More

    Một số album hip-hop hay nhất trong một thập kỷ nhưng lại mắc phải lời nguyền underrated

    Việc thảo luận về những album Hip Hop ‘hay nhất từ ​​trước đến nay’ thực sự luôn là một điều thú vị, nhưng đôi khi đây cũng là một bài tập vô ích. Nó thú vị vì nó buộc bạn phải suy nghĩ và đôi khi phải đánh giá lại, hơn nữa vì cuộc trò chuyện với những người khác có thể khiến bạn khám phá ra một số album tuyệt vời mà bạn có thể đã vô tình bỏ qua. Nhưng điều này đôi lúc cũng khá vô ích vì chắc chắn không phải ai cũng có lượng kiến ​​thức mà bạn mong muốn.

    Không phải ai cũng đều nghe MỌI album Hip Hop từng được phát hành, nhưng điểm khác biệt giữa những người này là một số thường có xu hướng loại bỏ bất cứ thứ gì không quen thuộc ra khỏi tầm mắt (rất nhiều người đều như vậy), còn số khác thì ngược lại

    Và vâng! Ở danh sách này tôi xin được giới thiệu cho những người chỉ quanh quẩn ở 2Pac, Biggie hoặc Kanye hay Kendrick những gương mặt, những âm thanh vô cùng fresh mà vẫn còn đang vẫy vùng ở ‘ngoài kia’. Đây có thể là một điều rất tệ, nhưng biết đâu được là vẫn còn có những người nghe nhạc cởi mở và sẵn sàng khám phá một số bản nhạc Hip Hop không chính thống mà họ chưa từng nghe trước đây. Thứ khiến tôi cảm thấy danh sách này có giá trị.


    Open Mike Eagle – “Dark Comedy” (2014)

    Open Mike Eagle là một nghệ sĩ sinh ra tại Chicago, Los Angeles, người đã cho lên kệ một số album thú vị nhất trong thể loại ‘abstract underground Hip Hop’ vào những năm 2010 – với cách delivery nhẹ nhàng, ca từ trừu tượng và cách sản xuất tập trung vào experimental style.

    “Dark Comedy” là album solo thứ tư của Open Mike Eagle và được cho là album hay nhất của anh ấy cho đến nay. Anh ấy tiếp cận nhiều chủ đề khác nhau với sự hài hước mang nặng tính châm biếm đầy đen tối – cũng như tiêu đề của album. Sự phức tạp của từng giai điệu và ca từ đã mang đến cho ‘Dark Comedy’ nhiều lớp suy nghĩ hơn bất kỳ dự án nào khác trong khỏang thời gian nó ra mắt, và cho đến nay thì nó vẫn còn rất nhiều thứ đang chờ chúng ta giải mã – “Dark Comedy” thực sự là một album có giá trị phát lại vô tận.

    Semi Hendrix – “Breakfast At Banksy’s” (2015)

    Semi Hendrix chính là màn hợp tác giữa nhà sản xuất từng đoạt giải Grammy, Jack Splash, và lyrical emcee huyền thoại Ras Kass – họ đã bắt tay nhau để thực hiện “Breakfast At Banksy’s”, một dự án phải nói là vô cùng xuất sắc.

    Nhưng không may hầu hết mọi người đều bỏ qua nó. Với sản phẩm này Jack Splash đã tạo ra hàng loạt các âm thanh, giai điệu khác nhau cho mọi bản nhạc, duy trì một mức năng lượng ổn định từ đầu cho đến cuối. Và đó cũng là chính xác những gì mà gã chiến binh Ras Kass cần để phù hợp với khả năng của mình. “Breakfast At Banksy’s”, một trong những kho báu được giấu kín nhất trong rap game

    Add-2 – “Prey For The Poor” (2015)

    Prey For The Poor, đây là LP solo đầu tay của ADD-2, một rapper xuất thân từ Chicago kể từ khi anh đặt bút ký hợp đồng với 9th Wonder’s Jamla Records. Là album đầu tay chính thức sau một chuỗi các mixtape xuất sắc – tuy nhiên đây vẫn là một dự án không hề được chú ý

    Nhưng mà này, đừng nhầm lẫn – đây vẫn là một trong những bản phát hành hay nhất trong năm 2015. Add-2 là một nhà viết lời tuyệt vời, với kỹ năng kỹ thuật là không cần phải bàn, đi kèm với nó là tất cả đều chứa đựng những ý thức xã hội cực kỳ cao. Các nhịp điệu vui nhộn được sản xuất bởi những người như Nottz, AMP, 9th Wonder, và chủ yếu là Khrysis, và các khách mời của dự án bao gồm cả những ca sĩ hạng A như Rapsody, Jamila Woods, Sam Trump và Raheem DeVaughn. Để nói thêm, đây là dự án chứa đựng vô số các vấn đề xã hội quan trọng theo cách ‘kích thích tư duy’, một album quan trọng mà nhiều người nên chọn. Đừng ngủ quên với Add-2 nhé

    Project Polaroid – “Project Polaroid” (2006)

    Project Polaroid là sự hợp tác giữa gã thiên tài lập dị Kool Keith và nhà sản xuất TomC3 từ Bay Area. Được ra mắt chính thức vào năm 2006, nhưng đến nay “Project Polaroid” vẫn không được nhiều người để mắt tới. Thật đáng tiếc vì album này rất tuyệt vời – nó tốt hơn một nữa sản phẩm trước đây của Keith, âm thanh được tạo tác bởi TomC3 cực dope và Kool Keith thì có phần lyrics phải nói là thuộc dạng bá đạo trong rap game từ xưa đến nay. “Project Polaroid” là một dự án mà mọi người hầu như đã ngủ quên trên nó, nhưng không bao giờ là quá muộn đâu. Check ngay nào

    UG – “Portals” (2016)

    “Tôi thích khai thác trí tưởng tượng của mọi người. Khi tôi rap, là tôi đang cố gắng làm một bộ phim bằng lời nói của mình…” – US chia sẻ

    Được trang bị khả năng delivery độc đáo, voical gai góc và sự dí dỏm sắc bén, UG đã có thể làm chủ tất cả, đúng như mong muốn của anh khi sản phẩm này của mình lên kệ. Cho dù là có nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình như khi là một phần của Cella Dwellas hay không, rapper Brooklyn đã trở thành một người khổng lồ trong giới underground rap ở NYC kể từ năm 94. Và ở “Portals”, màn ra mắt solo đã được mong đợi từ lâu của anh ấy đã chứng minh chính xác lý do tại sao anh ta xứng đáng có mặt trong danh sách này

    Là một hành trình gồm 14 ca khúc, tất cả đều là những thứ UG đặt ra để đạt được — một bầu không khí giống như một bộ phim; thứ được thể hiện rõ ràng nhất là trong đĩa đơn chính, “The Mystic”, cùng cách chơi chữ khó đỡ và màn trình diễn đầy kỹ thuật của anh. Còn ở những track khác đầy khó chịu và siêu tởm như “Ready for War” cũng là những sản phẩm mà bạn không nên bỏ qua

    J-Live – “The Best Part” (2001)

    Đây là một trong những album Hip Hop bị bỏ qua một cách thảm hại nhất từ ​​trước đến nay, nhưng sự thật thì nó dễ dàng là một trong những album hay nhất của những năm 2000, tôi không phóng đại đâu. The Best Part được thu âm từ năm 1996 đến 1999, với khâu sản xuất được thực hiện bở Prince Paul, DJ Premier và Pete Rock. Do các vấn đề về nhãn mác, thì mãi đến năm 2001, album này cuối cùng mới được phát hành. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, nó đáng để chờ đợi.

    J-Live là một nghệ sĩ tuyệt vời, với dòng flows tuyệt vời đầy uyển chuyển và cách delivery cũng như lyrics đáng nghe. “Yes”, “Don’t Play”, “True School Anthem”, “Got What It Takes”, “Braggin Writes” “Can I Get It” chỉ là sáu trong số những bài hát mà bạn phải lắng nghe trong album này. Được những người trong cuộc hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng đáng buồn là lại bị lượng khán giả bên ngoài bỏ qua, “The Best Part” đơn giản là thứ cần phải có đối với bất kỳ tín đồ Hip Hop

    ANKHLEJOHN & Big Ghost Ltd – “Van Ghost” (2018)

    “Van Ghost” là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Mỗi ca khúc trong dự án này đều được đặt tên theo những bức tranh của danh họa Van Gogh, lời nhạc của ANKLEJOHN còn dựa trên một số khía cạnh của từng bức tranh cụ thể và âm thanh do Big Ghost tạo ra được thực hiện rất sát với phong cách nghệ thuật của họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan.

    Tương tự như việc nhìn vào một bức tranh đẹp, có rất nhiều thứ để giải mã, như khi nghe “Van Ghost” và mỗi người nghe có thể có được cho mình một điều gì đó khác biệt – đó được gọi là trải nghiệm. “Bầu không khí” hay sự “ám ảnh” là những tính từ được sử dụng khá nhiều khi mô tả những album như thế này, nhưng trong trường hợp của “Van Ghost”, thì chúng phù hợp một cách hoàn hảo.

    Kool Keith – “Feature Magnetic” (2016)

    Kiểm soát chất lượng sản phẩm chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu của Kool Keith. Gã ta đã phát hành khoảng 60 dự án kể từ lần ra mắt với Ultramagnetic MCs vào năm 1988, và chính xác thì không phải tất cả những dự án này đều ‘đáng có’ do số lượng lớn các sản phẩm Kool Keith phát hành trong những năm qua, mọi người luôn có xu hướng loại bỏ chúng như một thứ rác rưởi. Tuy nhiên, điều đó không hề chính xác – có rất nhiều viên ngọc quý ẩn chứa trong danh mục âm nhạc dài loàng của gã, từ “Dr. Octagon” (1996), “Sex Style” (1997) và “First Come, First Served” (1999) là những tác phẩm kinh điển rõ ràng không thể chối cãi, và sau đó là những sản phẩm như “Big Time” (1996), “Masters Of Illusion” (2000), “Diesel Truckers” (2004), “Project Polaroid” (2006), “Sex Style: The Unreleased Archives” (2007) và “Moosebumps: An Exploration Into Modern Day Horripilation (2018) … đều là những album xuất sắc.

    Cũng như vậy, Feature Magnetic là một trong những dự án tốt hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Giống như hầu hết các bản phát hành của Kool Keith, bản này vẫn bị mọi người bỏ qua trước cả khi nó được phát hành, chỉ vì đơn giản nó được tạo ra bởi gã lập dị Kool Keith.

    Nhưng thực tế là “Feature Magnetic” thực sự rất hay. Nhịp điệu thô (chủ yếu do chính Kool Keith sản xuất) và những giai điệu vui nhộn xuyên suốt album đôi khi chứa đựng đôi ba dòng lyrics mang tâm thức khá kỳ lạ. Một điểm mạnh khác của album này là ở phần khách mời, tất cả đều rất ăn ý với Kool Keith như MF DOOM, Godfather Don, Craig G, Bumpy Knuckles, Slug, Edo G, Sadat X và Ras Kass. Chốt, “Feature Magnetic” là tác phẩm xuất sắc nhất của Kool Keith và là bản phát hành hay nhất của gã trong thập kỷ này.

    Lee Reed – “Before & Aftermath” (2018)

    Lee Reed là một cựu binh đáng kính của nền âm nhạc indie tại Canada. Trong hơn 20 năm với 8 album, anh ấy đã bùng nổ tại các sân khấu và phòng thu, để tạo cho mình một thương hiệu không thể nhầm lẫn được. Với khởi đầu là người phát ngôn cho ban nhạc punk-hop huyền thoại Warsawpack, rồi thông qua sự nghiệp solo tiếp tục phát triển cho đến ngày nay, Reed vẫn cam kết đấu tranh cho cách mạng, tạo ra một di sản âm nhạc nói lên tiếng nói chính trị chống áp bức thông qua Hip Hop

    “Before & Aftermath” chính là album đầu tiên của Reed trên nhãn Strange Famous của Sage Francis. Theo như Francis nói về Reed: “Hip Hop chính trị thường được xem như một trò lố hoặc như kiểu mấy tay hát rong đang tìm kiếm chổ đứng nhất định cho mình, nhưng với Lee Reed thì phải xem lại đấy”

    Tomura
    Tomura
    Founder of Gangs World

    Bài viết gần đây

    Chủ đề liên quan

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây