ocean

    Ở verse của Frank, nó chứa đầy những khoảnh khắc vô cùng đáng nhớ của anh. Từ việc lái những chiếc siêu xe cùng bạn bè đến hồi tưởng về công việc trên bếp nướng nóng hổi ở Fatburger (chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh). Anh ấy đã bắt đầu tất cả với một đề cập liên quan đến video game Galaga, và rồi kết thúc phần của mình một cách khá đặc biệt – thứ đủ gây nghiện để trở thành một câu hook

    Với khoảng không bé tý chưa đầy một phút ấy, nhưng Frank Ocean đã có thể vẽ nên bức tranh Picasso đầy chi tiết, dù chỉ là trên một mảnh vải nhỏ, thứ đủ để anh nhét nó vào trong ví. Cứ như là có ma thuật bên trong câu hát của anh vậy, vần điệu được Frank viết nên – nó có thể mê hoặc người nghe, lyrics được truyền tải một cách mượt mà, và một trong những yếu tố đã giúp Frank thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng chính là ở phần ‘giọng hát’ mang hơi hướng như R&B

    “Oldie”, đây không phải là lần đầu tiên anh ấy hát rap cùng những thành viên của OF; như trong album phòng thu đầu tay của Tyler, ‘Goblin’, Frank đã xuất hiện trong “Windows”, một ca khúc dài 8 phút cũng với phong cách tương tự – storytelling chi tiết, lyricism sâu sắc cùng delivery kiểu như đang đứng bên ‘cửa sổ’ để nghe lén một cuộc chuyện trò bí mật vậy. Theo nghĩa văn học, nhiều chuyên gia đánh giá verse của Frank là văn xuôi theo kiểu “purple prose” (một thuật ngữ văn học), với lyricism hoa mỹ cùng nội dung đầy màu sắc.

    Việc các nghệ sĩ R&B bước chân vào lĩnh vực rap cũng không phải là điều gì mới mẻ, như Chris Brown, Trey Songz, và thậm chí là cả Ne-Yo, họ đã bước sang lĩnh vực này với nhiều mức độ thành công khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ‘văn võ song toàn’ khi đặt chân ra ngoài môi trường sống tự nhiên của mình.
    Nhưng ở Frank, phong cách rap của anh ta kiểu như nó được cắt ra từ một tấm vải tương tự như cách hát của anh ấy vậy, nó kiểu như, cách tiếp cận giống nhau nhưng lại thông qua một phương tiện khác nhau – vậy đấy

    Ở phần hát, có thể nói đây chính là một trong yếu tố đã làm nên tên tuổi của Ocean, nên chắc đây sẽ là một danh sách dài vô tận; tuy nhiên, ngay tại đây đột nhiên tôi lại nghĩ đến “Astro”, bài nhạc trong album ‘Numbers’ của bộ đôi MellowHype – một trong những ca khúc đã giúp anh nhận được nhiều sự chú ý từ người hâm mộ. Với đoạn hook được trình bày bởi Frank Ocean, nơi anh ta sẽ luyên thuyên về bộ lễ phục màu vàng mà mình sẽ mặc trong lễ trao giải Grammy
    Trong “Astro”, cách tiếp cận với các giai điệu của anh ấy cho ta thấy khả năng có thể làm mờ đi ranh giới giữa rap và hát, một phong cách sẽ được khám phá thêm trong các sản phẩm khác trong tương lai của Frank

    Tiếp theo sau sẽ là khả năng rap, ví dụ được mang ra ở đây sẽ là “Sunday”, một ca khúc từ album ‘Doris’ của Earl; ở đây Frank đã có thể chứng minh khả năng ngôn từ của mình, anh đã có thể dễ dàng chuyển đổi từ một giọng hát tông cao, mượt mà sang dòng rap mạnh mẽ có phần lạc nhịp. Với phong thái chậm rãi, những câu chuyện tự sự cá nhân, nơi mỗi bar được nối lại với nhau như những mãnh ghép lyrical đầy sắc màu. Một lần nữa, trước sự chứng kiến ​​của một trong những lyricist nổi bật nhất của Odd Future, về mảng rap Frank cũng có thể là ‘một chín một mười’ với Sweatshirt chứ không hề bị lu mờ. 

    Quay trở về với năm 2012, khoảng thời gian Frank Ocean vừa cho ra mắt “Blue Whale”, một ca khúc đã khiến nhiều người tin rằng Frank sắp tới sẽ có hẳn một album nhạc rap thực sự, và tôi cũng thầm hy vọng điều này sẽ đưa Frank trở thành một lyricist – hơn là một songwriter. 

    Mãi đến 2016, chúng ta mới có được thứ mình cần, “Endless”, là một sản phẩm với vài khoảnh khắc hiếm hoi mà chú chim sơn ca này đã dành tặng cho những người đang mong đợi ở mình. Như “Mine”“UNITY”, một trong số những bài rap xuất hiện trong dự án này của Frank, thứ được anh ta truyền tải thông qua cách flow từ tốn nhưng lại vô cùng lạ tai
    ‘Endless’, nó dường như là một sản phẩm được chế tác từ niềm đam mê. Một chỗ để anh có thể thử nghiệm, sử dụng các yếu tố nghệ thuật mà người hâm mộ chưa từng quen thuộc. 

    Cùng trong năm đó (2016), “Blonde”, album tiếp theo của anh cũng được trình làng, một dự án tập trung nhiều hơn vào tài năng của anh với tư cách là một ca sĩ; tuy nhiên, Frank vẫn tìm thấy được một vài chỗ trống để có thể khai thác một khía cạnh khác trong anh, là một rapper tài năng
    Như ở bản nhạc mở đầu, “Nikes”, với giọng ca đầy nội lực của mình, anh ấy đã có thể chuyển đổi từ hát sang rap, từ rap sang hát một cách vô cùng mạch lạc. Rõ ràng mọi thứ cứ như kiểu là Frank không hề nhận ra là chúng hoàn toàn khác nhau, anh cứ thế mà thể hiện, cứ thể mà sử dụng bất cứ lúc nào.

    Tiếp theo sau đó là “Nights”, một bài hát mà chẳng ai có thể đoán trước được; chúng ta chẳng biết nốt tiếp theo sẽ được hát ra sao hoặc bar tiếp theo sẽ được thể hiện như thế nào. Rồi lần lượt, lần lượt tiếp đến là “Futura Free”, ca khúc cuối cùng trong album, là một bản nhạc hơi khác so với cái với chất giọng tự nhiên thường thấy của anh ta; tôi đã mất một lúc để làm quen với nó, nhưng rất nhanh cuối cùng mọi thứ vẫn đâu vào đấy; verse rap dài dòng, cùng một vẻ gì đó hơi hoang mang – một sự khác biệt khá lớn khi ta so nó với những sản phẩm hoàn hảo đầy tinh tế mà Frank thường thực hiện trước đây.

    Sự trung thực trong giai điệu của Frank Ocean có lẽ là điều mà ai cũng sẽ một lần quay lại với “Blonde”, một sản phẩm âm nhạc tinh khiết theo đúng nghĩa đen, và “Futura Free” là cực kỳ tinh khiết.

    Còn tiếp

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây