More

    “Roc La Familia” – Pháo dàn nhà Roc

    Cá nhân tôi thường không thích bìa album được edit họa tiết lằng ngoằng trắng đen đủ thứ hiệu ứng như Bollywood này lắm (dù trong ảnh là Jay-Z đang làm dấu tay Roc Diamond biểu tượng). Hi vọng mọi người không lướt qua bài viết và album này chỉ vì quả hình không được bắt mắt (như tôi từng làm).

    Nhắc đến các hình ảnh biểu tượng của Jay-Z, nhớ ngay đến bộ stroller suit được fit chuẩn đến từng cm kèm chiếc long coat, đôi giày mũi nhọn mới cóng, bóng lóa phủ lên người Hova trong “American Gangster”, “Vol. 2”, điếu cigar quen thuộc mà một gã tài phiệt, bố già mafia sẽ rít để tận hưởng chiến thắng trong “Blueprint”“Reasonable Doubt”. Ở thế giới của Jay-Z, lão chính là Tony Montana – “hoàng đế cocaine” buôn thuốc quá đỗi thông minh, nhanh nhạy, máu lạnh, luôn bước trước đối thủ hai bước, và hầu như không bộc lộ một điểm yếu nào.

    Jay-Z luôn luôn rap theo một cách tự tin đến nỗi hống hách như thể lão đã sống được một cuộc đời trước chúng ta, và đang quay lại để dạy chúng ta về bài học cuộc sống vậy. (Vì thế người hâm mộ của Jay-Z vô cùng bất ngờ về album “4:44” ra mắt năm 2017, khi sau 12 albums, Jay-Z – trùm-cuối-bất-bại cuối cùng cũng chịu mở lòng để nói về những thứ “người thường” hơn, như là hối hận vì đã ngoại tình với Beyonce, bố, con gái,… nhưng đó là một câu chuyện khác).

    Đây là một hidden gem – viên ngọc quý mà ít người ít biết đến trong discography của Jay-Z, do việc được ra mắt chỉ 1 tháng sau hit lớn của Hov – “Big Pimpin”. Tôi không khuyến khích mọi người muốn nghe Hov bắt đầu từ album này, nhưng dành cho các fan yêu thích Jay-Z, thì “Dynasty Roc La Familia” là 1 tác phẩm vô cùng ấn tượng và mang nhiều bất ngờ.

    Quay lại album “Dynasty Roc La Familia“. Khác xa với hình ảnh một “bố già” lọc lõi, nham hiểm, dày dạn kinh nghiệm được giấu đằng sau bộ suit 15000 nghìn đô mà fan hằng hâm mộ, người nghe sẽ được chứng kiến một mặt khác của Jay-Z: một gã giang hồ đường phố đầu mang bandana, quần thụng và sẵn sàng “xiên” bất kì kẻ nào dám cản đường. Trong các album khác, ví dụ “Reasonable Doubt”, Jay-Z cũng sử dụng lối mafioso rap, nhưng xen lẫn vào là những bài học về cuộc sống, kinh doanh, wordplay thông minh, trong khi Roc La Familia có vẻ như, đa phần chỉ là Jay-Z cùng các homie của lão… hù mấy gangster khác và rap về việc băng nhóm của mình ghê gớm cỡ nào (có thể đó là lý do album này bị underrated). Nhưng đừng vội đánh giá album này chỉ qua nội dung (vì sẽ có plot twist) và quả bìa album kia!

    Đây là album mà Jay-Z có ý thực hiện cùng các nghệ sĩ của Roc-A-Fella: Memphis Bleek, Beanie Sigel, Freeway, Amil.

    Bất ngờ đầu tiên đến từ dàn nghệ sĩ của Roc. Dù ai cũng nghĩ tên tuổi những nghệ sĩ của Roc quá nhỏ so với Jay-Z và chỉ “thêm vào cho có”, nhưng “Roc La Familia” lại là một chương trình biểu diễn thực thụ cho các nghệ sĩ của Roc chứ không chỉ Jay-Z độc diễn. Tôi ấn tượng nhất với Memphis Bleek-trẻ tuổi và sung sức, với bài hát solo “Hola”, cùng Beanie Sigel – người mà sau khi tôi check lyrics xong thì nghe không khác gì một nhà thơ đường phố. Dàn nghệ sĩ Roc có vai trò như những chiếc pháo dàn nổ liên hoàn vào tai người nghe, giữ cho thính giả không bị nhàm chán, và để tập trung vào Jay-Z.

    Dàn guest rappers ấn tượng bao gồm Snoop Dogg, một trong những rapper gạo cội của Southside Scarface, và vua r&b R.Kelly (trước vụ ấu dâm). Bất ngờ thứ 3 đến từ dàn producer. Những con beat nghe sau 20 năm vẫn còn tươi được làm từ những producer mà sau này sẽ cùng Jay làm nên Blueprint: Just Blaze, Bink!, Neptunes và đặc biệt nhất, producer trẻ vô danh mang tên KANYE WEST. Đây là lần đầu tiên Kanye gặp và làm việc với Hov, và cũng chính Hov là người đã đưa Ye lên mainstream bằng bản hợp đồng với Roc cùng album “College Dropout!”

    Jay-Z cùng Kanye West

    Bất ngờ cuối cùng là đến từ nội dung album. Dù nghe qua một vài lần đầu, Dynasty có vẻ như một ván cờ sinh tồn trong khu nhà tập thể Marcy, với tiếng súng, cùng những bars hăm dọa đối thủ, nhưng sâu trong đó, album gửi gắm cho người nghe những đau thương, mất mát của một chiến sĩ đường phố. “Soon You’ll Understand” là câu chuyện những cảm xúc của Jay-Z khi đối mặt với nước mắt của một cô bé, và “This Can’t Be Life” (sản xuất bởi Kanye) là thực tại tàn nhẫn mà những con người sống ở khu ổ chuột Marcy phải đối mặt. Scarface đã rap ver của ông ấy sau khi nghe tin đứa con của bạn mình bị giết.

    Dù cả albums tràn đầy những bars bạo lực, nhưng album lại kết thúc với một cú twist mang tên “Where Have You Been?” – như một cơn hangover quay trở lại những nỗi đau, mất mát, ở đây là Jay-Z rap về người cha đã bỏ nhà ra đi khi Jay chỉ mới 12 tuổi – với sự căm phẫn (“Ông đã cho tôi nỗi đau tồi tệ nhất, nhưng tin tôi đi, tôi đã mạnh mẽ hơn và sẽ không bao giờ đau khỗ nữa’) . Beanie Sigel lại tiếp tục tỏa sáng, khi rap tròn vai một gã suy sụp dưới đáy xã hội, chứng minh cho người hâm mộ rằng anh không chỉ giỏi rap gang mà còn là một nghệ sĩ đa chiều.

    Nhạc của Jay-Z rất hiếm. Tôi đã thử kiếm album này, không có trên Spotify, Youtube, Soundcloud,… trừ Apple và Tidal. Jay Z từng rap trong “Story of O.J”: “Tao cho bọn mày bài học kiếm cả triệu đô chỉ với 9.99$”, ý nói là mua Tidal đi để nghe nhạc của lão mà khai sáng. Tôi rất may mắn có dịp nghe được cả discography của Hov ( trừ 2 collaboration albums với R.Kelly) qua cd, nhưng sẽ cố gắng kiếm nguồn cho anh em nghe. Peace.

    Touya

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây