More

    HipHop – Đôi khi giáo dục không nằm ở ghế nhà trường

    Năm 2018, tại các trường đại học ở thành phố Khon Kaen, vùng đông bắc Thái Lan, các sinh viên tại đây đã để lại những chai fanta đỏ bên các dải lan can màu trắng trên khắp khuôn viên trường – nơi họ học. Theo một số sinh viên tại đây chia sẻ, đây là đồ dùng để cúng viếng cho vong linh của anh sinh viên xấu số tại đai học Thammasat, người đã bị sát hại trong vụ thảm sát chấn động ngày 6 tháng 10 năm 1976.

    Bất chấp những nỗ lực của phía nhà cầm quyền nhằm làm tan biến đi các sự kiện đã từng xảy ra ngày 6 tháng 10 năm 1976, thì đây vẫn là một vết thương vẫn còn nằm sâu trong ký ức của người Thái nói chung, và sinh viên tại đây nói riêng.

    Tháng 10 năm 2018, video âm nhạc mang tựa đề “ประเทศกูมี” (Prathet Ku Mee), chúng ta có thể hiểu là “Tố cáo việc kiểm duyệt cực đoan” – một sản phẩm của tổ đội RAP AGAINST DICTATORSHIP (RAD). Ca khúc trên đã được đăng tải trên YouTube và ngay lập tức nó như một mồi lửa, thứ lại xát muối vào vết thương nhạy cảm nhất trong quá khứ của Thái Lan

    Xuyên suốt video với mười rapper trẻ đã thay phiên nhau mổ xẻ những gì bất ổn ở đất nước của họ. Camera quay chậm cho thấy lần lượt từng người vỗ ngực tuyên bố bằng vần điệu/ca từ trước đám đông đang hò reo, một đoạn độc tấu ghita ngắn được trang trí quốc kỳ Thái Lan (màu sắc duy nhất của video). Sau đó, gần ở phút thứ 4, camera bắt đầu tiết lộ lý do vì sao đám đông lại reo hò, đó là hình ảnh một đàn ông đang dùng ghế để đập một cái xác bê bết máu. Và vâng, đó chỉ là một màn dàn dựng, trên những gì đã từng diễn ra tại đây. Đó là sự tái hiện của bức ảnh nổi tiếng trong sự kiện ngày 6 tháng 10 năm 1976 ( bức ảnh được chụp bởi Neal Ulevich và đã đoạt giải thưởng cao nhất của Pulitzer).

    Thêm nữa, nếu chú ý kỹ bạn sẽ thấy các rapper trong nhóm đã để lại bí danh từng thành viên trong phần description của video, lướt qua những cái tên này có thể cho ta thấy sự phản đối mang tính châm biếm khá thú vị.

    Ví dụ như “Lady Thanom” “Gentle Prapas”, họ kháy nhẹ tên của nhà độc tài Thống chế Thanom và nhà quân sự Praphas Charusathien, người đã làm dấy lên các cuộc biểu tình của sinh viên tại đại học Thammasat. Hay “HomeBoy Scout”“Kra-Ting Clan”, họ có ý ám chỉ đến kẻ giết người Village Scouts (là tên gọi chung của một phong trào xã hội cánh hữu) và “Red Gaurs” (Hồng vệ quân, hồng ngưu, bò đỏ …. Những người reo hò trong mv). Hay “Kitti Lamar Wuttoe”, đây là Abbott Kittisak Kittiwuttho, người đã tuyên bố rằng việc xuống tay với những người thuộc cảnh tả không phải là một tội lỗi.

    Tất cả những cái tên này là danh sách những người chịu trách nhiệm cho vụ thảm sát tại Đại học Thammasat vào năm 1976. Do đó, video âm nhạc này cũng như một cách hoàn thành điều mà hệ thống giáo dục Thái Lan không thể, hay không dám đề cập đến, vì sách giáo khoa lịch sử trường học không bao giờ nói đến các sự kiện ngày 6 tháng 10.


    Sơ lược sự kiện này 6 tháng 10 năm 1976 tại Thái Lan


    Đó là một sự kiện về cuộc đàn áp vô cùng bạo lực của phía cảnh sát, quân đội Thái Lan, họ đã treo cổ những người chống đối, những sinh viên dám đứng lên biểu tình.
    Ngày 6 tháng 10 năm 1976. Trước khi xảy ra vụ thảm sát, hàng nghìn sinh viên, công nhân đã liên tục tổ chức các cuộc biểu tình chống lại sự trở lại của cựu độc tài Thanom Kittikachorn.

    Theo các báo cáo chính thức cho biết 46 người đã thiệt mạng và 167 người bị thương, trong khi các báo cáo không chính thức cho biết hơn 100 người biểu tình đã bị giết.

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây