More

    Ý thức chống hệ thống cầm quyền trong HipHop: trước và sau thời N.W.A

    Bài viết được viết năm 2015 nên các trạng từ thời gian (mới đây, gần đây, …) không đại diện thời điểm hiện tại (2021)

    Ngay từ xuất phát điểm, MC được định thể như là người khiến đám đông trở nên náo nhiệt bằng giọng nói và ngôn từ của mình; thì ngày nay, Hip Hop đã phái sinh thêm các biến thể khác nhau khi tiếp cận đến những khu vực khác nhau trên thế giới.

    Một số người cho rằng việc chối bỏ lịch sử của thể loại này thực tế là phù hợp với thị trường ngày nay. Với những người cố phủ nhận lịch sử hoặc cố thủ với quan điểm: Hiện tại là một hệ sinh thái hoàn toàn khác, nơi mà thứ Hip Hop nguyên bản đã trở nên lỗi thời, vì vậy tôi luôn muốn đặt cho họ một câu hỏi đó là: TẠI SAO LẠI NHƯ VẬY? Tại thời điểm mới ra mắt, nhiều thống kê cho thấy album Compton (2015) của Dr Dre đã vô cùng ăn nên làm ra với lượng sale tuần đầu dự kiến là khoảng 300.000 bản, chưa kể những lời ca ngợi có cánh từ giới phê bình.

    Sau thời N.W.A

    Trước những thành công mà “Compton” đạt được so với các đối thủ tại thời điểm đó, những cá nhân cho rằng phong cách Hip Hop cũ kĩ như vậy đã chết hay đại loại thế hẳn sẽ phải sứt đầu mẻ trán để bảo vệ quan điểm của mình. Vào những năm 1980 – 1990, người hâm mộ Hip Hop – họ có thể nhún nhảy theo những bài nhạc tiệc tùng vô nghĩa như “Whoop There It Is”, nhưng đồng thời, họ cũng tìm cho mình thứ âm nhạc để tuyên ngôn cho nỗi bất bình và sự thất vọng của họ trước những tệ nạn xã hội. Đó là một sự cân bằng hài hòa.

    Hay như mới đây, Oprah Winfrey đã tweet cho Ava DuVernay – đạo diễn phim Selma như sau: “Tôi vừa xem xong #StraightOuttaCompton! Thứ dữ á! Bà đã xem chưa?” Có vẻ như người dẫn talk show huyền thoại đã có một buổi “rap education” về cách mà mọi thứ bắt đầu. Một điều khá mỉa mai đó là bà đã chứng kiến giai đoạn lịch sử lụn bại của thể chế trong suốt những năm cuối thập niên 80 đầu 90, bà sẵn có cơ hội để phỏng vấn N.W.A và được ‘khai sáng’ về “rap education”, nhưng với sự điều hướng dư luận của tất cả phương tiện truyền thông thời điểm đó, ngoại trừ chương trình Arsenio Hall, có lẽ bà đã nghĩ rằng N.W.A chỉ là một nhóm nhạc mang tư tưởng quá bạo lực hoặc đả khinh phái nữ, và đó cũng là tất cả những phê bình mà nhóm phải nhận trong các cuộc tranh luận trực diện.

    (N.W.A trên Arsenio Hall)

    Nước Mỹ đã một phen chao đảo khi N.W.A cho ra mắt “Fuck the police”. Nhưng người hâm mộ Hip Hop đương đại, hãy thử tưởng tượng được nghe một bản rap gai góc như thế ngay sau khi ngốn những thứ xáo mòn tầm thường mà xem? N.W.A thực sự đã đi trước thời đại khi xét trên bình diện ấy. Vậy câu hỏi là, tính công kích dữ dội đặc trưng của phong cách này liệu có thực sự khiến cho nó trở nên vô giá trị như các fans đương đại nhận định không? Hay nói cách khác, liệu có một nỗi e sợ nào đó trước sự phát triển mạnh mẽ của hình thái nghệ thuật này, rằng trong nay mai nó sẽ thay thế dòng trap đang dẫn đầu xu hướng?

    “Chúng ta đang sống ở năm 2015, khi mà ai nghe cũng như ai”. Những người không rõ lịch sử và tầm ảnh hưởng của Snoop Dogg sẽ không thể nào hiểu được khi anh ta đưa ra những nhận định này. Khi mới ra mắt, Snoop đã thu hút sự chú ý của khán giả yêu nhạc bằng phong cách rap và lối sản xuất mang đậm chất Funk. Âm nhạc bờ Đông và miền Nam đều mang những phong vị riêng đại diện cho khu vực.

    Rất nhiều người đề cập đến sự đối chọi hai bờ Đông-Tây suốt giai đoạn giữa những năm 90 nhưng lại quên mất một điều, đó là trong cuộc ‘hỗn chiến’ ấy, không thể bỏ qua những ca từ đả kích thể chế được lồng vào tất cả mọi bản gangsta rap đến từ những cá nhân nổi bật như Tupac Shakur với những con track như “White Man’s World”, “Hold Ya Head” hay “Blasphemy”. Khi Ice Cube rời NWA, có ý kiến cho rằng anh thậm chí còn được truyền cảm hứng về mặt chính trị mạnh mẽ hơn để viết nhạc và mang đến cho chúng ta những album, những bản nhạc kinh điển như “Today Was A Good Day”.

    Trước thời N.W.A

    Đầu những năm 90. chúng ta có băng Public Enemy tụ hội những cái tên thượng thặng như Chuck D, Flavor Flav; Professor Griff cùng với tổ đội S1W của ông, DJ Lord (DJ đã thay thế Terminator X vào năm 1999) và Giám đốc âm nhạc Khari Wynn. Tuy nhiên, họ đã quen biết nhau từ lâu trước khi lập thành một đội tại Long Island, New York vào năm 1982. Đó cũng là năm bản thu Hip Hop vĩ đại nhất từ trước tới nay ra đời – “The Message” của Grandmaster Flash & The Furious Five – một bản cáo trạng vạch trần sự thật cuộc sống New York khác biệt hoàn toàn với những gì truyền thông đại chúng thêu dệt.

    Public Enemy cũng có một “The Message” của họ, nhưng dữ dội hơn nhiều. Nhóm đã cho ra đời những bài nhạc không ngần ngại thách thức cả một bộ máy xã hội như “Fight The Power”.

    Chuck D đã khiêu khích những tượng đài đáng kính của nước Mỹ bằng những lời lẽ sắc nhọn:

    “Elvis was a hero to most
    But he never meant s*** to me you see
    Straight up racist that sucker was
    Simple and plain
    Motherfuck him and John Wayne
    Cause I’m Black and I’m proud……”

    (Elvis là người hùng của nhân dân
    Những lão đéo là cái cứt gì trong mắt tao
    Một thằng ngu phân biệt chủng tộc không hơn không kém
    Nói cho nó vuông này
    Địt mẹ lão và thằng John Wayne luôn
    Tao da đen và tao hãnh diện về điều đó.)

    Một điều tuyệt vời ở Public Enemy và trưởng nhóm Chuck D đó là họ luôn kiên định và trung thành với những thông điệp của mình bất kể những thay đổi xu hướng trong Hip Hop. Dưới đây, bạn sẽ được chứng kiến một danh sách đáng nể trong âm nhạc và những thông điệp mạnh mẽ mà nhóm đã để lại cho nền văn hóa này.

    • 1987: Yo! Bum Rush the Show
    • 1988: It Takes a Nation of Millions to Hold Us Back
    • 1990: Fear of a Black Planet
    • 1991: Apocalypse 91… The Enemy Strikes Black
    • 1992: Greatest Misses
    • 1994: Muse Sick-n-Hour Mess Age
    • 1998: He Got Game
    • 1999: There’s a Poison Goin’ On
    • 2002: Revolverlution
    • 2005: New Whirl Odor
    • 2007: How You Sell Soul to a Soulless People Who Sold Their Soul?
    • 2012: Most of My Heroes Still Don’t Appear on No Stamp
    • 2012: The Evil Empire of Everything
    • 2015: Man Plans God Laughs

    Có thể việc gợi nhắc về NWA dưới dạng điện ảnh và bộ phim đầy hứa hẹn về tiểu sử của Tupac Shakur (một bộ phim khác mà tôi chắc chắn sẽ khiến Oprah Winfrey đứng ngồi không yên giống như những gì “Straight Outta Compton” đã làm được) sẽ giúp những người nghe mới và các fan nhỏ tuổi nhận thức được rằng các phong trào Hip Hop không chỉ dừng lại ở những bản trap house hay club banger quanh quẩn trong một phạm vi chật hẹp. Hip Hop thực sự có thể làm trật tự thế giới rung chuyển nếu những tay rapper có trình độ trở lại ngai vàng. Liệu điều đó có thể trở thành hiện thực hay không? Thời gian sẽ trả lời cho tất cả, nhưng một điều chắc chắn là thông điệp vượt thời mà những con người vĩ đại kể trên để lại sẽ luôn là vĩnh cửu.


    Bài viết được biên bởi Eddie Kitts, một blogger hoạt động từ giai đoạn đầu của Hip Hop vào cuối những năm 1990.

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây