More

    Sự phổ biến của nhạc Rap tại khu vực Đông Nam Á, mối đe dọa cho các nhà chức trách

    Vâng, ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng có thể làm nảy sinh thứ nghệ thuật mang tư tưởng phản chính trị. Nhưng với thứ âm nhạc này, Rap/HipHop nó có nhiều lợi thế hơn cả. Không giống như Rock hay Pop, Rap là một phương tiện lý tưởng vì nó nhấn mạnh vào lyrical content, và thường chứa lượng ca từ gấp nhiều lần so với hầu hết các thể loại âm nhạc phổ biến khác. Và trên hết rap underground phát triển từ internet, một nơi mà khiến cho hầu hết các nhà kiểm duyệt đâu đầu, nhà chức trách phải sợ hãi. Đó là nhạc Rap, tấm gương phản chiếu xã hội.

    Tại Thái Lan, ca khúc nhạc rap “Prathet Ku Mee” hay còn được biết với tên tiếng Anh là “What My Country’s Got”, đây đã trở thành bản quốc ca của mọi cuộc biểu tình lớn nhỏ tại quốc gia ‘Chùa Vàng’ kể từ khi nhóm nhạc Rap Against Dictatorship cho ra mắt vào cuối năm 2018.

    Với điều này, người đồng sáng nên tổ chức “Rap Against Dictatorship”. Nhà hoạt động nhân quyền, kiêm rapper, Dechathorn Bamrungmuang, 30 tuổi, đã bị bắt giữ vào tháng 8 năm ngoái và phải đối mặt với mức án 7 năm tù vì tội gây rối. Tuy nhiên, một số người cho rằng sự chú ý từ các cơ quan chức năng chỉ làm nổi bật sức mạnh của nhạc rap trong việc tạo ra tiếng nói cho những bức xúc của công chúng – không chỉ ở Thái Lan mà trên toàn Đông Nam Á.

    Nhưng sau vài tuần bị giam giữ, Dechathorn đã được trả tự do do sức ép từ người biểu tình. Dechathorn Bamrungmuang đã chia sẻ với Nikkei Asian Review sau khi được tại ngoại:

    “Tôi rất vui vì những bài nhạc của mình có thể chạm đến cảm xúc của họ, và cuối cùng nó cũng tạo ra cảm giác tương tự giữa các nhóm người – cảm giác về sự bất công trong xã hội Thái Lan”

    Sau những biến động trên, Paul Chambers, một nhà phân tích chính trị tại Trung tâm Nghiên cứu Cộng đồng ASEAN tại Đại học Naresuan Thái Lan chia sẻ:

    “Các rapper mang tư tưởng chính trị, hoạt động trực tuyến là một biến số mới chưa từng có trong nền chính trị Thái Lan, điều mà trước đây trong lịch sử đương đại của Thái Lan chưa hề có tiền lệ”

    Về phía những người ngoài cuộc theo dõi cuộc nội chiến tại Thái Lan. Putri Soeharto, một nữ rapper người Indonesia, người được biết đến với nghệ danh Ramengvrl, cho biết:

    “Điều này cho thấy nhạc rap, một loại hình nghệ thuật có sức lay động mạnh mẽ như thế nào đối với mọi người; nó mạnh mẽ đến mức phải khiến các nhà chức trách cảm thấy bị đe dọa bởi nó”.

    Và gần đây nhất, một video âm nhạc của của tổ chức Rap Against Dictatorship, “ปฏิรูป”, hay “Patiroop (cải cách) đã được ra mắt vào tháng 11 năm 2020, cùng những shoot hình được quay trong các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Bangkok đòi cải cách hoàng gia.

    Tuy nhiên vào ngày 4 tháng 1, video của họ lại bị cấm từ YouTube Thái Lan. Rap Against Dictatorship đã tỏ ra phẩn nộ pha một chút buồn cười với dòng trạng thái chia sẻ trên facebook 

    “Chúc mừng năm mới mọi người. Đây là món quà năm mới từ chính phủ của chúng tôi”

    Không chỉ riêng tại Thái Lan. Ở quốc gia láng giềng, Philippines, một tập thể rapper mang tên Sandata đã dành hẳn hơn hai năm để phỏng vấn những người bị ảnh hưởng bởi chính sách từ cuộc chiến chống ma túy chết người dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte để cho ra đời một loạt các bài hát với album “Kolateral”, ra mắt năm 2019

    Tại một quốc gia gần đó là Malaysia, Wee Meng Chee, hay còn được biết đến với rap name Namewee. Anh đã bị cảnh sát truy quét nhiều lần vì một ca khúc mang tên “Negarakuku”.

    Namewee

    Đây như một bản nhại lại bài quốc ca của Malaysia, “Negaraku”. Theo như Namewee, ca khúc này anh dành tặng cho tất cả người dân Malaysia, đặc biệt là Chính phủ. Nội dung bài nhạc bao gồm các yếu tố từ cuộc sống hàng ngày ở Malaysia theo quan điểm của Wee, bao gồm việc cảnh sát tham nhũng, dịch vụ công kém hiệu quả và các chính sách đầy thiên vị cho người đạo Hồi bởi chính phủ.

    Tiếp đến là sát nách Việt Nam. Rapper người Campuchia, Chhun Dymey, người được biết đến với cái tên Dymey-Cambo, đã buộc phải xóa một số ca khúc khỏi các nền tảng mạng xã hội sau khi con track “This Society” của anh ấy được lan truyền vào đầu năm 2019, khiến chính phủ chuyên quyền của đất nước ‘Chùa Tháp’ phẫn nộ. Sau sự cố trên anh đã nói với tờ Phnom Penh Post, một tờ báo địa phương:

    “Tôi sẽ ngừng sáng tác những ca khúc như vậy và chuyển sang viết những ca khúc tình cảm khuyến khích thế hệ trẻ yêu thương và đoàn kết với nhau”

    Demey Cambo

    Nhưng đến năm ngoái (2020), Dymey đã chia sẻ với tờ báo độc lập Nikkei Asian Review:

    “Cuộc sống của một nghệ sĩ rất khó khăn vì trong mắt các nhà chức trách, chúng tôi, dân đen không thể làm bất cứ điều gì đúng đắn. Chính trị rất phức tạp và rất khó hiểu. Nó giống như một trò chơi dành cho các chính trị gia. Thông điệp mà tôi muốn gửi đến người hâm mộ của mình là khiến họ yêu nhau và theo đuổi tư tưởng của bản thân. Đặc biệt, tôi muốn họ yêu đất nước và văn hóa của mình”.


    Nói đến đây, tôi không biết rằng cuộc biểu tình của Thái Lan sẽ kết thúc như thế nào. Các nhà phân tích thì tỏ ra bi quan, trong khi các nhà chức trách lại đẩy mạnh cuộc trấn áp của họ. Nhưng với Chambers của trường đại học Naresuan, ông nhấn mạnh:

    “Phản ứng như vậy của chính phủ sẽ không thể chấm dứt điều này, mà thay vào đó nó sẽ khiến họ trở nên cấp tiến hơn trong âm nhạc của mình.”

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây